Luận Văn Đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chúng ta đang chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn thực hiện được mục tiêu đã đề ra thì năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung cũng như của từng doanh nghiệp, từng sản phẩm nói riêng phải không ngừng được nâng cao.
    Thực chất cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là phần lớn các doanh nghiệp nông nghiệp. Muốn nâng cao được sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam thì cổ phần hoá một bộ phận các doanh nghiệp nhà nước(DNNN) được coi là một trong những giải pháp quan trọng. Đảng và Nhà Nước ta đã chủ trương thực hiện quá trình này từ đầu thập niên 90, cho đến nay thì đã trải qua bốn giai đoạn. Giai đoạn 1992-1996 thực hiện thí điểm theo quyêt định số 220/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ). Giai đoạn 1996-1998 triển khai thực hiện cổ phần hoá một bộ phận DNNN theo tinh thần Nghị Định 28/CP của Chính Phủ. Giai đoạn 1998-2001 đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN theo Nghị Định 44/1998/NĐ_CP. Giai đoạn mới, giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP. Cổ phần hoá DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm huy động thêm nguồn vốn của xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo động lực mạnh mẻ, cơ chế quản lí năng động nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước cung cấp như của toàn xã hội, nhằm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên trường quốc tế. Sau hơn 10 năm thực hiện với kết quả tích cực chủ trương ngày càng có sức sống, cơ chế chính sách ngày càng được điều chỉnh, bổ sung hợp lí hơn và hoàn thiện hơn. Cổ phần hoá DNNN là một nhu cầu, một thực tế khách quan trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các công ty cổ phần sẻ là loại hình doanh nghiệp phổ biến do thu hút được nguồn vốn rộng rãi trong xã hội, tách được quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Xét một cách toàn diện thì cổ phần hoá DNNN đã đem lại lợi ích rõ rệt cho người lao động, cổ đông, Nhà nước và xã hội. Thông qua cổ phần hoá vốn Nhà nước không những được đảm bảo mà còn được tăng thêm. DNNN có nhiều cơ hội huy động vốn trong xã hội để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất. Sau 3 năm triển khai thực hiện nghị quyết lần thứ 3 hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN việc thực hiện cổ phần hoá nói riêng và đổi mới DNNN nói chung đã có những chuyển biến tích cực. Các cơ chế chính sách được ban hành đã sớm phát huy được hiệu quả, tạo ra được động lực quan trọng và kết quả đáng ghi nhận trong tiến trình cổ phần hoá DNNN. Tuy nhiên qua quá trình cổ phần hoá DNNN đã xuất hiện nhiều tồn tại hạn chế cần sớm được khắc phục ., tốc độ cổ phần hoá đang diễn ra khá chậm mà một trong những nguyên nhân chủ yếu chính là những “rào cản”, vì thế việc xác định cụ thể chính xác những “rào cản” trong tiến trình cổ phần hoá DNNN là hết sức cần thiết để từ đó đưa ra những giải pháp hợp lí nhằm hạn chế bớt những “rào cản” làm chậm tiến trình cổ phần hoá DNNN nói riêng cũng như chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta nói chung.
    Nội dung đề án được chia làm các phần chính sau:
    I). Khái niệm cổ phần hoá và cổ phần hoá DNNN.
    II). Cơ sở lí luận và thực tiễn cổ phần hoá DNNN.
    III).Tiến trình cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam.
    IV). Đánh giá chung về tiến trình cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam.
    V). Mục tiêu cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam.
    VI). Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...