Luận Văn Dạy kiểu bài cung cấp lý thuyết về từ loại qua phân môn luyện từ và câu lớp 3

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu



    Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và cho bậc tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề cải cách giảng dạy là mối quan tâm chúng của toàn xã hội. Đã có nhiều những cải cách giảng dạy mới được đưa vào giảng dạy ở trường học. Chính sự đổi mới phương pháp giáo dục ở bậc Tiểu học sẽ góp phần quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục là đào tạo con người mới, con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có kỷ luật, có năng suất cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

    Xu hướng đối mới của phương pháp dạy học ở bậc tiểu học là làm sao để giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức, mà còn là người tổ chức, định hướng cho học sinh hoạt động, để học sinh huy động vốn hiểu biết để chiếm lĩnh tri thức mới. Làm sao để người thầy là người chỉ đạo, học sinh hoạt động tích cực nhiều hơn. Trong phạm vi môn Tiếng việt ở Tiểu học nhiều cơ hội về phương pháp, về nội dung kiến thức được đặt ra từ thực tế lên lớp, đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm lời giải đáp nhằm phục vụ yêu cầu giảng dạy.

    Xuất phát từ mục đích đó mà trong từng môn học, tiết học, cần phải biết vận dụng, kết hợp, đưa vào những phương pháp dạy học sao cho phù hợp, đấy là vấn đề thiết thực hưởng ứng cuộc vận động sâu rộng trong toàn ngành về đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học.

    1- Lý do chọn đề tài:

    1.1/ Hiện nay để hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi Bộ giáo dục và đào tạo triển khai đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục - đào tạo. Xu hướng phát triển chương trình và đổi mới về sách giáo khoa của giáo dục phổ thông nói chung, ở Tiểu học nói riêng theo 4 cột trụ giáo dục của thế kỷ XXI do UNESCO đề xướng: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình. Chương trình Tiểu học mới nhằm kế thừa và phát triển những thành tựu, khắc phục những tồn tại của chương trình cũ. Đây là chương trình sẽ được áp dụng thống nhất trong cả nước để góp phần thực hiện bình đẳng trong giáo dục. Cùng với những đổi mới về nội dung dạy học là sự đổi mới về phương pháp dạy học và tăng cường thời lượng dạy học ở tiết học nhằm khuyến khích các trường, lớp dạy học nhiều hơn 5 buổi trên tuần tiến tới dạy 2 buổi trên ngày.

    Chương trình tiểu học 2000 tập trung vào cách học điều này đòi hỏi phải đổi mới cấu trúc và cách thể hiện nội dung sách giáo khoa. Những dấu hiệu đổi mới phương pháp dạy học là học sinh phải hoạt động. Như vậy, nội dung học rất đơn giản đòi hỏi người học phải tự tìm tòi khám phá, chiếm lĩnh và vận dụng.

    Chương trình giáo dục Tiểu học khuyến khích giáo viên phải sử dụng đúng lúc, đúng mức, đúng chỗ các phương pháp dạy học truyền thống cũng như các phương pháp dạy học hiện đại. Để phát huy tối đa các mặt mạnh và từng phương pháp sự phối hợp các phương pháp dạy học, đổi mới đồng bộ về nội dung, về sách và thiết bị dạy học về nâng cao trình độ của giáo viên

    1.2/ Khái niệm ngữ pháp mang tính trừu tượng và khái quát cao. Việc tìm hiểu vốn từ của học sinh Tiểu học là việc làm cần thiết. Luyện từ và câu là một phân môn khó, ít lôi cuốn học sinh Tiểu học. Đây chính là khó khăn trong qúa trình hình thành ngữ pháp ở học sinh. Quá trình hình thành các khái niệm ngữ pháp cũng đồng thời là quá trình học sinh nắm những thao tác tư duy. Những học sinh gặp khó khăn trong việc tách ý nghĩa ngữ pháp của từ ra khỏi ý nghĩa của từ vựng của nó, không đối chiếu được từ và tập hợp được chúng một nhóm theo những dấu hiệu nội dung, bản chất sẽ gặp khó khăn trong việc hình thành khái niệm và sẽ bị mắc lỗi.

    Để học sinh nắm được những khái niệm ngữ pháp thuận lợi cần đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa hình thức và nội dung khi dạy ngữ pháp đây cũng là một vấn đề khó đối với giáo viên, phải làm thế nào để giúp học sinh nhận ra được dấu hiệu nội dung và dấu hiệu hình thức của hiện tượng ngữ pháp được nghiên cứu đồng thời nắm được chức năng của nó trong lời nới.

    Việc hình thành kỹ năng nghe, đọc, nói, viết là một mục tiêu của phân môn luyện từ và câu giúp cho học sinh có điều kiện và phương tiện cần thiết trong học tập. Việc hình thành kỹ năng này là chìa khoá cho sự phát triển nhận thức đúng đắn. Nắm được ngôn ngữ lời nói cũng là điều thiết yếu của việc hình thành tích cực xã hội hoá của nhân cách. Mục đích dạy luyện từ và câu cũng nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về từ vựng, ngữ pháp để thực hiện tư tưởng, tình cảm trong hình thức nói và viết.

    Kết quả học tập củ học sinh phản ánh chất lượng của một nền giáo dục để học sinh học tốt thì giáo viên phải dạy tốt. Trên cơ sở nắm vững nội dung chương trình người giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành hoạt động học để chiếm những tri thức. Như vậy, mỗi giáo viên phải tự biến quá trình dạy học của giáo viên thành quá trình tự học của học sinh, biết dạy học sinh cách học và tự học. Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải có một trình độ sư phạm lành nghề, luôn luôn tìm tòi, sáng tạo, có phát kiến mới trong dạy học, nắm vững nội dung kiến thức lớp mình, trang bị cho mình một kiến thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính năng động và chủ động của học sinh, tạo cho học sinh khả năng làm việc độc lập và tự giải quyết các tình huống nảy sinh trong cuộc sống.

    1.3/ Để thực hiện được kết quả dạy học như mong muốn, phù hợp với xu thế hiện đại của thế giới thì chương trình Tiếng việt năm 2000 đã đổi mới. Theo quan niệm mới thì chương trình tiểu học là sự cụ thể hoá mục tiêu giáo dục tiểu học bằng một kế hoạch hoạt động sư phạm. Mục tiêu cuối cùng của chương trình Tiểu học năm 2000 nhằm đem lại.

    - Chất lượng mới cho phổ cập tiểu học trong đó tập trung vào:

    + Các kỹ năng cơ bản về đọc, viết, tính toán và các cơ sở ban đầu

    + Trình độ học tập toàn diện, thiết thực ở Tiểu học.

    + Các năng lực chủ chốt để bước đầu thích ứng với cuộc sống.

    - Phương pháp học tập dựa trên các hoạt động tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm: Thay đổi cơ bản về cách dạy thụ động hiện nay; nâng cao hiệu quả đào tạo con người, đặc biệt về phương pháp suy nghĩ, làm việc khoa học đổi mới và sáng tạo.

    - Góp phần bước đầu hình thành và phát triển hệ thống giá trị con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

    Dạy Tiếng việt trong đó có luyện từ và câu thông qua hoạt động giao tiếp nhằm đạt được mục tiêu đề ra là một trong những nguyên tắc chỉ đạo của việc xây dựng chương trình mới vì vậy để khắc phục những hạn chế của chương trình cũ và đáp ứng những yêu cầu của xã hội Bộ GD&ĐT đã chủ trương soạn thảo và đưa vào nhà trường bộ sách giáo khoa mới và chương trình 2000 trong đó có sách giáo khoa môn Tiếng việt và được thực hiện dạy trên khắp đất nước.

    Là người làm công tác quản lý bản thân tôi thấy cần phải tìm hiểu và nắm vững nội dung chương trình, sách giáo khoa đặc biệt là chương trình 2000 để trang bị ngày càng nhiều hơn cho mình vốn kiến thức từ đó thực hiện tốt công tác quản lý nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của chương trình mới đề ra.

    Qua việc tìm hiểu nội dung sách giáo khoa đặc biệt là phân môn luyện từ và câu lớp 4 bản thân tôi cũng được trao đổi thêm vốn kiến thức Tiếng việt có thêm những nhận định cụ thể (Ưu điểm, tồn tại) của sách giáo khoa để bộ sách hoàn thiện hơn.

    Với lýdo cơ bản trên đây nên tôi đã chọn đề tài: “Dạy kiểu bài cung cấp lý thuyết về từ loại qua phân môn luyện từ và câu lớp 3 - Chương trình năm 2000”.

    Qua nghiên cứu đề tài này bản thân đã định ra được mục đích sau:

    + Tìm hiểu nội dung luyện từ và câu chương trình lớp 3 để thấy được sự thay đổi so với chương trình 165 tuần kể cả nội dung cấu trúc phương pháp.

    + So sánh nội dung giữa các lớp trong cùng một chương trình để thấy tính liên tục và sự kế thừa các nội dung Tiếng việt ở các lớp tiểu học.

    + Thấy được những ưu điểm, những bất cập, bất hợp lý (nếu có) của sách giáo khoa Tiếng việt chương trình 2000 và đề ra phương pháp dạy học phù hợp với mục đích yêu cầu của từng bài học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...