Thạc Sĩ Day học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng lực tự học ở học sinh lớp 10

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    PHẦN MỞ ĐẦU

    1 - Lý do chọn đề tài


    1.1. Thế kỉ XX đã trôi qua, cả nhân loại đang bước vào thế kỉ mới. Một trong những đặc điểm cơ bản của thế kỉ này là cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang phát triển như vũ bão, thời đại của nền “kinh tế tri thức” đã và đang dẫn đến sự bùng nổ thông tin.
    Trước tình hình đó, để hội nhập với xu thế phát triển chung của thế giới, của thời đại, một yêu cầu hết sức cấp bách đang đặt ra với nền giáo dục nước ta là: phải liên tục đổi mới, hiện đại hóa nội dung và phương pháp dạy học. Mục đích cuối cùng là để từng cá nhân, mỗi cá thể, mỗi công dân tự mình có ý thức tạo được một cuộc cách mạng học tập trong bản thân mỗi con người.
    Nhà trường phải giúp cho từng HS thay đổi triệt để quan niệm và phương pháp học tập phù hợp với yêu cầu của thời đại - thời đại mà mỗi người phải học tập suốt đời. Để học tập không ngừng, học tập cả đời, mỗi người phải biết cách tự học, biết phát huy cao độ tiềm năng của bản thân. Vì vậy, tự học là một vấn đề cốt lõi thuộc mục tiêu của giáo dục hiện đại.
    Tiến hành một cuộc cách mạng học tập trong nhà trường và trong bản thân mỗi người phải là một chiến lược cấp bách của thế kỉ XXI. Trong cuộc cách mạng ấy, chiến lược cốt lõi là cuộc cách mạng về phương pháp. Hiện nay, sự chuyển biến về phương pháp dạy học ở trường phổ thông, phương pháp đào tạo ở trường sư phạm chưa có sự rõ rệt, phổ biến vẫn là cách dạy thông báo các kiến thức có sẵn, cách học thụ động.
    Mặc dù trong những năm gần đây đã có nhiều sự chuyển biến về phương pháp, nhiều GV đã tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động tự chiếm lĩnh tri thức mới. Nhưng kết quả đạt được vẫn còn hạn chế.

    Trước sự thay đổi, sự tiến bộ của xã hội như vậy thì việc dạy và học một cách thụ động sẽ không đáp ứng được những yêu cầu của xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sự thách thức đòi hỏi phải thay đổi về phương pháp dạy và học. Đây không phải là vấn đề riêng của nước ta mà là vấn đề đang được quan tâm trên mọi quốc gia trong việc phát triển nguồn lực con người phục vụ các mục tiêu kinh tế – xã hội.
    1.2. Cuộc cách mạng về phương pháp đã và đang diễn ra liên tục và mang tính toàn cầu. Ở Việt Nam, đổi mới phương pháp trong những năm gần đây đang trở thành vấn đề được quan tâm đặc biệt trong nhà t rường. Phương pháp dạy – học văn cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Làm sao tạo được bước chuyển mang lại hiệu quả mạnh mẽ, toàn diện trong dạy – học văn đang là nỗi lo, nỗi trăn trở của các nhà phương pháp. Thực tế việc dạy văn nói chung, việc dạy văn học sử (VHS) nói riêng vẫn còn nằm trong cách dạy, cách học cũ không phát huy được năng lực của học sinh. Cách dạy văn hiện nay vẫn là lối dạy thuyết trình, kết quả đánh giá tùy thuộc vào khả năng tái hiện lượng kiến thức nhiều hay ít theo lời thầy giảng hoặc t heo sách giáo khoa. Do đó, khả năng độc lập, tìm tòi sáng tạo của HS không có cơ hội phát
    triển.

    Đối với các bài học VHS, do đặc thù của bài nên nhiều GV chưa có sự đầu tư đúng mức để HS thực sự quan tâm. Phương pháp tái hiện kiến thức, thuyết trình vẫn chiếm đa số trong các bài dạy. Vì vậy, dẫn tới tình trạng HS thờ ơ với bài giảng, thụ động, ngại tư duy. Từ đó, vô hình chung đã làm mất đi khả năng tự học, tự nghiên cứu của HS. Quá trình dạy – học văn trong nhà trường nói chung và dạy các bài VHS nói riêng đang đổi mới cơ bản về nội dung và phương pháp dạy học, để từng bước khắc phục tình trạng HS thụ động trong lĩnh hội tri thức, khẳng định vai trò HS là trung tâm, của quá trình dạy – học, HS là bạn đọc sáng tạo. Vậy làm như thế nào để tiếp cận được mục đích

    giáo dục? Làm thế nào để phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học? Đó là những vấn đề cụ thể đang cần tìm được lời giải đáp của các nhà sư phạm chúng ta.
    Đối với các bài VHS, làm thế nào để HS không thờ ơ với bài giảng, hứng thú say mê tìm hiểu? Làm thế nào để HS rèn luyện được những thói quen tốt trong học tập? Làm thế nào để HS hiểu rõ hơn về nền văn học Việt
    Nam?

    Vì vậy, đặt vấn đề hình thành thói quen tự học cho HS THPT qua các bài VHS là một việc làm cần thiết, sát thực, đúng với xu thế đổi mới phương pháp, phù hợp với chiến lược “phát huy nội lực của người học”, đáp ứng mục tiêu của giáo dục, như nghị quyết II của Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã ghi: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện hình thành nếp tư duy sáng tạo của người học, phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân .”
    Một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học lịch sử văn học trong nhà trường là hình thành năng lực tự học cho HS qua từng bài học. Đó là lí do khiến chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu





    MỤC LỤC

    Phần mở đầu 3


    1. Lí do chọn đề tài 3

    2. Lịch sử vấn đề .5

    2.1. Tự học trong nhà trường nói chung 5

    2.2. Tự học trong môn Ngữ văn 7

    2.3. Tự học đối với bài học văn học sử 8

    3. Mục đích nghiên cứu .9

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 10

    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .10

    6. Phương pháp nghiên cứu .10

    7. Bố cục luận văn .11

    Phần nội dung 12

    Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hình thành năng lực tự học cho HS trong giảng dạy văn học sử ở THPT .12
    1.1. Cơ sở lí luận 12

    1.1.1. Khái niệm tự học .12

    1.1.2. Khái niệm năng lực tự học .14

    1.1.2.1. Đặc điểm và bản chất của hoạt động tự học .18

    1.1.2.2. Điều kiện để tự học có hiệu quả .22

    1.1.3. Tự học đối với các bài học về văn học sử trong SGK .26

    1.1.3.1. Mục tiêu của bài học văn học sử 26

    1.1.3.2. Nội dung của bài học văn học sử 26

    1.1.3.3. Hình thức của bài học văn học sử .26

    1.1.3.4. Hình thành năng lực tự học cho HS theo các kiểu bài văn học sử .26

    1.2. Cơ sở thực tiễn 28

    1.2.1. Tình hình tự học các bài học về văn học sử của HS THPT .28



    1.2.1.1. Về tinh thần tự học các bài học văn học sử của HS THPT 28

    1.2.1.2. Về hoạt động tự học bài học văn học sử của HS THPT .29

    1.2.2. Thực trạng về dạy học văn học sử theo hướng hình thành năng lực tự học

    cho HS 30

    1.2.2.1. Đối với GV .30

    1.2.2.2. Đối với HS 31

    Chương II: Những biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự học qua các bài học văn học sử 32
    2.1. Biện pháp 1: Hình thành năng lực nhận diện các loại văn bản trong SGK

    Ngữ văn 10 33

    2.2. Biện pháp 2: Hình thành kĩ năng phát hiện ghi nhớ các nhận định của SGK

    về lịch sử văn học .37

    2.3. Biện pháp 3: Hình thành kĩ năng làm các bài tập nâng cao về văn học sử

    trong SGK Ngữ văn 10 43

    2.4. Biện pháp 4: Đổi mới giờ học văn học sử theo hướng tổ chức HS trình bày

    kết quả tự học 51

    Chương III: Một số thiết kế bài học văn học sử theo hướng dạy cách tự học .5 8
    3.1.Thiết kế bài học “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” 58

    3.2. Thiết kế bài học “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ

    XIX” 6 2

    3.3. Thiết kế bài học “Nguyễn Du” .73

    Phần Kết luận 78

    Tài liệu tham khảo .81
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...