Tiến Sĩ Dạy học tương tác trong môn Toán ở trường Trung học phổ thông qua chủ đề Phương trình và

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/7/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU1
    Chương 1. DẠY HỌC TƯƠNG TÁC TRONG MÔN TOÁN 6
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về dạy học tương tác6
    1.1.1. Những kết quả nghiên cứu trên thế giới 6
    1.1.2. Những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam 11
    1.1.3. Thực tiễn về dạy học tương tác trong môn Toán ở trường Trung học phổ thông hiện nay 16
    1.2. Dạy học tương tác 20
    1.2.1. Dạy học và quá trình dạy học 20
    1.2.2. Tương tác 21
    1.2.3. Quan niệm về dạy học tương tác 22
    1.2.4. Cơ sở khoa học của dạy học tương tác 23
    1.2.5. Các nhân tố trong dạy học tương tác 24
    1.2.5.1. Người học – người làm việc chủ động 24
    1.2.5.2. Người dạy – người hướng dẫn, trợ giúp 26
    1.2.5.3. Môi trường - ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình dạy học 29
    1.2.6. Sự tương tác giữa các nhân tố trong dạy học tương tác 41
    1.3. Hoạt động giao tiếp toán học48
    1.3.1. Phương tiện biểu đạt 48
    1.3.2. Phương thức giao tiếp 49
    1.4.
    Mối quan hệ giữa dạy học tương tác với các phương pháp dạy 51 học khác
    Kết luận chương 1 55
    Chương 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC TƯƠNG TÁC TRONG MÔN TOÁN Ở
    TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
    2.1. Tổ chức dạy học tương tác56
    2.1.1. Khái niệm tổ chức dạy học tương tác 56
    2.1.2. Các yêu cầu đối với việc tổ chức dạy học tương tác. 57
    2.1.3. Đặc trưng của việc tổ chức dạy học tương tác. 58
    2.2. Các giai đoạn tổ chức dạy học tương tác60
    2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị 60
    2.2.2. Giai đoạn thực hiện dạy học tương tác 66
    2.2.3. Giai đoạn kiểm tra đánh giá kết quả học tập 74
    2.3. Hình thức tổ chức dạy học tương tác môn Toán ở trường Trung học phổ
    thông
    2.3.1. Học cá nhân 75
    2.3.2. Học theo nhóm 76
    2.3.3. Học theo lớp 76
    2.4. Kỹ thuật dạy học tương tác môn Toán ở trường Trung học phổ thông
    2.4.1. Kỹ thuật tổ chức hoạt động dạy học 78
    2.4.2. Kỹ thuật tạo tình huống gợi vấn đề 87
    2.4.3. Kỹ thuật sử dụng câu hỏi 88
    2.4.4. Kỹ thuật đánh giá 92
    2.4.5. Kỹ thuật sử dụng phương tiện dạy học 94
    2.5. Công nghệ thông tin trong dạy học tương tác94
    2.5.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học tương tác 94
    2.5.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tương tác
    95 Kết luận chương 2 103
    Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC TƯƠNG TÁC TRONG MÔN
    TOÁN QUA CHỦ ĐỀ PHƯƠNG TRÌNH VÀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH
    3.1. Chủ đề Phương trình và Bất phương trình trong môn Toán ở
    trường Trung học phổ thông
    3.1.1. Vị trí, vai trò của Phương trình và Bất phương trình 104
    3.1.2. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng 105
    3.1.3. Tiềm năng dạy học tương tác chủ đề Phương trình và Bất phương trình 106
    3.2. Định hướng xây dựng và thực hiện các biện pháp107
    3.3. Một số biện pháp dạy học tương tác chủ đề phương trình và bất
    phương trình
    3.3.1. Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập hứng thú, thân thiện và hợp tác
    trong quá trình dạy học.
    3.3.2. Biện pháp 2: Tạo cơ hội cho học sinh được hoạt động, được giao
    tiếp, được thể hiện năng lực của bản thân.
    3.3.3. Biện pháp 3: Tạo tình huống dạy học tương tác khi sử dụng các
    phương pháp dạy học tích cực
    3.3.4. Biện pháp 4: Thực hiện các giai đoạn tổ chức dạy học tương tác 123
    Kết luận chương 3 126
    Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM127
    4.1. Khái quát quá trình thực nghiệm
    4.1.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm 127
    4.1.2. Đối tượng thực nghiệm 127
    4.1.3. Nội dung thực nghiệm 127
    4.1.4. Tiến trình thực nghiệm 130
    4.1.5. Đo đạc và xử lý số liệu 134
    4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm139
    4.2.1. Kết quả thực nghiệm vòng 1 139
    4.2.2. Kết quả thực nghiệm vòng 2 143
    Kết luận chương 4 151
    KẾT LUẬN 152
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
    CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    153
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
    PHỤ LỤC 162
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, Nghị quyết Đại hội XI
    của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: "Trong quá trình giáo dục phải kiên trì
    nguyên tắc lấy HS làm trung tâm. Việc thay đổi phương pháp dạy và học là một
    công việc to lớn, khó khăn, phức tạp, tác động đến tất cả các khâu từ nội dung,
    chương trình, SGK, trình độ đào tạo, thi cử, đến đánh giá, kiểm định chất lượng.
    Đây là công việc liên quan tới tất cả các bộ phận cấu thành của giáo dục nên cần
    có sự đổi mới đồng bộ từ nội dung đến phương pháp để đạt được mục đích đổi mới
    căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo”[98]. Do đó, nhiệm vụ đặt ra đối với GV là
    phải đổi mới PPDH, nhằm phát huy được tính tích cực học tập của HS, tăng cường
    khả năng tự học, tự khám phá, đáp ứng yêu cầu đào tạo con người mới như mục tiêu
    giáo dục đã đề ra. Hơn nữa, cùng với đà phát triển không ngừng của nền kinh tế tri
    thức, việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo càng cần phải đi vào chiều sâu.
    Trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành
    bằng những HĐ thuần tuý cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp giữa thầy và
    trò, trò và trò, tạo nên sự tương tác, mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con
    đường đi tới những tri thức mới. Thông qua sự tương tác, thảo luận, tranh luận tập
    thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ,
    các thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết
    bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới. Bằng cách nói ra những điều
    đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra,
    thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau
    chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động; các em còn học được ở bạn tri thức, kĩ
    năng và còn được rèn luyện phong cách sống hòa nhập, biết lắng nghe, biết phê
    phán, biết tham gia.
    DHTT là một hướng đi mới trong đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay.
    Trong cuốn “Giáo dục – một kho báu tiềm ẩn” do Giắc Đờ-lo làm tổng chủ biên, tác
    giả đã đưa ra nhận định đi vào thế kỷ mới quan hệ thày trò (phương pháp tương tác thày trò) giữ vai trò trung tâm trong nhà trường. Vai trò của sự tương tác còn được
    thể hiện trong tác phẩm “Dạy học và PPDH trong nhà trường”, tác giả Phan Trọng
    Ngọ đã ví tri thức được nảy sinh từ sự tương tác giống như “lửa không được phát
    sinh từ cái bùi nhùi hay từ các viên đá mà được nảy sinh khi các viên đá được cọ
    sát vào nhau”[61, tr. 295]. Khi viết lời tựa cho tác phẩm “Tiến tới một phương pháp



    SPTT” của hai tác giả Jean- Marc Denommé & Madeleine Roy, nhà khoa học Phạm
    Minh Hạc đã nhấn mạnh: “Sự tương tác hỗ trợ, cùng nhau hợp tác đi vào con
    đường tiếp thu, lĩnh hội các tri thức, kỹ năng, thái độ thành vốn sống, ăn nhập vào
    vốn kinh nghiệm của bản thân, tạo nên một tiềm năng và tiếp đó thành nhân cách,
    thành năng lực HĐ của từng người – thành người, làm người và ở đời.”[38, tr. 12]
    Trong quá trình dạy học hiện đại, quan hệ tương tác hết sức được xem trọng.
    Xét ở góc độ nào đó, nó phải được nhìn nhận như một nguyên tắc then chốt của dạy
    học hiện đại. Tức là cho dù đối tượng dạy học là ai, nội dung dạy học là gì, thì để
    dạy và học tốt được đều phải có sự tương tác tích cực giữa người học với các nhân
    tố của quá trình dạy học. Trong quá trình dạy học môn Toán ở trường THPT hiện
    nay, đã thể hiện được sự tương tác trong dạy học, nhưng chưa rõ nét, hầu hết là
    tương tác một chiều giữa thầy – trò. Sự tác động qua lại giữa người học – môi
    trường còn mờ nhạt. Vậy DHTT trong môn Toán có thể áp dụng một cách phù hợp
    ở trường THPT của nước ta hiện nay không? Vai trò của người dạy, người học, môi
    trường trong DHTT như thế nào? Sử dụng các biện pháp nào để DHTT đạt hiệu
    quả? Đó còn là câu hỏi cần có lời giải đáp thỏa đáng.
    PT và BPT là một trong những nội dung cơ bản của chương trình Toán phổ
    thông. Đây cũng là một nội dung quan trọng nhằm rèn luyện trí tuệ cho HS. Tìm các
    cách giải khác nhau của một PT hay BPT sẽ giúp HS linh hoạt trong lựa chọn
    phương pháp giải các bài toán thuộc nội dung này. Điều đó kích thích tư duy biện
    chứng, tư duy sáng tạo cho các em. Tuy nhiên, PT và BPT nếu đi sâu cũng là một
    nội dung khó, cần có PPDH thích hợp để đem lại hiệu quả cao. Vận dụng DHTT
    trong dạy học chủ đề PT và BPT có thể giúp HS tích cực hóa việc học của mình.
    Trong trào lưu đổi mới PPDH hiện nay, có nhiều PPDH tích cực đã được áp dụng trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông nhưng chưa có công trình nào nghiên
    cứu việc DHTT với chủ đề PT và BPT.
    Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là : "DHTT trong môn Toán
    ở trường THPT qua chủ đề PT và BPT” với mong muốn đưa đề tài nghiên cứu này áp
    dụng vào thực tiễn, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường THPT.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về DHTT và thực tiễn DHTT, đề
    xuất một số biện pháp DHTT trong môn Toán qua chủ đề PT và BPT nhằm góp
    phần nâng cao hiệu quả dạy học Toán ở trường THPT.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Toán ở trường THPT .
    - Đối tượng nghiên cứu: Quá trình DHTT môn Toán ở trường THPT.
    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu đề xuất được một số biện pháp DHTT trong môn Toán phù hợp với thực
    tiễn dạy học ở trường THPT thì có thể giúp HS học tập tích cực, chủ động và sáng
    tạo, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở trường THPT.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về DHTT, mối quan hệ giữa DHTT với
    các PPDH khác và việc vận dụng DHTT trong môn Toán.
    - Đưa ra những yêu cầu cần thực hiện trong các giai đoạn tổ chức DHTT
    trong môn Toán ở trường THPT.
    - Đề xuất một số biện pháp DHTT trong môn Toán qua chủ đề PT và BPT.
    - TN sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp
    DHTT đã đề xuất thông qua dạy học chủ đề PT và BPT ở trường THPT.
     
Đang tải...