Thạc Sĩ Dạy - học truyện cười trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Lan Chip, 23/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A - PHẦN MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1.1. Đề tài được lựa chọn từ yêu cầu giải quyết vấn đề dạy học tác
    phẩm văn chương theo hướng tích hợp và tích cực.
    Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương theo hướng tích hợp và tích
    cực là một vấn đề còn mới mặc dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về
    vấn đề này. Nhiều nhà khoa học và nhiều thầy cô giáo ở các trường phổ thông
    đã quan tâm và có những ý kiến đóng góp không nhỏ cho việc giảng dạy tác
    phẩm văn chương theo hướng tích hợp và tích cực. Ngay từ thập niên chín
    mươi ta có thể nói đến cuốn sách Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để
    phát triển các năng lực ở nhà trường của tác giả Xavier Roegiers (Nxb Giáo
    dục 1996 do Đào Trọng Quang và Nguyễn Ngọc Nhị dịch - trong khuôn khổ
    dự án VNM 137-3000/94/096 - 01 của Liên hiệp Châu Âu). Trong công trình
    này, người viết đã chỉ ra giá trị lý luận về nội dung và bản chất của tích hợp,
    nêu bật những ảnh hưởng của khoa sư phạm tích hợp đối với chương trình
    SGK cũng như kiến thức mà học sinh lĩnh hội được. Đây là những đóng góp
    quan trọng trong việc định hướng dạy học tác phẩm văn chương trong nhà
    trường hiện nay.
    Thế nhưng ở công trình này, tác giả mới chỉ chú ý đến ảnh hưởng chung
    của khoa sư phạm tích hợp với tất cả các vấn đề trong nhà trường, mà chưa đi
    vào cụ thể việc dạy - học tác phẩm văn chương nhất là các thể loại văn học dân
    gian (VHDG) đặc biệt là các thể loại tự sự (trong đó có truyện cười) thì chưa
    được quan tâm đầy đủ. Mặc dù chúng ta đều biết rằng, dạy một tác phẩm VHDG
    cũng là dạy một tác phẩm văn chương nhưng đây là một bộ phận có những đặc
    điểm riêng. Cũng là loại hình tự sự nhưng ngoài những đặc điểm của loại hình tự
    2
    sự nói chung thì tự sự dân gian còn có những đặc điểm khác biệt, nhất là thể loại
    truyện cười.
    Truyện cười dân gian Việt Nam là thể loại tự sự chứa đựng cái hài,
    dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để thực hiện chức năng phê phán,
    châm biếm, đả kích cái xấu và mua vui giải trí. Đây là loại truyện kể ngắn gọn
    nhất (5-7 câu, dài 15 - 20) có mở đầu, diễn biến và kết thúc câu chuyện, có
    nhân vật, phần lớn nhân vật có nét khó quên. Truyện cười là thể loại có những
    đặc điểm riêng biệt như vậy cho nên việc dạy thể loại đó theo hướng tích hợp
    và tích cực đối với các giáo viên bậc THPT hiện nay là một vấn đề hoàn toàn
    mới. Hơn nữa, lý thuyết về tích hợp và tích cực cũng là vấn đề mới chưa hẳn
    đã có những cách hiểu đầy đủ và nhất trí giữa những nhà nghiên cứu và
    những người thực thi. Do đó mà chúng tôi chọn đề tài này để tìm hiểu thêm
    về mặt lý thuyết nguyên tắc tích hợp và tích cực trong chương trình.
    1.2. Đề tài còn được lựa chọn từ thực tiễn dạy học truyện cười trong
    SGK Ngữ văn 10 hiện nay ở trường THPT theo yêu cầu đổi mới phương
    pháp dạy học.
    Hiện nay nhà trường Việt Nam đang thực hiện việc đổi mới chương
    trình sách giáo khoa (SGK) các cấp học. Năm học 2006-2007, SGK Ngữ văn
    10 mới chính thức được đưa vào dạy học đại trà trên toàn quốc. Có nhiều thể
    loại văn học được đưa vào chương trình phổ thông. Trong cuốn SGK Văn học
    10 tập 1 phần Văn học Việt Nam (sách chỉnh lý hợp nhất) Nxb Giáo dục 2000
    không có thể loại truyện cười. Thể loại này đã có ở chương trình Văn 7 (SGK
    chỉnh lý năm học 1995-1996). Với bốn truyện cười: Mất rồi, (Cháy !) ; Treo
    biển, Lợn cưới, áo mới; Thà chết còn hơn. Năm 2000 SGK Ngữ văn 6 rút bớt
    chỉ còn lại hai truyện: Treo biển và Lợn cưới, áo mới. Cho đến năm 2006 ở
    bậc THPT SGK Ngữ văn 10 (Sách cơ bản và sách nâng cao) đều có thể loại
    truyện cười với hai truyện: Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày.
    3
    Trong quá trình thực hiện chương trình SGK mới, với nhiều yêu cầu mới giáo
    viên và học sinh không phải không gặp những khó khăn nhất định. Giáo viên
    phải tìm ra cách tiếp cận phù hợp để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, khám phá
    tự chiếm lĩnh tri thức. Thực hiện được những yêu cầu đó không phải là điều dễ
    dàng.
    Trong đợt thực tế Sư phạm vừa qua, chúng tôi đã chú ý tìm hiểu việc
    dạy học truyện cười trong SGK Ngữ văn 10 ở một số trường PT (Trường
    THPT thực nghiệm Nguyễn Gia Thiều - Gia Lâm - Hà Nội), Trường PTTH số I
    Lạng Giang - Bắc Giang; Trường THPT Yên Dũng số II Bắc Giang. Chúng tôi
    nhận thấy, trên thực tế việc dạy - học truyện cười ở trường THPT có thuận lợi
    (đa số HS yêu thích vì thể loại này rất giàu tính chất duy lý). Song, điều đó
    không có nghĩa là việc dạy - học truyện cười đã đạt được hiệu quả như mong
    muốn. Trong những giờ học đó vẫn có những bài học được khai thác giống
    như bài học ở các thể văn học thành văn. GV chỉ phân tích một cách cô lập
    trên văn bản ngôn từ mà không đặt tác phẩm vào môi trường VHDG, thời
    điểm phát sinh .để khai thác hoặc có bài lại được dạy theo cách tầm chương
    trích cú, nhấm nháp ngôn từ, hình ảnh, làm cho HS "thấy cây mà không thấy
    rừng"; hoặc viện dẫn quá xa, luận bàn lan man ra ngoài tác phẩm. Vì thế trong
    giờ học, tính tích cực chủ động của HS chưa được phát huy, HS còn thụ động
    trong việc tiếp thu, lĩnh hội tác phẩm. Vậy dạy - học như thế nào để kích thích
    được hứng thú và lôi cuốn được tất cả HS vào hoạt động liên tưởng, tưởng
    tượng, tìm tòi, khám phá, sáng tạo?
    Xuất phát từ những lý do nói trên, chúng tôi chọn đề tài này nhằm góp
    một tiếng nói giải quyết khó khăn cho những người đứng lớp khi thực hiện
    chương trình mới này trong đó có chúng tôi.
    4
    Chương 1- Cơ sở lí luận của việc dạy - học truyện
    cười theo hướng tích hợp và tích cực 13
    1.1 Đặc điểm của thể loại truyện cười 13.
    1.1.1 Khái niệm truyện cười 13.
    1.1.2 Phân loại truyện cười 16.
    1.1.2.1 Truyện khôi hài . 17.
    1.1.2.2 Truyện trào phúng . 18.
    1.1.3 Sơ lược về thi pháp truyện cười 20.
    1.1.3.1 Mục đích ý nghĩa của việc nghiên cứu thi pháp thể
    loại 20.
    1.1.3.2 Thi pháp chung ở truyện cười là “Nghệ thuật gây
    cười” . 21.
    1.1.3.3 Xung đột trong truyện cười . 27.
    1.1.3.4 Kết cấu của truyện cười 28
    1.1.3.5 Ngôn ngữluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Ngôn Ngữ Học trong truyện cười 30
    1.1.4 Cách hướng dẫn HS tiếp cận truyện cười 32.
    1.1.4.1 Khái niệm tiếp cận 32.
    1.1.4.2 Tiếp cận truyện cười . 32.
    1.2 Nguyên tắc tích hợp và tích cực của chương trình
    Ngữ văn trong nhà trường phổ thông . 34.
    1.2.1 Nguyên tắc tích hợp 34.
    1.2.2 Nguyên tắc tích cực
    Chương 2- Tổ chức dạy - học truyện cười theo
    hướng tích hợp và tích cực 47.
    2.1 Khảo sát việc thực thi Chương trình, SGK Ngữ
    văn 10 ở những bài học về truyện cười 47.
    2.1.1 Về chương trình 48.
    2.1.2 Về SGK . 49.
    2.1.3 Về giờ học truyện cười theo hướng tích hợp và tích
    cực 51.
    2.1.3.1 Hoạt động của thầy và trò trong giờ học Nhưng nó
    phải bằng hai mày 51.
    2.1.3.2 Hoạt động của thầy và trò trong giờ học Tam đại
    con gà 55.
    2.1.4 Kết quả hoạt động dạy truyện cười của GV theo
    hướng tích hợp và tích cực (qua phiếu điều tra) . 61
    2.2 Tổ chức dạy - học truyện cười theo hướng tích
    hợp 62.
    2.2.1 Khả năng tích hợp với Làm văn 62.
    2.2.2 Khả năng tích hợp với tiếng Việt 65.
    2.3 Tổ chức dạy - học truyện cười theo hướng tích
    cực 68.
    2.3.1 Tổ chức HS đọc văn bảnThư viện các mẫu văn bản truyện cười 68.
    2.3.1.1 Đọc diễn cảm 68.
    2.3.1.2 Đọc diễn cảm truyện cười . 69
    2.3.2 Tổ chức HS khám phá nội dung truyện cười 71.
    2.3.2.1 Truyện Tam đại con gà . 71.
    2.3.2.2 Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày . 76.
    2.3.3 Tổ chức HS khám phá nghệ thuật gây cười 78.
    2.3.3.1 Truyện Tam đại con gà . 79.
    2.3.3.2 Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày . 81.
    Chương 3 - Thiết kế bài học về hai truyện cười trong
    sáchThư viện Sách, Mỗi Ngày Một Cuốn Sách Ngữ văn 10 theo hướng tích cực và tích hợp 86.
    3.1 Thiết kế bài học hai truyện cười trong SGK Ngữ
    văn 10 ở các sách tham khảo 86.
    3.1.1 Giới thiệu tổng quát các sách thiết kế bài học Ngữ
    văn 10 đã được ấn hành 86.
    3.1.2 Tóm lược các phương án dạy học được nêu ra trong
    các sách tham khảo . 86.
    3.2 Phương án dạy học do tác giả luận văn đề xuất 119
    3.2.1 Tam đại con gà . 112.
    3.2.1.1 Định hướng dạy học 119
    3.2.1.1 Tiến trình dạy học . 119
    3.2.2 Nhưng nó phải bằng hai mày 115.
    3.2.2.1 Định hướng dạy học 123
    3.2.2.2 Tiến trình dạy học . 123
    C. PHẦN KẾT LUẬN 126.
    Thư mục thạm khảo 131.


    [charge=450]http://up.4share.vn/f/6a5b535e58525a5f/LV_07_SP_VH_NTTT.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...