Thạc Sĩ Dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác trong đào tạo giáo viên Công nghệ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành:
    Các thầy hướng dẫn
    1. PGS. TS Nguyễn Văn Khôi, Đại học Sư phạm Hà Nội
    2. TS Nguyễn Văn Cường, Đại học Potsdam - CHLB Đức
    đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong nhiều năm để hoàn thành luận án này.
    Bộ môn Phương pháp dạy học, bộ môn Động cơ đốt trong, khoa Sư phạm kỹ
    thuật, phòng Sau đại học, Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã giúp
    đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
    Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm động viên giúp đỡ trong suốt quá
    trình nghiên cứu, thực hiện luận án.
    Tác giả

    Nguyễn Cẩm Thanh












    DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

    Viết tắt
    CCPK:
    DHTH:
    ĐC:
    ĐCĐT:
    ĐHSP:
    GV:
    KTCN:
    KTĐG:
    MTDH:
    NDHT:
    NXB:
    PPDH:
    PXĐT
    SPKT:
    SV:
    TCTT
    TN:
    THKT:

    Đọc là
    Cơ cấu phối khí
    Dạy học thực hành
    Đối chứng
    Động cơ đốt trong
    Đại học Sư phạm
    Giảng viên
    Kỹ thuật công nghiệp
    Kiểm tra đánh giá
    Môi trường dạy học
    Nội dung học tập
    Nhà xuất bản
    Phương pháp dạy học
    Phun xăng điện tử
    Sư phạm kỹ thuật
    Sinh viên
    Tiếp cận tương tác
    Thực nghiệm
    Thực hành kỹ thuật






    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ
    THUẬT THEO TIẾP CẬN TƯƠNG TÁC TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CÔNG
    NGHỆ


    6
    1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 6
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu về dạy học tương tác và dạy học thực hành kỹ thuật
    trên thế giới

    6
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu về dạy học tương tác và dạy học thực hành kỹ thuật tại
    Việt Nam

    11
    1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN . 15
    1.2.1. Tương tác, dạy học tương tác . 15
    1.2.2. Thực hành, dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác . 19
    1.2.3. Môi trường dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác . 21
    1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO TIẾP
    CẬN TƯƠNG TÁC

    24
    1.3.1. Cơ sở khoa học của dạy học tương tác . 24
    1.3.2. Đặc trưng, cấu trúc và cơ chế dạy học THKT theo tiếp cận tương tác .
    1.3.3. Vai trò tương tác, khả năng vận dụng và điều kiện dạy học thực hành kỹ
    thuật theo tiếp cận tương tác
    30

    34
    1.4. THỰC TRẠNG DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO TIẾP CẬN TƯƠNG TÁC 38
    1.4.1. Mục đích, phạm vi và nội dung, phương pháp khảo sát thực trạng 38
    1.4.2. Kết quả đánh giá thực trạng dạy học THKT theo tiếp cận tương tác . 40
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 48
    Chương 2: QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT
    THEO TIẾP CẬN TƯƠNG TÁC TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CÔNG NGHỆ

    49
    2.1. NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO
    TIẾP CẬN TƯƠNG TÁC .

    49
    2.1.1. Các nguyên tắc và yêu cầu xây dựng quy trình thực hiện dạy học thực hành
    kỹ thuật theo tiếp cận tương tác .

    49
    2.1.2. Quy trình dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác 49


    2.2. BIỆN PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO TIẾP CẬN TƯƠNG TÁC 59
    2.2.1. Thiết kế dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác 59
    2.2.2. Tổ chức và điều khiển dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác .
    65
    2.2.3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác
    75
    2.3. DẠY HỌC THỰC HÀNH ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG THEO TIẾP CẬN TƯƠNG TÁC 79
    2.3.1. Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương trình chi tiết học phần thực
    hành Động cơ đốt trong theo tiếp cận tương tác

    79
    2.3.2. Đề cương một số nội dung dạy học thực hành Động cơ đốt trong theo tiếp cận
    tương tác

    84
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 113
    Chương 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT
    THEO TIẾP CẬN TƯƠNG TÁC TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CÔNG NGHỆ .

    114
    3.1. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ 114
    3.1.1. Mục đích kiểm nghiệm và đánh giá . 114
    3.1.2. Nội dung kiểm nghiệm và đánh giá . 114
    3.1.3. Phương pháp kiểm nghiệm và đánh giá . 114
    3.2. TIẾN TRÌNH KIỂM NGHIỆM . 118
    3.2.1. Tiến trình kiểm nghiệm theo phương pháp chuyên gia . 118
    3.2.2. Tiến trình kiểm nghiệm theo phương pháp thực nghiệm sư phạm 119
    3.3. KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ 119
    3.3.1. Kết quả kiểm nghiệm theo phương pháp chuyên gia 119
    3.3.2. Kết quả kiểm nghiệm theo phương pháp thực nghiệm sư phạm . 120
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 133
    KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ 134
    DANH MỤC TUYỂN TẬP CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 136
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 137
    PHỤ LỤC 142



    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 1.1: Kết quả quan sát dạy học 42
    Bảng 1.2: Kết quả quan sát sinh viên học tập 43
    Bảng 1.3: Kết quả đánh giá về tương tác của SV trong dạy học THKT 44
    Bảng 1.4: Hiểu biết của GV về dạy học theo tiếp cận tương tác . 45
    Bảng 1.5: Khó khăn, trở ngại trong dạy học THKT theo TCTT . 45
    Bảng 1.6: Nhận thức về mục đích học của SV với THKT 46
    Bảng 1.7: Phương pháp học ưa thích, hứng thú của sinh viên . 46
    Bảng 1.8: Nguồn thông tin được sinh viên tiếp cận trong học tập 46
    Bảng 2.1: Bảng đánh giá năng lực trong học tập của sinh viên . 77
    Bảng 3.1: Kết quả bảng phân phối F i bài kiểm tra khảo sát trước đợt TN1 121
    Bảng 3.2: Bảng phân phối F i điểm đánh giá năng lực SV đợt TN1 . 122
    Bảng 3.3: Bảng tần suất f i (%) về đánh giá năng lực SV đợt TN1 122
    Bảng 3.4: Bảng tần suất hội tụ tiến f a (%) về đánh giá năng lực SV đợt TN1 122
    Bảng 3.5: Bảng phân phối F i điểm đánh giá kết qủa học tập SV đợt TN1 124
    Bảng 3.6: Bảng tần suất f i (%) về kết quả học tập SV đợt TN1 . 124
    Bảng 3.7: Bảng tần suất hội tụ tiến f a (%)về về kết quả học tập SV đợt TN1 124
    Bảng 3.8: Bảng phân bố mức độ điểm cho kết quả học tập đợt TN1 . 125
    Bảng 3.9: Kết quả bảng phân phối F i bài kiểm tra khảo sát trước đợt TN2 . 127
    Bảng 3.10: Bảng phân phối F i điểm đánh giá năng lực SV đợt TN2 128
    Bảng 3.11: Bảng tần suất f i (%) về đánh giá năng lực SV đợt TN2 128
    Bảng 3.12: Bảng tần suất hội tụ tiến f a (%) về đánh giá năng lực SV đợt TN2 128
    Bảng 3.13: Bảng phân phối F i điểm đánh giá kết qủa học tập SV đợt TN2 130
    Bảng 3.14: Bảng tần suất f i (%) về kết quả học tập SV đợt TN2 . 130
    Bảng 3.15: Bảng tần suất hội tụ tiến f a (%) về về kết quả học tập SV đợt TN2 130
    Bảng 3.16: Bảng phân bố mức độ điểm cho kết quả học tập đợt TN2 . 132




    DANH MỤC BIỂU
    Biểu 3.1: Mô tả kết quả và các hàm tương ứng trong Excel . 117
    Biểu 3.2: Mô tả kết quả kiểm định giả thuyết . 118
    Biều 3.3: Kết quả các tham số thống kê bài kiểm tra khảo sát trước đợt TN1 121
    Biểu 3.4: z-Test kiểm định X trước đợt TN1 121
    Biều 3.5: Kết quả các tham số thống kê về điểm số năng lực đợt TN1 123
    Biểu 3.6: z-Test kiểm định X năng lực SV sau đợt TN1 123
    Biểu 3.7: Kết quả các tham số thống kê về điểm số kết quả học tập đợt TN1 124
    Biểu 3.8: z-Test kiểm định X năng lực SV sau đợt TN1 . 125
    Biều 3.9: Kết quả các tham số thống kê bài kiểm tra khảo sát trước đợt TN2 127
    Biểu 3.10: z-Test kiểm định X trước đợt TN2 127
    Biều 3.11: Kết quả các tham số thống kê về điểm số năng lực đợt TN2 129
    Biểu 3.12: z-Test kiểm định X năng lực SV sau đợt TN2 129
    Biều 3.13: Kết quả các tham số thống kê về điểm số kết quả học tập đợt TN2 130
    Biểu 3.14: z-Test kiểm định X năng lực SV sau đợt TN2 .

    131























    DANH MỤC HÌNH
    Hình 1.1: Thực trạng cơ sở vật chất thực hành kỹ thuật . 47
    Hình 2.1: Cấu tạo cụm xupap . 87
    Hình 2.2: Các loại dẫn động trục cam 88
    Hình 2.3: Sử dụng các dụng cụ chuyên dùng . 89
    Hình 2.4: Khe hở xupap của CCPK có dùng cò mổ . 89
    Hình 2.5: Khe hở xupáp của CCPK không dùng cò mổ . 89
    Hình 2.6: Vị trí điều chỉnh khe hở xupáp 89
    Hình 2.7: Hệ thống phun xăng điện tử đơn điểm 100
    Hình 2.8: Hệ thống phun xăng điện tử đa điểm . 101
    Hình 2.9: Cấu tạo bơm chuyển nhiên liệu . 101
    Hình 2.10: Cấu tạo bộ điều áp . 102
    Hình 2.11: Cấu tạo vòi phun xăng . 102
    Hình 2.12: Cấu tạo và làm việc ECU 103
    Hình 2.13: Cấu tạo một số cảm biến . 103
    Hình: 3.1: Biểu đồ f i (%) đánh giá năng lực SV đợt TN1 . 121
    Hình: 3.2: Đồ thị f a (%) đánh giá năng lực SV đợt TN1 . 121
    Hình: 3.3: Biểu đồ f i (%) đánh giá kết quả học tập SV đợt TN1 . 124
    Hình: 3.4: Đồ thị f a (%) đánh giá kết quả học tập SV đợt TN1 124
    Hình: 3.5: Biểu đồ f i (%) đánh giá năng lực SV đợt TN2 . 128
    Hình: 3.6: Đồ thị f a (%) đánh giá năng lực SV đợt TN2 . 128
    Hình: 3.7: Biểu đồ f i (%) đánh giá kết quả học tập SV đợt TN2 . 130
    Hình: 3.8: Đồ thị f a (%) đánh giá kết quả học tập SV đợt TN2 130







    DANH MỤC SƠ ĐỒ
    Sơ đồ 1.1: Ngũ giác sư phạm trong dạy học .
    Sơ đồ 1.2: Khung lý luận dạy học
    7
    9
    Sơ đồ 1.3: Trạng thái T 26
    Sơ đồ 1.4: Mô hình học tập theo thuyết kiến tạo . 27
    Sơ đồ 1.5: Mô hình học tập theo thuyết nhận thức . 27
    Sơ đồ 1.6: Dạy học theo lý thuyết điều khiển học 29
    Sơ đồ 1.7: Cấu trúc tương tác trong dạy học . 31
    Sơ đồ 1.8: Dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác . 38
    Sơ đồ 2.1: Quy trình dạy học rèn luyện kỹ năng cơ bản 51
    Sơ đồ 2.2: Quy trình dạy học nhiệm vụ tổng hợp 55
    Sơ đồ 2.3: Mô hình học tập trải nghiệm (Kolb, 1984) .

    69






















    1



    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    1.1. Con người được giáo dục và tự giáo dục là nhân tố quan trọng nhất “vừa là
    động lực, vừa là mục tiêu” cho phát triển bền vững của xã hội. Nghị quyết Hội nghị
    Trung ương 8 khóa XI năm 2013 về đổi mới giáo dục và đào tạo đã nêu: “
    ”.
    Luật Giáo dục chỉ rõ: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi
    đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn,
    giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [27] là nguyên
    lý giáo dục nhất quán của Việt Nam. Luật Giáo dục cũng quy định: “Phương pháp
    đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự
    giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn
    luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực
    nghiệm, ứng dụng” [27]. Như vậy, việc phát huy tính tự lực, sáng tạo, kỹ năng thực
    hành cho sinh viên đã được quy định trong Luật Giáo dục.
    Tuy nhiên, trong thực tế kỹ năng thực hành và kỹ năng dạy học thực hành
    của phần lớn giáo viên Công nghệ bị đánh giá là chưa đạt yêu cầu. Nguyên nhân
    của thực trạng trên là do ý thức chủ động trong học tập của sinh viên sư phạm hiện
    nay là chưa cao.
    1.2. Dạy-học vốn có tính tương tác, nghĩa là có sự tác động qua lại và ảnh hưởng
    lẫn nhau giữa các thành tố của hệ thống dạy-học. Mặt khác, sự thống nhất giữa hoạt
    động dạy và hoạt động học là quy luật cơ bản của quá trình dạy học. Do đó, để bảo
    đảm sự thống nhất này, cần có sự phản hồi (trao đổi thông tin qua lại) liên tục giữa
    hai chủ thể này.
    Xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay là chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu
    trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Việc
    đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo
    của người học cũng như định hướng phát triển năng lực đòi hỏi sự thay đổi về cơ 2



    bản cơ chế tương tác phổ biến trong dạy học truyền thống, trong đó người học chủ
    yếu đóng vai trò thụ động.
    1.3. Thực tiễn dạy học thực hành kỹ thuật (THKT) trong các cơ sở đào tạo giáo viên
    Công nghệ cho thấy, sự tương tác chưa mạnh, chưa thể hiện rõ tính hướng đích, sinh
    viên tham gia hoạt động tương tác chưa chủ động, tích cực, môi trường học tập chưa
    khuyến khích sự tương tác đa chiều. Vì thế, hiệu quả và chất lượng thực hành chưa cao.
    1.4. Những tư tưởng của lí thuyết kiến tạo có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới việc
    nghiên cứu dạy học theo tiếp cận tương tác (TCTT) cũng như môi trường dạy học
    (MTDH). Lí thuyết kiến tạo nhấn mạnh vai trò của chủ thể nhận thức trong việc tự
    kiến tạo tri thức thông qua tương tác một cách tự lực với đối tượng nhận thức cũng
    như thông qua tương tác nhóm trong một MTDH được xác định. Người dạy đóng
    vai trò chủ yếu là người tổ chức môi trường học tập, điều phối hoạt động kiến tạo tri
    thức và hành động của người học.
    Dạy học tương tác (DHTT) cũng đã được một số tác giả trong và ngoài nước
    nghiên cứu, nhưng kết quả nhìn chung chưa sâu sắc, toàn diện, nhất là dạy học THKT.
    Việc xác định rõ ràng hơn về khái niệm, đặc điểm, quy trình dạy học theo
    tiếp cận tương tác, phù hợp với các xu hướng dạy học hiện đại và có khả năng vận
    dụng là yêu cầu cần thiết.
    Từ những lý do và phân tích trên, hướng chọn đề tài nghiên cứu: “Dạy học
    thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác trong đào tạo giáo viên Công nghệ” cho
    luận án.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng dạy học THKT theo TCTT trong đào
    tạo giáo viên Công nghệ, trên cơ sở đó đề xuất quy trình và biện pháp dạy học THKT
    theo TCTT, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Công nghệ.
    3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Thực tiễn dạy học THKT tại các cơ sở đào tạo giáo viên Công nghệ.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Bản chất của dạy học tương tác, quy trình và biện pháp thực hiện dạy học
    THKT theo tiếp cận tương tác trong đào tạo giáo viên Công nghệ. 3



    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    - Quá trình dạy học thực hành kỹ thuật nói chung và thực hành động cơ đốt
    trong (ĐCĐT) nói riêng theo TCTT tại các cơ sở đào tạo giáo viên Công nghệ.
    - Khảo sát và thực nghiệm với sinh viên ngành sư phạm kỹ thuật (SPKT),
    trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội từ năm 2010-2013.
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Nếu tổ chức dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác và xác định
    được các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình này, để tạo ra các tác động đồng bộ thì
    sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học thực hành cho sinh viên.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    5.1. Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học thực hành kỹ thuật trong đào tạo giáo
    viên Công nghệ theo tiếp cận tương tác.
    5.2. Đề xuất quy trình, biện pháp dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác
    trong đào tạo giáo viên Công nghệ.
    5.3. Kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của kết quả nghiên cứu thông
    qua việc thiết kế và tổ chức dạy học thực hành Động cơ đốt trong (ĐCĐT) theo tiếp
    cận tương tác cho sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật (SPKT) công nghiệp.
    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
    - Quan điểm phương pháp luận duy vật biện chứng để nghiên cứu mối liên
    hệ phổ biến, quan hệ tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thành tố của
    hệ thống dạy học.
    - Quan điểm hoạt động trong dạy học để xem xét việc tổ chức cho sinh viên
    học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo.
    - Tiếp cận điều khiển học để xử lý liên tục các thông tin phản hồi giữa hoạt
    động dạy và hoạt động học nhằm đảm bảo quy luật về sự thống nhất giữa hai hoạt
    động này, điều chỉnh kịp thời hướng tới mục tiêu chung.
    6.2. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
    Các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa,
    để nghiên cứu các văn kiện của Đảng, quy định của Chính phủ, các tài liệu về Tâm
    lí học, Giáo dục học, Lí luận dạy học nói chung và Lí luận dạy học thực hành kỹ 4



    thuật nói riêng; chương trình chi tiết và nội dung dạy học thực hành kỹ thuật để xây
    dựng cơ sở lý luận ở chương 1 của đề tài luận án.
    - Phương pháp phân tích lý thuyết dùng để phân tích các văn bản, tài liệu lý
    luận khác nhau về một chủ đề thành từng bộ phận, từng thành phần để hiểu một
    cách toàn diện, sâu sắc, phát hiện ra những xu hướng, những trường phái nghiên
    cứu của mỗi tác giả. Từ đó lựa chọn những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài
    nghiên cứu.
    - Phương pháp tổng hợp lý thuyết dùng để liên kết các thông tin lý thuyết đã
    thu thập được, tạo ra hệ thống lý thuyết đầy đủ, toàn diện về chủ đề nghiên cứu.
    Phân tích và tổng hợp thống nhất biện chứng với nhau, phân tích hướng vào
    tổng hợp, tổng hợp dựa vào phân tích.
    - Phương pháp phân loại dùng để sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ
    thống lôgic chặt chẽ theo từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có chung dấu
    hiệu bản chất hoặc cùng xu hướng nghiên cứu.
    - Phương pháp hệ thống hóa dùng để sắp xếp tri thức khoa học thành hệ
    thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm cho sự hiểu biết về đối tượng được toàn
    diện và sâu sắc hơn.
    Phương pháp phân loại và hệ thống hóa luôn đi đôi với nhau. Trong phân
    loại đã có yếu tố hệ thống hóa, hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở phân loại. Hệ thống
    hóa làm cho phân loại được đầy đủ và chính xác hơn.
    6.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp điều tra: được sử dụng trong khảo sát thực trạng về dạy học
    thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác ở chương 1 của luận án.
    - Phương pháp quan sát sư phạm: được sử dụng trong thu thập các thông tin,
    bằng chứng về thái độ, biểu hiện, phản ứng của sinh viên, giảng viên (GV) trong
    dạy-học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác ở chương 1 và chương 3 của đề
    tài luận án.
    - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục: được sử dụng trong nghiên
    cứu phân tích sản phẩm về thiết kế, xây dựng bài dạy, tổ chức hoạt động dạy học
    thực hành Động cơ đốt trong, đánh giá kết quả dạy học theo tiếp cận tương tác ở
    chương 2 của luận án. 5



    - Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để xin ý kiến phản hồi về cơ sở lý
    luận và thực tiễn, quy trình và biện pháp dạy học THKT theo tiếp cận tương tác. Kết
    quả này được thể hiện ở chương 1 và chương 3 của luận án.
    - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: được sử dụng trong thực nghiệm sư
    phạm về biện pháp dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác đã đề xuất. Kết
    quả thực nghiệm sư phạm được trình bày ở chương 3 của luận án.
    6.4. Phương pháp thống kê toán học
    Phương pháp này được sử dụng trong xử lý kết quả điều tra thực tiễn ở
    chương 1 và thực nghiệm sư phạm ở chương 3 của luận án.
    7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
    7.1. Về lý luận
    Phát triển cơ sở lý luận về dạy học THKT theo tiếp cận tương tác. Cụ thể là:
    - Làm rõ được khái niệm về dạy học tương tác, dạy học thực hành kỹ thuật
    theo tiếp cận tương tác, môi trường dạy học THKT theo TCTT
    - Làm rõ được cơ sở khoa học của dạy học THKT theo tiếp cận tương tác
    - Làm rõ được đặc trưng, cấu trúc, cơ chế và các cặp tương tác trong dạy học
    thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác
    - Xác định được vai trò của "tương tác" trong dạy học THKT, khả năng vận
    dụng và điều kiện thực hiện dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác.
    7.2. Về thực tiễn
    - Đề xuất được quy trình dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác
    - Đề xuất biện pháp dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác.
    8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được cấu
    trúc gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học thực hành kỹ thuật
    theo tiếp cận tương tác trong đào tạo giáo viên Công nghệ
    Chương 2: Quy trình và biện pháp dạy học thực hành kỹ thuật
    theo tiếp cận tương tác trong đào tạo giáo viên Công nghệ
    Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá dạy học thực hành kỹ thuật
    theo tiếp cận tương tác trong đào tạo giáo viên Công nghệ
     
Đang tải...