Tiến Sĩ Dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu
    1.1. Nam Bộ là vùng đất thiêng liêng, phía nam Tổ quốc. Cũng giống các
    vùng miền khác trên cả nước, NB có những vẻ đẹp văn hóa riêng, tạo nên những
    đặc điểm nổi bật. Tuy nhiên, VHNB vẫn nằm trong hệ thống văn hóa Việt Nam,
    góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc.
    Sản phẩm văn học nghệ thuật luôn là con đẻ của một bối cảnh văn hóa, mang
    hơi thở, phản ánh không khí và in đậm đặc điểm văn hóa của từng vùng miền cũng
    như văn hóa chung của dân tộc. Nhà văn lớn là nhà văn luôn thống hợp được các
    giá trị phổ quát và bản địa trong tác phẩm của mình. Trong Thi nhân Việt Nam,
    Hoài Thanh viết: “Cứ đi sâu vào hồn một người ta sẽ gặp hồn nòi giống. Và đi sâu
    vào hồn một nòi giống ta sẽ gặp hồn chung của loài người. Còn gì riêng cho
    Nguyễn Du, cho người Việt Nam hơn Truyện Kiều? Nhưng Truyện Kiều cũng mãi
    mãi là chuyện tâm sự của con người không chia màu da, chia thời đại” [140, 49].
    Để hiểu sâu và đánh giá đúng một hiện tượng văn nghệ (tác gia, tác phẩm),
    để hướng dẫn HS đọc hiểu một văn bản - tác phẩm văn học, không thể không
    nghiên cứu bối cảnh văn hóa đã nuôi dưỡng, ảnh hưởng tới hiện tượng - tác phẩm
    đó; xem xét những đặc điểm văn hóa riêng và chung đã được phản ánh trong hiện
    tượng - tác phẩm ấy như thế nào. Điều này gần như một nguyên tắc không thể thiếu
    khi tìm hiểu, nghiên cứu một tác gia, tác phẩm văn học.
    1.2. Nguyễn Đình Chiểu là một trong những tác gia tiêu biểu của nền văn
    học Việt Nam được đưa vào dạy học trong chương trình Ngữ văn PT hiện hành. Sự
    nghiệp thơ văn của ông hết sức đặc biệt và có những đóng góp to lớn cho nền văn
    học trung đại Việt Nam ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX nói riêng, nền văn học dân tộc
    nói chung. NĐC sinh ra và lớn lên tại quê hương Gia Định – Đồng Nai, bản thân
    gặp nhiều bất hạnh và lại sống trong thời buổi đất nước tan hoang, nghiêng ngả
    trước nạn ngoại xâm. Vì thế, hành trình sáng tác của ông không chỉ phản ánh trực
    diện tinh thần yêu nước chống Pháp của người dân NB mà còn luôn gắn liền với
    những vẻ đẹp văn hóa của vùng đất giàu truyền thống này. Người ta thường nhắc 2

    đến “hào khí Đồng Nai” là muốn nói đến phẩm chất con người, truyền thống đạo
    đức, truyền thống văn học, truyền thống đấu tranh chống giặc kiên cường của vùng
    đất Đồng Nai nói riêng, nhân dân NB nói chung. Có thể nói, NĐC là nhà văn NB
    đầu tiên thổi cái “hào khí Đồng Nai” vào tác phẩm của mình qua những nhân vật
    mang tính cách hết sức đẹp đẽ: phóng khoáng, hào hiệp, trọng nhân nghĩa, sống hết
    lòng vì đời, vì người, đặc biệt là thẳng thắn, căm ghét cái xấu xa, bạo ngược, luôn
    có tấm lòng yêu nước nồng nàn và sẵn sàng xả thân vì nước, nhất quyết chống kẻ
    thù xâm lược đến hơi thở cuối cùng. Đằng sau mỗi tác phẩm là đời sống cá nhân,
    nỗi lòng của chính tác giả và cũng là đời sống, tâm hồn, nhân cách của người dân
    NB. Chính môi trường VHNB đã ăn sâu và thấm đẫm trong con người NĐC, để ông
    trở thành nhà văn hóa lớn. Từ ông, những giá trị VHNB được thẩm thấu, chắt lọc
    đưa vào tác phẩm của mình hết sức tự nhiên và nhuần nhị, từ đó làm nên vẻ đẹp của
    những hình tượng nghệ thuật với một ngôn ngữ rất riêng, phản ánh được tính cách,
    tâm hồn con người NB. Vì thế, hơn một trăm năm qua, thơ văn của NĐC vẫn luôn
    làm say mê lòng người, nhất là người dân NB.
    Để tiếp cận và hiểu được thơ văn NĐC một cách sâu sắc, thấm thía trong
    việc dạy và học thơ văn ông phải đặt dưới góc nhìn VHNB. Làm được như thế mới
    giúp người học có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc, đồng thời tìm ra được vẻ đẹp riêng
    của thơ văn NĐC. Nói cách khác, tiếp cận thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB sẽ
    giúp chúng ta lý giải trọn vẹn hơn thơ văn với hệ thống mã VHNB được hàm ẩn và
    xuyên thấm bên trong tác phẩm của ông. Cho nên, đặc điểm VHNB là cơ sở, nền
    tảng cho việc tiếp nhận khám phá thơ văn NĐC đạt hiệu quả. Chính vì vậy, khi tiếp
    cận thơ văn NĐC, người học cần phải nắm được những đặc điểm của VHNB, nếu
    như không nắm được đặc điểm này thì sẽ khó hiểu và không thấy hết được cái đặc
    sắc, cái hay, cái đẹp riêng từ hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ, trong thơ văn
    NĐC.
    1.3. NĐC thuộc tác gia của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. Những
    sáng tác của ông tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống thi pháp trung đại; các đặc điểm thi
    pháp trung đại lại giao thoa và bị “nhúng” vào toàn bộ không gian VHNB, chịu ảnh 3

    hưởng sâu đậm đặc điểm riêng của văn hóa bản địa. Vì thế, những tác phẩm thơ văn
    của ông có một khoảng cách nhất định đối với người học hiện nay, nhất là HS các
    vùng miền không thuộc NB, cách xa NB.
    Trong khi đó thực tế dạy học ở trường PT hiện nay (sách giáo khoa, sách
    giáo viên, các tài liệu tham khảo, trình độ GV ) chưa chú ý đến những đặc điểm
    riêng vừa nêu trên của thơ văn NĐC, đồng thời cũng chưa có giải pháp thích hợp
    hơn trong việc tiếp cận dạy học tác gia này một cách hiệu quả. Đó cũng chính là
    một trong những hạn chế của dạy học Ngữ văn hiện hành cần được nghiên cứu,
    khắc phục.
    Để góp phần khắc phục những hạn chế vừa nêu, nhằm đa dạng hóa cách tiếp
    cận trong dạy học tác phẩm văn học, bên cạnh các hướng tiếp cận khác, chúng tôi đi
    tìm một hướng tiếp cận phù hợp cho dạy học thơ văn NĐC. Hướng tiếp cận mà
    chúng tôi đề xuất, lựa chọn đó chính là hướng tiếp cận văn hóa trong dạy học tác
    phẩm văn chương. Hướng tiếp cận này sẽ đưa người học trở về môi trường văn hoá
    mà tác phẩm được sinh ra. Chính môi trường văn hóa ấy sẽ giúp cho người học hiểu
    rõ, hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm. Điều này sẽ góp phần giúp người học có được môi
    trường tốt nhất để đón nhận tác phẩm, khắc phục khoảng cách về không gian, thời
    gian, tầm hóa văn hoá, tư tưởng, thời đại giữa người học đối với văn thơ NĐC.
    Xuất phát từ các lí do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Dạy học thơ văn
    Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ”, với hy vọng sẽ góp thêm
    được một hướng dạy học thơ văn NĐC mới mẻ và có hiệu quả hơn trong bối cảnh
    hiện nay.
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
    Nguyễn Đình Chiểu là một trong những tác gia lớn của nền văn học Việt
    Nam, đặc biệt là dòng văn học NB ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX. Vì thế, từ trước đến
    nay, có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về thơ văn ông trên nhiều phương
    diện, góc độ cũng như đưa ra nhiều cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Từ góc
    nhìn VHNB, chúng tôi thu thập và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu theo hai hướng
    tiêu biểu như sau: 4

    2.1. Hướng nghiên cứu từ góc độ văn hóa Nam Bộ để hiểu thơ văn Nguyễn
    Đình Chiểu
    Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều những công trình,
    bài viết của các nhà nghiên cứu có tên tuổi lớn, như Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu,
    Hoài Thanh, Xuân Diệu, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Thanh Mại, Nguyễn Đình Chú,
    Cao Huy Đỉnh, Bảo Định Giang, Trần Thanh Lãng, Nguyễn Lộc, Nguyễn Thạch
    Giang, . đều đề cao, khẳng định NĐC là nhà văn, nhà thơ lớn, đồng thời là nhà trí
    thức yêu nước lớn của dân tộc. Ngoài ra, có nhiều luận văn đại học, thạc sĩ đi sâu
    nghiên cứu về giá trị nội dung và nghệ thuật thơ văn NĐC nhằm làm rõ những nội
    dung tư tưởng nhân nghĩa, tính nhân dân, đạo làm người, tinh thần yêu nước, hoặc
    đi sâu khám phá về mặt thi pháp thông qua đặc điểm thể loại, cách xây dựng nhân
    vật, ngôn ngữ, Đặc biệt, các tác phẩm của NĐC đưa vào giảng dạy ở trường PT
    cũng được các nhà nghiên cứu chú ý tiếp cận nhiều góc độ khác nhau: Đoàn Trần
    Ái Thy với công trình Nghiên cứu sự tiếp nhận sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
    [166]; Trần Bích Ngọc với công trình Giọng điệu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
    [110]; Hoàng Thị Lan với công trình Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
    [77], .
    Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy những công trình, bài viết nghiên cứu về
    VHNB để hiểu thơ văn NĐC thì không nhiều. Đến những năm 60 của thế kỉ XX,
    nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của NĐC, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng mới có
    bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc. Bài viết đề cao
    NĐC và xem ông như một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng: “Tóm lại Nguyễn
    Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta. Đời sống và sự
    nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng
    của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa
    tư tưởng” [20]. Có thể nói, đây là công trình đầu tiên của thời kì sau Cách mạng
    tháng Tám mở đầu cho cách nhìn nhận, đánh giá mới mẻ, khẳng định vị trí cao quí
    con người NĐC cũng như khẳng định những giá trị đích thực của thơ văn NĐC.
    Đặc biệt, bài viết còn đánh giá cao tác phẩm Lục Vân Tiên không chỉ hay về nội 5

    dung mà còn đẹp về hình thức, bởi nó gắn liền với văn hóa tinh thần của quần
    chúng NB. Ngoài ra, bài viết còn mở ra một hướng nhìn mới, đúng đắn hơn về việc
    nghiên cứu, học tập thơ văn của tác gia lớn này ở vùng đất NB.
    Tiếp theo sau là hàng loạt các chuyên luận, khảo cứu đã chú ý đến việc khai
    thác thơ văn NĐC trên nhiều phương diện, trong đó tinh thần yêu nước, tư tưởng,
    nhân cách, gắn liền với văn hóa dân tộc nói chung, VHNB nói riêng, tiêu biểu
    như bài Truyền thống quật cường của Nam Bộ và Việt Nam với tinh thần đấu tranh
    của Nguyễn Đình Chiểu của tác giả Ca Văn Thỉnh [157]. Bài viết đã tập trung vào
    ba vấn đề lớn: Thứ nhất, truyền thống NB vốn là truyền thống Việt Nam. Ở vấn đề
    này, qua thơ văn NĐC, tác giả chứng minh người NB đã kế thừa xứng đáng với
    truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Thứ hai, văn học NB
    vốn là truyền thống văn học Việt Nam. Ở đây, tác giả bài viết cũng chỉ ra rằng văn
    học NB luôn phản ánh tâm hồn con người NB, nhưng tâm hồn ấy lại vốn là tâm hồn
    Việt Nam. Thứ ba, NĐC là nhà thơ chiến đấu vì nghĩa cả. Qua đó, tác giả khẳng
    định cuộc đời và thơ văn ông luôn gắn bó với người dân NB và trọn đời phục vụ
    nhân dân, đấu tranh vì nhân dân. Như vậy, nhà nghiên cứu Ca Văn Thỉnh đã khẳng
    định tinh thần yêu nước, tâm hồn người NB được hun đúc từ truyền thống của dân
    tộc Việt Nam mà NĐC là người con ưu tú của NB đã đại diện để bộc bạch những
    tâm tư nguyện vọng và ý chí của họ.
    Tiếp tục đề cao, ca ngợi tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường ở NĐC,
    nhân kỷ niệm lần thứ 150 ngày sinh của ông, nhà nghiên cứu Nguyễn Khánh Toàn
    có bài Nguyễn Đình Chiểu, nhà tri thức miền Nam yêu nước vĩ đại [132]. Bài viết ca
    ngợi tinh thần yêu nước nồng nàn của NĐC, người trí thức tiêu biểu cho người miền
    Nam yêu nước vĩ đại. Mặc dù bản thân ông mù lòa nhưng trước tình cảnh đất nước,
    quê hương bị giặc ngoại xâm giày xéo thì không khoanh tay ngồi nhìn, đắp mặt làm
    ngơ mà luôn hăng hái dùng ngòi bút của mình để chiến đấu, cổ vũ đồng bào NB
    đứng lên chống giặc cứu nước. Và để minh chứng thêm NĐC là người trí thức yêu
    nước và tiên phong trong công cuộc đấu tranh chống giặc cứu nước ở NB, cũng là
    nhà nghiên cứu Nguyễn Khánh Toàn có bài viết Nguyễn Đình Chiểu người chiến sĩ 6

    yêu nước nổi hồi trống xuất trận đầu tiên của nhân dân Nam Bộ đánh đuổi quân
    giặc cướp nước phương Tây [131]. Bài viết đã làm rõ tư tưởng yêu nước của NĐC
    vốn được kế thừa từ tinh thần yêu nước của dân tộc. NĐC đã trở thành nhân vật tiêu
    biểu cho lớp trí thức tiên tiến ở miền Nam chống giặc cứu nước lúc bấy giờ và đã
    đưa tài năng nghệ thuật của ông vào thơ văn để góp phần khẳng định giá trị cao, đặc
    biệt là tư tưởng yêu nước. Nó như một lời hiệu triệu, động viên mạnh mẽ và còn là
    bản tuyên ngôn của nhân dân NB trong công cuộc chống giặc cứu nước.
    Nhằm tổng hợp và góp thêm tiếng nói để khẳng định con người và thơ văn
    NĐC đã ảnh hưởng sâu đậm văn hóa yêu nước của người NB nói riêng, dân tộc
    Việt Nam nói chung, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện có bài Nguyễn Đình
    Chiểu – Tấm gương yêu nước, biểu tượng đẹp của tâm hồn và bản sắc văn hóa dân
    tộc [156]. Bài viết đã khẳng định cuộc đời và thơ văn NĐC là tấm gương yêu nước
    và là biểu tượng cho vẻ đẹp của tâm hồn và bản sắc văn hóa dân tộc cũng như gắn
    liền với đời sống tinh thần của nhân dân NB. Tác giả bài viết còn khảo sát toàn bộ
    những công trình, bài viết từ trước đó nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp NĐC để
    nhằm khẳng định những giá trị nội dung và nghệ thuật thơ văn bất hủ cũng như sự
    cống hiến của ông cho nền văn học dân tộc nói chung, văn học NB nói riêng là hết
    sức lớn lao.
    Bên cạnh việc khẳng định NĐC đã kế thừa tư tưởng yêu nước của dân tộc để
    ca ngợi ý chí, tinh thần và khí phách của con người NB trong thời đại lúc bấy giờ,
    các nhà nghiên cứu còn khai thác con người và thơ văn NĐC thấm đẫm những giá
    trị nhân văn sâu sắc, gắn liền với đặc điểm văn hóa tinh thần dân tộc nói chung, văn
    hóa tinh thần của người miền Nam nói riêng. Để làm rõ vấn đề này, hai tác giả Cao
    Tự Thanh – Huỳnh Ngọc Trảng có công trình Nguyễn Đình Chiểu với văn hoá Việt
    Nam [141]. Ở công trình nghiên cứu này, hai tác giả đã xác định được vị trí và tầm
    cao của con người NĐC trong sự phát triển lịch sử của nền văn hóa Việt Nam và ở
    đó thơ văn ông là một bộ phận quan trọng góp phần làm đẹp, làm phong phú thêm
    cho văn hóa dân tộc nói chung, văn hóa miền Nam nói riêng. Hai tác giả đã đặt vấn
    đề nghiên cứu về thơ văn và con người NĐC trên hai “trục” thời gian và không 7

    gian. Ở trục thời gian được xem xét từ truyền thống của dân tộc. Còn trục không
    gian là ở địa phương miền Nam. Dựa trên phương diện trục thời gian, hai nhà
    nghiên cứu xem xét NĐC đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các sáng tác của quá khứ
    cũng như sáng tạo được những tư tưởng và nghệ thuật trong cuộc đời viết văn để
    đóng góp vào nền văn hóa dân tộc. Còn dựa vào trục không gian, hai tác giả xem
    xét NĐC có sự gắn bó sâu sắc với văn hóa Việt Nam, nhất là văn hóa miền Nam. Từ
    đó để thấy được những sáng tạo đặc sắc của nhà thơ mù cũng như những đóng góp
    của ông đối với kho tàng văn hóa truyền thống văn học dân tộc, .
    Tiếp tục khẳng định NĐC đã góp phần xứng đáng cho đời sống văn hóa dân
    tộc, gần đây tác giả Nguyễn Văn Châu có bài Nguyễn Đình Chiểu – nhân cách của
    một nhà văn hóa lớn [4]. Bài viết khai thác nhân cách cao đẹp của NĐC trên ba
    cương vị: nhà thơ, nhà giáo, lương y. Tất cả đã làm nên con người ông mang lối
    sống có văn hóa và trở thành nhà văn hóa lớn của dân tộc. Nhân cách cao đẹp ấy đã
    minh chứng sống động về tính năng động của con người theo đúng chuẩn mực văn
    hóa Việt Nam.
    Ngoài ra, một số công trình, bài viết còn tập trung nghiên cứu về cuộc đời và
    thơ văn NĐC được ảnh hưởng sâu đậm từ nét văn hóa của quê hương NB. Đề cập
    đến vấn đề này, nhà nghiên cứu Lý Văn Sâm có bài Nguyễn Đình Chiểu với Đồng
    Nai [124]. Tác giả bài viết cho thấy lịch sử đất Đồng Nai là miền đất trung tâm của
    xứ Đàng Trong và cũng là nơi chôn nhau cắt rốn nên đã gắn chặt với bao kỉ niệm
    của cụ Đồ. Khi thực dân Pháp xâm lược, NĐC đau xé lòng trước cảnh quê hương bị
    tàn phá tan hoang và phải đành rứt ruột rời bỏ Gia Định để “tị địa” về Cần Giuộc,
    sau là đến Ba Tri trong nỗi xót xa, đớn đau tột cùng. Dẫu phải xa nơi chôn nhau cắt
    rốn nhưng lòng ông luôn lúc nào cũng hướng về Đồng Nai với bao nỗi niềm day dứt
    khôn nguôi. Hay, bài viết Dõi theo vết chân cụ Đồ trên vùng đất Ba Tri của Đoàn
    Tứ [136]. Bài viết đặt ra vấn đề vì sao NĐC lại chọn địa danh Ba Tri để làm nơi ông
    lánh giặc lần thứ hai. Tác giả bài viết đã lí giải việc “tị địa” không phải là do ngẫu
    nhiên, tình cờ mà có chủ ý của NĐC. Sự chủ ý này được chứng minh ở chỗ ông
    không muốn sống cùng với giặc nên đã chọn cách “tị địa”, tức là tìm nơi không có 8

    giặc chiếm đóng để lánh nạn. Không những thế, địa thế của mảnh đất Ba Tri còn là
    nơi có truyền thống đấu tranh chống giặc của đồng bào NB từ xa xưa, đồng thời còn
    là nơi thuận tiện cho việc tiếp xúc, giao lưu đi lại, buôn bán. Hơn nữa, xét về
    phương diện nhân tâm, đây còn là mảnh đất lý tưởng hội đủ điều kiện để xây dựng
    chỗ dựa vững chắc cho địa kháng chiến. Vì thế, việc chọn lựa vùng đất Ba Tri để
    lánh nạn là sự lựa chọn hết sức kĩ lưỡng và sáng suốt của NĐC. Có thể nói, chính
    văn hóa quê hương NB đã tác động mạnh và đã tạo nên nguồn cảm hứng mãnh liệt
    cho hồn thơ văn của tác giả.
    Các nhà nghiên cứu không chỉ làm rõ những giá trị văn hóa truyền thống,
    quê hương đã ảnh hưởng đến con người và thơ văn NĐC mà còn khai thác những
    giá trị văn hóa dân tộc nói chung, văn hóa miền Nam nói riêng được ẩn tàng trong
    từng tác phẩm của ông. Làm rõ điều này, nhà nghiên cứu Huỳnh Kì Sở có bài Ảnh
    hưởng Nguyễn Đình Chiểu qua truyện thơ Lục Vân Tiên trong đời sống tinh thần
    của nhân dân Bến Tre [126]. Tác giả bài viết khẳng định tác phẩm Lục Vân Tiên đã
    ăn sâu vào tâm tư tình cảm của nhân dân Bến Tre, từ khi nó ra đời cho đến ngày
    nay. Người dân Bến Tre nói riêng, nhân dân trong và ngoài nước nói chung đều yêu
    thích Lục Vân Tiên, bởi những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm hết sức
    gần gũi, đáp ứng được tâm tư, tình cảm và ước vọng của họ. Vì thế, tác phẩm Lục
    Vân Tiên trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân NB. Hay,
    cũng đề cập vấn đề này, tác giả Huỳnh Ngọc Trảng có bài Văn hóa truyền thống
    trong truyện Lục Vân Tiên và cuộc sống của tác phẩm [170]. Bài viết làm rõ NĐC
    đã kế thừa một khối lượng lớn văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung, văn hóa
    miền Nam nói riêng để tác tạo nên những sáng tác bất hủ. Nội dung nhiều mặt của
    văn hóa truyền thống này đã chuyển thành những yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm
    của NĐC, đậm nhất là các truyện thơ Nôm. Qua đó, tác giả bài viết chỉ ra Lục Vân
    Tiên là một trong những tác phẩm tiêu biểu có nhiều điểm gần gũi với các tác phẩm
    văn học dân gian cả về nội dung lẫn nghệ thuật, mà tác phẩm văn học dân gian lại là
    món ăn không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của quần chúng nhân dân,
    nhất là người dân NB. Tiếp tục khẳng định giá trị văn hóa dân tộc nói chung, văn 9

    hóa miền Nam nói riêng được ẩn tàng trong từng tác phẩm của NĐC, tác giả
    Nguyễn Quang Vinh có bài Truyện thơ Lục Vân Tiên với văn hóa dân gian [175].
    Bài viết cho thấy tác phẩm Lục Vân Tiên đã gắn bó sâu sắc với đời sống văn hóa
    tinh thần của nhân dân Việt Nam ta, đặc biệt là ở miền Nam và miền Nam Trung
    Bộ: “Toàn bộ văn hóa thực tiễn phong phú trên các vùng quê yêu dấu này đã và
    đang chứng thực điều đó. Lục Vân Tiên để lại nhiều dấu ấn trong hàng loạt hoạt
    động văn hóa nghệ thuật dân gian, như kể vè, hò hát, diễn tích, trong tư duy hình
    tượng, trong tâm lý, trong khẩu ngữ và trong cả hành vi đạo đức của nhân dân nữa”.
    Càng đi sâu khám phá những giá trị thơ văn NĐC, mọi người đều nhận thấy
    có một ánh sáng khác thường, càng nhìn lâu, càng thấy sáng, lôi cuốn và gieo vào
    lòng mọi người một tình cảm đặc biệt khó có thể nào quên được. Điều này được nhà
    nghiên cứu Trần Văn Giàu thể hiện trong bài Vì sao tôi thích đọc Nguyễn Đình
    Chiểu [36]. Bài viết đã hết lời ngợi ca ý chí và phẩm chất cao đẹp của con người
    NĐC, một con người tiêu biểu cho phẩm chất và ý chí của con người NB, đặc biệt
    là đề cao, ca ngợi tác phẩm Lục Vân Tiên, một trong tác phẩm nổi tiếng của NĐC.
    Bởi theo nhà nghiên cứu việc miêu tả các nhân vật chính diện về phương diện lai
    lịch, nội tâm, hành động, NĐC đều ý thức kết nối với tính cách, tâm hồn, hoạt động
    của con người miền Nam, con người Nam Kì Lục tỉnh lúc bấy giờ. Có thể nói, do
    các sáng tác của NĐC in đậm những giá trị văn hóa nên đã tạo được sức mạnh lan
    tỏa đến mọi người dân, nhất là đồng bào NB.
    Nhờ in đậm những giá trị văn hóa nên thơ văn ông không những lôi cuốn,
    hấp dẫn mà còn tạo được sự gần gũi trong việc thể hiện tâm tư, tình cảm cũng như
    cách dùng từ, cách nói năng, diễn đạt của người NB. Điều này được thể hiện rõ ở
    bài Đọc lại thơ văn Nguyễn Đình Chiểu của nhà phê bình Xuân Diệu [15]. Bài viết
    làm rõ quan điểm tư tưởng của NĐC: viết văn làm thơ là nhằm để chiến đấu chống
    lại cái xấu, cái ác, chống giặc ngoại xâm. Đồng thời, bài viết còn chứng minh giá trị
    VHNB được thể hiện qua tính quần chúng và tính miền Nam ở tác phẩm Lục Vân
    Tiên. Điều đó cho thấy tính cách, tư tưởng, tình cảm của các hình tượng nhân vật
    luôn gắn liền với con người miền Nam, như thẳng thắn, trung thực thủy chung, yêu 10

    cái thiện, ghét cái ác, cũng như các giá trị nghệ thuật của tác phẩm được thể hiện
    qua cách dùng từ, cách nói, cách diễn đạt trong việc bày tỏ tình cảm của hình tượng
    nhân vật đúng với con người và văn hóa miền Nam.
    Bên cạnh, những công trình, bài viết khám phá về con người và giá trị nội
    dung thơ văn NĐC mang được những giá trị VHNB nói riêng, văn hóa dân tộc nói
    chung như trên đã trình bày, còn có những công trình, bài viết đi sâu vào mặt ngôn
    ngữ nghệ thuật của thơ văn ông để làm rõ cách sử dụng ngôn ngữ vừa mộc mạc,
    bình dị vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói của người dân nơi đây. Hơn nữa, cách thể
    hiện này còn phù hợp trình độ nhận thức của quần chúng lao động NB. Để chứng
    minh vấn đề này, các tác giả Hoàng Tuệ, Phạm Văn Hảo, Lê Văn Trường có bài
    tham luận Bàn về vai trò văn hóa – xã hội của tiếng địa phương [135]. Bài tham
    luận làm rõ nhận định “thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thật đậm đà tiếng nói miền
    Nam”, tức ở mỗi trang thơ văn của ông đều mang được hơi thở, hồn cốt của người
    NB. Các tác giả bài viết còn tiến hành khảo sát việc NĐC sử dụng từ vựng, như
    danh từ, động từ, tính từ, dạng biến âm và cả cách sử dụng từ láy, để chứng minh
    sắc thái NB luôn in đậm trong thơ văn ông. Tiếp tục đóng góp cho việc nghiên cứu
    về mặt từ ngữ trong thơ Nôm của NĐC, tác giả Phan Thị Mỹ Hằng có bài Đặc điểm
    từ ngữ thơ Nôm thuần Việt của Nguyễn Đình Chiểu [51]. Bài viết đã khám phá cách
    sử dụng từ ngữ thuần Việt trong thơ Nôm của NĐC hết sức điêu luyện. Qua đây, tác
    giả bài viết cho rằng ngôn ngữ thơ Nôm của ông được hình thành và phát triển ở
    môi trường ngôn ngữ NB, vì thế mà nó mang đậm sắc thái NB.
    Tóm lại, các công trình bài viết được khảo sát trên đều có cái nhìn rộng rãi
    trong việc nghiên cứu, đánh giá về cuộc đời, con người cũng như các giá trị về nội
    dung, nghệ thuật thơ văn của NĐC ở nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt còn chú ý
    đến những giá trị văn hóa dân tộc và cả VHNB. Tuy nhiên, các công trình, bài viết
    này cũng chỉ dừng lại ở những vấn đề khái quát hay có đề cập đến giá trị văn hóa thì
    cũng khám phá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ảnh hưởng đến cuộc
    đời và thơ văn NĐC chứ chưa khai thác sâu những ảnh hưởng của VHNB đối với
    con người (cá tính) nhà thơ được thể hiện trong thơ văn ông. Hơn nữa, nếu có đề 11

    cập đến những đặc điểm VHNB thì các công trình, bài viết cũng chỉ dừng ở khía
    cạnh nhỏ lẻ một vài tác phẩm và thể hiện qua một số hình tượng nhân vật hay ngôn
    ngữ nghệ thuật mang tính chất tiêu biểu chứ chưa đi sâu khám phá toàn bộ thơ văn
    ông dưới góc nhìn VHNB cũng như chưa xâu chuỗi thành một hệ thống in đậm
    trong thơ văn ông. Tuy nhiên, các công trình, bài viết nghiên cứu đã khảo sát và
    thống kê ở trên là cơ sở hết sức quan trọng và hữu ích để giúp chúng tôi tham khảo,
    nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài luận án của mình.
    2.2. Hướng nghiên cứu văn hóa Nam Bộ liên quan đến cách dạy học thơ văn
    Nguyễn Đình Chiểu
    Việc dạy học thơ văn NĐC ở trong nhà trường đã có từ thời Pháp thuộc. Các
    nhà nghiên cứu, nhà sư phạm, như Dương Quảng Hàm, Lê Thước, là những
    người đầu tiên có công khám phá và khẳng định những giá trị của tác phẩm thơ văn
    ông, đặc biệt là truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên. Từ khi Cách mạng tháng Tám thành
    công cho đến nay đã xuất hiện rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về việc dạy
    học thơ văn NĐC trong nhà trường, tiêu biểu như Từ thực tế giảng dạy trong nhà
    trường nghĩ thêm về nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu của nhà giáo Nguyễn
    Đình Chú [8]; Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học, lớp 9 do Trần Đình Sử (chủ
    biên) [128]; Phương pháp dạy – học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ở Trường Trung
    học phổ thông theo hướng hoạt động tiếp nhận của học sinh của Lê Thị Thanh
    Hồng [56],
    Tuy nhiên, vấn đề chúng tôi quan tâm ở đây không phải là những công trình
    thiên về việc dạy học thơ văn NĐC nói chung mà trọng tâm là khảo sát xem những
    công trình, bài viết này đã thể hiện cách thức tổ chức dạy học thơ văn NĐC ở
    trường PT theo hướng nào. Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy những công
    trình, bài viết nghiên cứu về cách thức tổ chức dạy học thơ văn NĐC thì có nhiều
    hướng khác nhau, riêng việc tiếp cận theo hướng VHNB lại rất ít, nếu có chăng
    cũng chỉ đề cập một vài khía cạnh nhỏ lẻ chứ chưa thành một hệ thống, cũng như
    chưa đề xuất các giải pháp tổ chức dạy học thơ văn ông theo hướng VHNB một
    cách rõ ràng, cụ thể. Một số công trình tiêu biểu, như Nguyễn Đình Chiểu của tác 12

    giả Hồ Sĩ Hiệp [61]. Đây là công trình đi sâu khám phá toàn bộ thơ văn NĐC nhằm
    định hướng cho người tiếp nhận thơ văn ông được dễ dàng hơn. Cho nên ở công
    trình này, tác giả cũng đã cung cấp cho người học nhiều hướng tiếp cận, khám phá
    thơ văn NĐC, trong đó có hướng theo góc nhìn văn hóa dân tộc nhưng chưa làm rõ
    giá trị VHNB trong văn thơ ông. Hay, tác giả Trịnh Thu Tiết có công trình Nguyễn
    Đình Chiểu [137]. Đây là công trình hết sức thiết thực và bổ ích nhằm giúp cho
    người dạy và người học trong nhà trường có cách tiếp cận, khám phá toàn bộ thơ
    văn NĐC trên nhiều phương diện khác nhau. Đặc biệt, khi giới thiệu về mặt nghệ
    thuật thơ văn NĐC, tác giả cũng có chú ý đề cập đến sắc thái miền Nam, nhất là về
    mặt ngôn ngữ. Tuy nhiên, tác giả cũng chưa định hướng một cách cụ thể những giá
    trị VHNB trong thơ văn NĐC.
    Bên cạnh những công trình khám phá, hướng dẫn dạy và học toàn bộ thơ văn
    NĐC như trên, còn có những công trình, bài viết tập trung nghiên cứu về cách tiếp
    nhận và dạy học tập trung hướng vào một tác phẩm cụ thể của NĐC, tiêu biểu như
    tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, là “một trong những bài văn hay nhất” được
    tuyển chọn để đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông trong SGK Ngữ văn, lớp 11
    hiện hành. Làm rõ vấn đề này, tác giả Phạm Thị Mai Hương có công trình Con
    đường hướng dẫn học sinh khám phá, chiếm lĩnh chiều sâu nghệ thuật tác phẩm
    Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của NĐC để nâng cao hiệu quả dạy và học [69]. Công
    trình này đã đưa ra cách tiếp cận bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc theo hướng mới. Đó
    là tiếp cận trên văn bản và cả ngoài văn bản nhằm hướng dẫn HS khám phá, chiếm
    lĩnh chiều sâu nghệ thuật tác phẩm, thể hiện ở các phương pháp: phương pháp đọc,
    phương pháp đặt câu hỏi, phương pháp giảng bình, phương pháp so sánh, Nhưng
    điều đáng lưu ý ở đây là ngay trong phần thiết kế bài học, tác giả hướng dẫn người
    dạy khi khai thác tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cần chú ý phải dựa vào hoàn
    cảnh sáng tác, tức là đặt tác phẩm trong mối quan hệ đa chiều giữa hoàn cảnh thời
    đại và hoàn cảnh của thế hệ HS hôm nay. Có thể nói, đây cũng là một trong khía
    cạnh của việc tiếp cận theo hướng văn hóa để hiểu bài văn tế này. Tuy nhiên, nó
    cũng chỉ là khía cạnh nhỏ trong việc tiếp cận tác phẩm theo hướng VHNB. Cũng 13

    nhằm giúp HS tiếp cận được bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đạt hiệu quả cao, tác giả
    Trần Nho Thìn có bài Tiếp cận văn hóa đối với các tác phẩm văn học trung đại
    trong chương trình SGK Ngữ văn, lớp 11 [154]. Đây là bài viết có điểm nhìn mới,
    từ góc nhìn văn hóa dân tộc để tiếp cận thơ văn trung đại Việt Nam nói chung, bài
    Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của NĐC nói riêng. Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra
    một số kinh nghiệm để giảng dạy bài văn tế Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc dưới góc
    nhìn văn hóa. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài báo, tác giả chỉ đề cập đến một
    số vấn đề như phương diện cảm xúc, thể loại và đặc biệt chú ý đến việc tìm hiểu cơ
    sở văn hóa của khái niệm “nghĩa” và coi đó là chìa khóa để hiểu đúng tác phẩm. Do
    đó, bài viết cũng chỉ khơi gợi hướng khám phá tác phẩm ở góc độ văn hóa dân tộc
    chứ chưa chú ý đến hướng tiếp cận dưới góc nhìn VHNB. Đặc biệt, gần đây nhất,
    tác giả Lại Thị Thương có công trình Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong
    dạy học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu Ngữ văn,
    lớp 11, tập 1 [161]. Đây là công trình đưa ra cách tiếp cận hệ thống theo hướng văn
    hóa để dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Tác giả đã đề ra những phương
    pháp, biện pháp thích hợp dạy học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” theo
    hướng văn hóa như sau:
    1. Đọc sáng tạo văn bản từ góc độ văn hóa
    2. Sử dụng những câu hỏi nêu vấn đề mang tính văn hóa trong dạy học “Văn
    tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
    3. Biện pháp phân tích những nét văn hóa được tác giả sử dụng trong tác
    phẩm
    4. Phối hợp các biện pháp: chú giải, trao đổi thảo luận, vấn – đáp
    Có thể nói, hướng nghiên cứu, tiếp cận của công trình này nhìn chung là mới
    mẻ và gần với đề tài luận án của chúng tôi. Tuy nhiên, công trình này chủ đích là
    hướng tiếp cận văn hóa dân tộc riêng cho tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của
    NĐC chứ không đi sâu khám phá toàn bộ thơ văn ông. Hơn nữa, tiếp cận văn hóa ở
    đây chỉ nhằm nhấn mạnh đến văn hóa tư tưởng mà đặc biệt là văn hóa yêu nước, 14

    một trong những truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam, chứ không đi sâu, làm
    rõ những giá trị VHNB ẩn tàng trong toàn bộ thơ văn NĐC.
    Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát Sách giáo viên Ngữ văn, lớp 9 và Sách giáo
    viên Ngữ văn, lớp 11 để xem xét việc hướng dẫn GV về cách thức tổ chức dạy học
    thơ văn NĐC như thế nào ở trường PT hiện nay.
    1. Sách giáo viên Ngữ văn, lớp 9 của Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên)
    [114]. Ở tài liệu này, tác giả có đề cập và định hướng việc tổ chức dạy học đoạn
    trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên liên quan đến
    môi trường VHNB, như sau: ngay trong hoạt động 1, phần giới thiệu về Truyện Lục
    Vân Tiên của NĐC, tác giả có lưu ý việc khám phá tác phẩm này phải gắn với môi
    trường VHNB. Ở hoạt động 3, phần hướng dẫn đọc – hiểu văn bản, tác giả cũng có
    định hướng phân tích nội dung đoạn trích được khám phá qua tính cách, hành động,
    lối cư xử của hai nhân vật LVT và KNN gắn với con người miền Nam. Đặc biệt,
    trong phần nghệ thuật, tác giả có chú ý đến ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần gũi với
    lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương NB. Tuy nhiên, tài liệu này cũng
    chỉ chủ yếu cung cấp kiến thức để gợi ý cho HS thấy được màu sắc VHNB qua
    nhân vật và mặt ngôn ngữ trong thơ văn NĐC chứ chưa đưa ra được cách thức tổ
    chức dạy học cụ thể như thế nào nhằm giúp HS thấy được vẻ đẹp của đoạn trích nói
    riêng và cả tác phẩm Lục Vân Tiên nói chung gắn liền với những giá trị VHNB.
    2. Sách giáo viên Ngữ văn, lớp 11 của cố GS Phan Trọng Luận (Tổng chủ
    biên) [87]. Ở tài liệu này, tác giả cũng có định hướng việc dạy học Văn tế nghĩa sĩ
    Cần Giuộc trên các phương diện nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật. Tuy nhiên, việc
    hướng dẫn chiếm lĩnh văn bản tác phẩm NĐC vẫn chưa làm rõ được nét đẹp, nét
    riêng của thơ văn ông gắn liền với giá trị VHNB.
    Bên cạnh đó, chúng tôi còn khảo sát một số sách Thiết kế bài giảng Ngữ văn,
    lớp 9 và Ngữ văn, lớp 11 nhằm tìm hiểu việc định hướng tổ chức dạy học tác phẩm
    của NĐC ra sao. Cụ thể như sau:
    1. Thiết kế bài giảng Ngữ văn, lớp 9, tập 1 của Nguyễn Văn Đường (chủ
    biên) [27]. Ở tài liệu này, tác giả đã định hướng tổ chức dạy học đoạn trích Lục Vân 15

    Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Trong phần Hướng dẫn tổng kết và luyện tập, tác giả đã
    chú ý định hướng cho người dạy bằng những câu hỏi để khơi gợi cho người học
    hiểu được ngôn ngữ của đoạn trích: Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, giàu sắc Nam Bộ
    được thể hiện như thế nào? (ghé lại bên đàng, xông vô, mặt đỏ phừng phừng, lẫy
    lừng vào đây, thác rày thân vong, thiệt, tiểu thơ, gẫm câu, tính thiệt so hơn, ).
    Ngoài ra, tác giả còn định hướng đến một số vấn đề khác: trình tự thời gian, sự việc
    ngắn gọn mà đầy đủ. Phẩm chất, tính cách của các nhân vật bộc lộ qua hành động
    và lời nói. Tâm trạng miêu tả sơ sài và gián tiếp. Có thể nói, tài liệu này ít nhiều đã
    có những định hướng đúng đắn khi tiếp cận thơ văn NĐC ở góc độ VHNB. Tuy
    nhiên, những định hướng này đối với đoạn trích vẫn chưa rõ ràng và có tính hệ
    thống theo hướng tiếp cận VHNB.
    2. Thiết kế bài giảng Ngữ văn, lớp 11, tập 1 của Nguyễn Văn Đường (chủ
    biên) [26]. Ở tài liệu này, quá trình định hướng việc dạy học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần
    Giuộc, tác giả có chú ý đến những giá trị VHNB ở hoạt động 4 và 5. Ngay hoạt
    động 4, dựa trên bố cục, tác giả hướng dẫn khám phá hình tượng người nghĩa sĩ và
    có chú ý đến mặt nghệ thuật gắn liền với giá trị VHNB, như ngôn ngữ, bút pháp,
    Còn ở hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập, tác giả chú ý đến những đặc
    điểm VHNB thể hiện qua giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Như vậy, việc định hướng
    trên cho thấy, tác giả cũng đã có ý thức hướng đến đặc điểm VHNB để khám phá
    tác phẩm, nhưng việc định hướng này cũng chỉ nhằm cung cấp kiến thức cho HS
    chứ chưa khám phá thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB thành một hệ thống rõ ràng.
    Nhìn chung, những công trình trên, chúng tôi nhận thấy, các nhà nghiên cứu,
    nhà sư phạm khi hướng vào hoạt động tổ chức dạy học, khám phá thơ văn NĐC ít
    nhiều đều có đề cập đến những giá trị văn hóa nhưng chủ yếu là theo hướng tiếp cận
    văn hóa dân tộc chứ ít đề cập đến VHNB, nếu có chăng thì cũng chỉ nhằm cung cấp
    kiến thức liên quan đến VHNB chứ chưa phải là tập trung chú ý đến việc tổ chức
    dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB theo một hệ thống rõ ràng, cụ thể. Mặc
    dù thế, những công trình trên đều rất đáng quí, bởi nó đã gợi ý, khai mở để giúp cho 16

    chúng tôi xác định được cơ sở thực tiễn của đề tài cũng như xây dựng con đường
    tiếp cận khám phá thơ văn NĐC theo hướng VHNB.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích
    3.1.1. Luận án nghiên cứu đề xuất cách dạy tác phẩm văn học từ hướng tiếp
    cận văn hóa; đề xuất cách thức tổ chức dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB
    được thể hiện ở những định hướng và quy trình tổ chức dạy học phù hợp.
    3.2.2. Thông qua trường hợp điển hình là dạy học thơ văn NĐC, luận án
    muốn gợi mở cho GV vận dụng hướng tiếp cận văn hóa trong dạy học những tác
    phẩm của tác giả khác, với các tác gia khác, nhằm đa dạng hóa các cách tiếp cận tác
    phẩm văn chương trong dạy và học văn.
    3.2. Nhiệm vụ
    3.2.1. Lựa chọn một số vấn đề lý luận về văn hóa và cách tiếp cận văn hóa
    trong việc dạy học thơ văn nói chung và thơ văn NĐC nói riêng.
    3.2.2. Đề xuất cách thức tổ chức dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB
    nhằm giúp người học hiểu được những giá trị to lớn của thơ văn ông.
    3.3.3. Thực nghiệm các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thơ văn
    NĐC theo đề xuất của luận án nhằm chứng minh tính hiệu quả của các giải pháp sư
    phạm.
    4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa VHNB với thơ văn NĐC và xem
    như một nét độc đáo trong giá trị thơ văn của ông.
    4.2. Đối tượng nghiên cứu là việc dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn
    VHNB.
    4.3. Toàn bộ thơ văn NĐC trong mối quan hệ qua lại với VHNB. Đặc biệt,
    đề tài chú ý đến các tác phẩm có trong chương trình Ngữ văn THPT hiện hành.
    5. Giả thuyết khoa học
    Chất lượng dạy học thơ văn NĐC ở trường THPT chưa cao là do thiếu
    phương pháp tiếp cận hợp lí. Bên cạnh đó, GV chưa được định hướng rõ ràng về 17

    việc dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB. Do đó, nếu tiếp cận tác phẩm văn
    thơ NĐC từ góc nhìn VHNB thì sẽ xác định được đúng hướng khai thác phù hợp
    với thực tiễn dạy học thơ văn NĐC trong nhà trường phổ thông theo hướng đổi mới,
    nhằm tạo nên những sắc màu riêng biệt đối với việc cảm nhận các sáng tác của ông,
    đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học thơ văn NĐC.
    6. Nội dung nghiên cứu
    6.1. Nghiên cứu về văn hóa và VHNB: xác định và lựa chọn các quan niệm
    văn hóa, mối quan hệ của văn hóa và văn học; xác định đặc điểm của VHNB và vai
    trò của nó đối với văn học NB.
    6.2. Nghiên cứu, khảo sát và phân tích làm sáng tỏ dấu ấn của đặc điểm
    VHNB như là một vẻ đẹp văn chương và giá trị văn hóa ấy trong các tác phẩm Đồ
    Chiểu.
    6.3. Nghiên cứu đề xuất định hướng và cách thức tổ chức dạy học đọc hiểu
    thơ văn NĐC dựa vào các đặc điểm của VHNB.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Nghiên cứu phê bình – văn học, Lí
    luận dạy học, Văn hoá học, Chúng tôi sử dụng phương pháp này chủ yếu ở
    chương 1, nhằm để soi chiếu sự tương tác giữa VHNB với thơ văn NĐC.
    7.2. Phương pháp nghiên cứu văn bản. Chúng tôi vận dụng phương pháp này
    cũng ở chương 1 nhằm đối chiếu, kiểm chứng lại những ý kiến về thơ văn NĐC so
    với nội dung trong văn bản, đồng thời phát hiện thêm thơ văn NĐC phản ánh sinh
    động về vẻ đẹp của VHNB.
    7.3. Phương pháp thống kê, điều tra, phỏng vấn. Chúng tôi sử dụng các
    phương pháp này trong cả ba chương nhằm để nêu số liệu nhằm chứng minh những
    vấn đề mà được đề tài đề cập đến
    7.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu. Chúng tôi vận dụng
    phương pháp này cho cả ba chương nhằm phân tích, tổng hợp, đối chiếu và so sánh
    thơ văn NĐC với thơ văn của các tác giả khác. 18

    7.5. Phương pháp thực nghiệm. Chúng tôi sử dụng phương pháp này chủ yếu
    ở chương 3, nhằm kiểm nghiệm về tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp sư
    phạm mà luận án đề xuất.
    8. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu
    Đề tài được thực hiện tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và trường Đại
    học Bạc Liêu.
    9. Cấu trúc của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
    án gồm ba chương:
    Chương 1: Một số cơ sở lý luận về dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới
    góc nhìn văn hóa Nam Bộ
    Chúng tôi dựa trên cơ sở lý luận về các khái niệm văn hóa và khái niệm
    VHNB để tiếp cận, khám phá thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB, đồng thời dựa
    vào hướng tiếp cận văn hoá trong dạy học tác phẩm văn chương để định hướng cho
    việc dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB nhằm khẳng định vị trí, giá trị tác
    phẩm của tác giả từ một phương diện mới.
    Chương 2: Tổ chức dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ
    Ở chương này, chúng tôi khảo sát về thực trạng dạy học thơ văn NĐC ở
    trường PT hiện nay, đồng thời đề xuất một số định hướng khai thác, khám phá thơ
    văn NĐC theo hướng tiếp cận VHNB cũng như xây dựng quy trình dạy học thơ văn
    NĐC dưới góc nhìn VHNB sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
    Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
    Ở chương này, chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm tính khả
    thi của những nội dung được đề xuất ở chương 2. Nội dung chương bao gồm: giới
    thiệu chung về mục đích, nội dung, phương pháp và đối tượng, địa bàn thực
    nghiệm; tổ chức thực nghiệm dạy học và kiểm tra đánh giá; nhận xét đánh giá về
    việc dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn VHNB theo luận án đề xuất.

    19

    Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THƠ VĂN NGUYỄN
    ĐÌNH CHIỂU DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA NAM BỘ
    1.1. Khái niệm văn hoá, văn hóa Nam Bộ và đặc điểm văn hóa Nam Bộ
    1.1.1. Khái niệm văn hóa
    Đề cập đến văn hóa là đề cập đến một lĩnh vực rộng lớn và phong phú nhưng
    cũng rất phức tạp. Theo các tài liệu nghiên cứu về văn hóa, trên thế giới hiện nay có
    đến gần 500 định nghĩa về văn hóa. Điều này chứng tỏ văn hóa đã và đang là vấn đề
    rất được quan tâm trong đời sống của mỗi người, mỗi dân tộc và cả nhân loại. Đúng
    như Tổng giám đốc UNESCO F. Mayor đã phát biểu tại buổi lễ phát động Thập kỉ
    phát triển văn hóa vào ngày 21/1/1998: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách
    tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ và
    cũng đang diễn ra trong hiện tại; qua hàng bao thế kỷ văn hóa đã cấu thành nên một
    hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó, từng dân tộc
    tự khẳng định bản sắc riêng của mình". Qua lời phát biểu trên, có thể xem đây là
    một định nghĩa tổng hợp được các yếu tố cấu thành nội hàm chung về văn hóa.
    Còn ở Việt Nam, từ những năm đầu của thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu văn
    hóa cũng như các nhà chính trị đã quan tâm và đưa ra nhiều định nghĩa văn hóa theo
    cách tiếp cận riêng của mình. Vào năm 1938, Đào Duy Anh đã định nghĩa văn hóa
    như sau: “Người ta thường cho rằng văn hoá là chỉ những học thuật tư tưởng của
    loài người, nhân thế mà xem văn hoá vốn có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra
    không phải như vậy, học thuật tư tưởng có nhiều là ở trong phạm vi văn hoá nhưng
    phàm sự sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, về xã hội cùng hết thảy các phong tục tập
    quán tầm thường lại không phải ở phạm vi văn hoá hay sao? Hai tiếng Văn hoá
    chẳng qua chỉ chung tất cả các phương tiện sinh hoạt của loài người cho nên có thể
    nói rằng: "Văn hoá tức là sinh hoạt"” [1, 13].
    Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng đưa ra khái niệm văn hóa: "Vì
    lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người sáng tạo phát minh ra văn học,
    chữ viết, đạo đức pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ 20

    sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở, . và các phương thức sử dụng, toàn bộ các sáng
    tạo và phát minh đó chính là văn hoá" [43, 431].
    Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có định nghĩa về văn hóa: "Văn hoá là
    nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không
    phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát
    triển, quá trình con người làm nên lịch sử. Cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hoá
    với nghĩa cao đẹp của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: Tư tưởng và tình cảm, đạo
    đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu từ cái mới bên
    ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức
    chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh" [180, 22].
    Khi bàn về văn hóa, nhà nghiên cứu Phan Ngọc cho rằng: “Văn hoá là một
    quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu trưng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy
    biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một
    tộc người khác, một cá nhân khác. Nét khu biệt các kiểu lựa chọn làm cho chúng
    khác nhau, tạo thành những nền văn hoá khác nhau là độ khúc xạ. Tất cả mọi cái mà
    một tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có một khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực
    và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác ." [109, 17].
    Cũng đưa ra khái niệm về văn hóa, trong cuốn Tìm về bản sắc văn hoá Việt
    Nam, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm cho rằng: "Văn hoá là một hệ thống hữu cơ
    các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình
    họat động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
    xã hội của mình" [150, 27].
    Có thể nói, dù mỗi nhà nghiên cứu văn hóa trên thế giới hay ở Việt Nam khi
    tiếp cận văn hóa đều có cách hiểu, cách tiếp cận riêng, song họ luôn thống nhất
    rằng, văn hóa là vấn đề không thể vắng mặt trong mọi hoạt động của đời sống vật
    chất và tinh thần con người. Hay nói cách khác, văn hóa là gồm toàn bộ những hoạt
    động tinh thần - sáng tạo, tác động vào tự nhiên, xã hội và con người nhằm tạo ra
    các giá trị vật chất cũng như tinh thần để góp phần thúc đẩy sự tiến bộ, phát triển
    không ngừng của đời sống xã hội. Chính vì thế, có thể nói, văn hóa là lĩnh vực rộng 21

    lớn bao trùm tất cả các ngành, bộ phận như giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn học
    nghệ thuật, tư tưởng, tín ngưỡng, phong tục tập quán, ngôn ngữ, đặc biệt, lĩnh
    vực liên quan trực tiếp, gắn bó mật thiết với văn hóa chính là văn học nghệ thuật.
    Cho nên, văn học nghệ thuật trở thành một bộ phận quan trọng nhất của văn hóa.
    Bởi văn học có vai trò lưu giữ và chuyển tải các giá trị văn hóa của dân tộc và cũng
    nhờ có sáng tác văn học mà giúp cho người tiếp nhận thấy được các giá trị văn hóa
    qua cảm quan nghệ sĩ của người sáng tác gửi gắm vào tác phẩm. Một tác phẩm văn
    học có giá trị là tác phẩm luôn chứa đựng bên trong nó những giá trị đích thực về
    nền văn hóa của quê hương, đất nước mà người sáng tác đã dày công thể hiện. Do
    đó, người sáng tác cũng chính là nhà văn hóa.
    1.1.2. Khái niệm văn hóa Nam Bộ
    Theo các nguồn tư liệu lịch sử và văn hóa nghiên cứu về vùng đất NB, như
    Công cuộc khai phá vùng Đồng Nai – Gia Định trong thế kỉ XVII – XVIII của
    Huỳnh Lứa [93]; Lược sử vùng đất Nam Bộ - Việt Nam của Vũ Minh Giang [29],
    Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam của Ngô Đức Thịnh [155]; Cơ sở
    văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm [151], đều phản ánh rõ về vùng đất NB.
    Đây là vùng Đồng bằng rộng lớn của một trong ba vùng chính của lãnh thổ Việt
    Nam (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ) nên NB có môi trường thiên nhiên mang đặc
    điểm riêng khác biệt so với các vùng miền trên cả nước. Ngoài ra, các tộc người tìm
    đến vùng đất mới, hoang hóa này để sinh cơ lập nghiệp từ khá sớm vào khoảng thế
    kỉ XVI nên họ đã sớm thích ứng với môi trường thiên nhiên đặc thù nơi đây. Hơn
    nữa, trong quá trình cộng cư, các dân tộc sinh sống ở NB luôn hòa hợp, gắn bó với
    nhau. Từ đó đã hình thành nên nét văn hóa riêng, hay còn gọi là đặc điểm VHNB.
    Như vậy, có thể khẳng định, VHNB là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do
    người dân nơi đây tạo nên và mang đậm dấu ấn của xứ sở NB. Mặc dù, VHNB có
    diện mạo mang đặc điểm riêng nhưng vẫn luôn thống nhất chung trong nền văn hóa
    Việt Nam, bởi nó xuất phát từ nguồn cội của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Cũng
    chính diện mạo VHNB mang đặc điểm riêng này mà đã góp phần làm phong phú và
    giàu đẹp hơn cho nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. 22

    1.1.3. Đặc điểm văn hóa Nam Bộ
    1.1.3.1. Văn hóa Nam Bộ mang dấu ấn của môi trường tự nhiên
    Cũng theo các nguồn tư liệu lịch sử và văn hóa nghiên cứu về vùng đất NB,
    điều kiện môi trường tự nhiên nơi đây mang những đặc điểm nổi bật như sau:
    Về vị trí địa lý, NB là vùng đất nằm về phương Nam của Tổ quốc. Phía Tây
    Nam Bộ giáp với vịnh Thái Lan, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Bắc
    và Tây Bắc giáp Campuchia, phía Tây Bắc giáp với Nam Trung Bộ. Vùng NB được
    chia thành hai khu vực gồm: Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
    Về địa hình, NB được hình thành từ hệ thống của hai con sông: Đồng Nai và
    Cửu Long. Sự bồi lắng của hai con sông này đã tạo cho nơi đây thành một vùng
    Đồng bằng rộng lớn và cùng với đó là mạng lưới sông ngòi chằng chịt lan tỏa ra
    khắp vùng. Do là Đồng bằng nên địa hình tương đối bằng phẳng, thấp trũng và
    không có độ dốc. Vì thế, vào những tháng mùa mưa, lượng nước từ thượng nguồn
    đổ về mạnh làm cho dòng chảy của hai con sông Đồng Nai và Cửu Long bị ngập
    tràn. Điều này dẫn đến hiện tượng lụt lội và ngập úng ở một số địa phương gần lưu
    vực ven sông, nhất là ở con sông Cửu Long, mà người dân nơi đây quen gọi đó là
    “mùa nước nổi”. Chính hiện tượng thiên nhiên này đã hình thành nên lối sống, cách
    sinh hoạt của cư dân miền sông nước nơi đây mang đặc điểm riêng, như luôn thích
    nghi với mùa lũ lụt, thích di chuyển, không cố định, .
    Về khí hậu, NB quanh năm chỉ có hai mùa: mưa và nắng. Mùa mưa từ tháng
    5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa nắng. Đặc điểm khí hậu này đã ảnh hưởng
    lớn đến mùa vụ sản xuất của cư dân Đồng bằng NB và đây cũng là điểm khác biệt
    so với Đồng bằng Bắc Bộ. Hơn nữa, do có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và
    ôn hòa nên ở NB ít xảy ra hiện tượng bão tố, vì thế cuộc sống của người dân nơi
    đây luôn được thoải mái và dễ chịu. Chính điều kiện môi trường thiên nhiên này đã
    tạo nên lối sống, cách sinh hoạt rất riêng của người dân nơi đây, như làm chơi ăn
    thiệt, ăn ở tạm bợ, phóng khoáng, ít biết lo xa để tích cốc phòng cơ như người dân ở
    các vùng miền khác trên cả nước.
    1.1.3.2. Văn hóa Nam Bộ mang dấu ấn của môi trường xã hội 23

    Theo các nguồn tài liệu lịch sử nghiên cứu thì vùng đất NB vốn được hình
    thành từ hạt phù sa bồi lắng của hai con sông Cửu Long và Đồng Nai. Nhờ sự bồi
    lắng tự nhiên này mà đã tạo nên được vùng Đồng bằng bao la, rộng lớn “thẳng cánh
    cò bay” và phì nhiêu, mầu mỡ. Vì thế, NB đã sớm trở thành lãnh thổ của vương
    quốc Phù Nam với nền văn hóa Óc Eo, sau đó bị Chân Lạp xâm chiếm rồi bỏ hoang
    hóa suốt nhiều thế kỉ. Điều đặc biệt, thiên nhiên nơi đây luôn ưu đãi con người với
    nhiều sản vật nên đã sớm trở thành miền đất hứa cho các cộng đồng lưu dân từ các
    vùng miền khác tìm đến để mưu sinh, lập nghiệp, như người Việt, Chăm, Hoa,
    vào khoảng đầu thế kỷ thứ XVI, riêng người Khmer thì có thể đến sớm hơn, khoảng
    thế kỷ XIII. Mãi đến năm 1698 của thế kỉ XVII, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống
    suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai. Tại đây, Nguyễn Hữu
    Cảnh đã xác lập được quyền quản lý của bộ máy chính quyền nhà Nguyễn ở vùng
    đất NB. Từ sự kiện quan trọng này, vùng đất NB chính thức được “tích hợp” về với
    chúa Nguyễn, trở thành một bộ phận lãnh thổ của xứ Đàng Trong và tồn tại cho mãi
    đến ngày nay.
    Khi nói đến chủ thể của nền VHNB là nói đến cộng đồng của những tộc
    người đang sinh sống trên mảnh đất nơi đây gồm: Người Việt, Khmer, Chăm, Hoa,
    Mạ, Mnông, Xa điêng và một số dân tộc ít người khác cùng chung sống. Tuy nhiên,
    chiếm đa số vẫn là người Việt, sau đó mới là người Hoa, Khmer, Chăm, . Do ảnh
    hưởng từ điều kiện môi trường thiên nhiên, phương thức sản xuất cũng như sự giao
    lưu văn hóa giữa các tộc người nơi đây mà hình thành nên lối sống, cách sinh hoạt
    và cả tính cách của người NB mang được đặc điểm riêng, như trong mưu sinh luôn
    thể hiện tinh thần mạo hiểm, chịu khó bươn chải, có đầu óc sáng tạo, nhạy bén với
    cái mới, dám nghĩ dám làm, thích ăn chơi xả láng; trong đối nhân xử thế thì luôn
    phóng khoáng, cởi mở, không ưa sự ràng buộc; tính cách luôn bộc trực, hào hiệp,
    trọng nghĩa khinh tài,
    Nhìn chung, quá trình cộng cư trên vùng đất mới, các tộc người ở đây bao
    đời nay luôn gắn bó, chan hòa với nhau, sống nhân ái, đoàn kết trong lao động sản 24

    xuất cũng như biết chung sức, đồng lòng trong công cuộc đấu tranh chống giặc bảo
    vệ và xây dựng quê hương, đất nước.
    Về cách thức tổ chức xã hội ở NB, ban đầu những lưu dân đến vùng đất này
    đã tự biết phân bố theo đơn vị cư trú như xã, ấp. Xã, ấp của người NB thường tập
    hợp những cư dân đến từ nhiều vùng miền và nhiều họ tộc khác nhau. Vì thế, họ
    gắn bó với nhau theo quan hệ láng giềng, hàng xóm chứ không còn theo mối quan
    hệ dòng họ tộc huyết thống như ở nơi cố hương.
    Về lao động sản xuất, đến với vùng đất mới, người dân NB làm rất nhiều
    nghề khác nhau, nhưng chủ yếu là làm nghề nông và do sớm biết được kĩ thuật canh
    tác kiểu kết hợp chặt chẽ giữa ruộng và vườn nên việc phát triển về đời sống kinh tế
    của họ mang được đặc điểm riêng, khác biệt so với các vùng miền trên cả nước.
    Điều này đã tạo nên một nét văn hóa hết sức độc đáo trong đời sống sinh hoạt, sản
    xuất của cư dân nơi đây mà người ta còn gọi đó là “văn hóa miệt vườn”, hay “văn
    minh miệt vườn”, hoặc “văn hóa sông nước”, “văn minh sông nước”,
    1.1.3.3. Văn hóa Nam Bộ in đậm dấu ấn của các yếu tố vật thể
    Cũng theo các tài liệu lịch sử và văn hóa nghiên cứu về vùng đất NB, chúng
    tôi nhận thấy VHNB in đậm dấu ấn của các yếu tố vật thể như sau:
    Về việc cư trú, do điều kiện thiên nhiên ưu ái, khoản đãi nên cuộc sống
    người dân nơi đây luôn được sung túc, thoải mái. Hơn nữa, điều kiện khí hậu NB
    quanh năm mát mẻ, ít bão tố, rét mướt như các vùng miền khác trên cả nước nên đã
    ảnh hưởng đến văn hóa cư trú của lưu dân NB, như thích sống tạm bợ, ít phải lo
    xa, . Chẳng hạn, việc làm nhà ở, người dân nơi đây không cần xây dựng kiến cố
    như cư dân ở miền Bắc, miền Trung để nhằm phòng tránh thiên tai bão lũ, hoặc
    những lúc thời tiết nóng, rét khắc nghiệt bất thường, mà họ thường tận dụng các vật
    liệu tự nhiên có sẵn, như mắm, đước, tràm, tre nứa, để làm cột, kèo; dùng lá dừa
    nước, lá thốt nốt, cỏ tranh, để lợp mái và đóng vách. Cho nên, nhà ở của họ
    thường tềnh toàng, tạm bợ, vì nếu như điều kiện làm ăn thấy không được thuận lợi
    thì dễ bề dỡ bỏ nhà cửa để di chuyển đi nơi khác mà tìm kế sinh nhai mới. Ngoài ra,
    NB vốn là Đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng và thấp trũng nên khi mùa mưa về thì 25

    thường bị ngập lụt, vì thế, người dân nơi đây biết cách làm nhà ở sao cho phù hợp
    với địa hình và điều kiện môi trường sông nước qua các mô hình, như nhà sàn, nửa
    sàn nửa đất hay nhà trên thuyền, ghe, .
    Việc đi lại, vận chuyển cũng được người dân nơi đây lựa chọn những
    phương tiện sao cho phù hợp với điều kiện của địa hình nơi đây. Ở trên đất liền thì
    các cư dân NB xưa kia thường đi bộ, có khi dùng xe bò, xe ngựa, xe thồ, . đối với
    vùng sông nước thì họ dùng xuồng, ghe, thuyền, bè, . Đặc biệt, ở miền Tây Nam
    Bộ, kênh rạch vốn rất chằng chịt, nên việc sử dụng xuồng, ghe của cư dân nơi đây là
    điều hết sức quan trọng và thiết yếu. Đối với họ, xuồng, ghe không chỉ là phương
    tiện di chuyển, vận chuyển hàng hóa mà còn được xem là “nhà ở” để lưu động đây
    đó cho những người làm ăn, mưu sinh trên sông nước, như nuôi cá, thương hồ, chài
    lưới,
    Đối với văn hoá ẩm thực, NB vốn là vùng đồng bằng rộng lớn, kênh rạch
    chằng chịt, sông nước mênh mang nên khoản đãi cho con người nhiều sản vật từ lúa
    gạo cho đến cây trái, đặc biệt nguồn thủy sản thì vô cùng phong phú, đa dạng, như
    tôm, cá, ốc, lươn, rùa, rắn, nghêu, sò, . Do đó, trong cơ cấu bữa ăn của người NB
    luôn bắt nguồn từ sản vật thiên nhiên ưu ái, ban tặng. Tuy nhiên, do điều kiện phải
    bận bịu với công việc lao động, nên các món ăn thường không được người dân nơi
    đây chế biến một cách cầu kỳ, tỉ mỉ như người miền Bắc, Trung mà họ chỉ chế biến
    sơ sài, qua loa, sao cho nhanh gọn nhất. Ví dụ, các món ăn khoái khẩu của lưu dân
    từ thời đi khai khẩn đất hoang cho đến ngày nay vẫn còn được ưa chuộng, như cá
    lóc nướng trui, chuột đồng nướng rơm, gà nướng đất, . Những món ăn và cách chế
    biến này vừa nhanh gọn đảm bảo hoàn cảnh sinh hoạt lao động của họ vừa không
    phải tốn nhiều thời gian, công sức mà cũng rất dễ kiếm ở ngay trong vườn ao của
    nhà ở điều kiện môi trường sông nước này. Còn đối với đồ uống thì người dân nơi
    đây thường có thói quen thích uống nước lã. Nó vừa phù hợp với điều kiện nắng nôi
    cũng như vừa thích ứng với công việc lao động nặng nhọc của họ. Từ thói quen đó,
    khi uống rượu hay trà thì họ cũng thích pha loãng chứ không uống rượu có nồng độ
    cao, hay thưởng thức trà đậm như người dân các vùng miền khác. Tất cả đã tạo nên 26

    nét văn hóa ẩm thực của người NB mang đặc điểm riêng và có nét khác biệt so với
    các vùng miền trên cả nước.
    Về trang phục, do sống trong điều kiện môi trường thiên nhiên quanh năm
    nóng ẩm và phải quần quật với những công việc nặng nhọc trên cánh đồng nên
    người NB cũng thiết kế và lựa chọn những trang phục sao cho vừa thích ứng với
    môi trường thiên nhiên lại vừa phù hợp, tiện lợi cho điều kiện sinh hoạt, lao động
    của mình. Trang phục truyền thống của người NB thường mặc là áo bà ba sẫm màu
    và choàng thêm khăn rằn, được dùng cho cả nam lẫn nữ. Những trang phục này vừa
    rất dung dị, tiện lợi, thoải mái trong sinh hoạt, cả trong lao động sản xuất mà vừa
    kín đáo, duyên dáng. Từ đó tạo nên văn hóa trang phục người dân NB mang nét đẹp
    riêng và họ rất đỗi tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục này.
    1.1.3.4. Văn hóa Nam Bộ in đậm dấu ấn các yếu tố phi vật thể
    Dựa vào các tài liệu lịch sử và văn hóa nghiên cứu về vùng đất NB, chúng tôi
    nhận thấy VHNB in đậm dấu ấn các yếu tố phi vật thể như sau:
    Về tôn giáo, tín ngưỡng, do nhiều dân tộc cùng cộng cư nên NB đã hội đủ cả
    6 tôn giáo lớn của nước ta, như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài,
    Hòa Hảo, Hồi giáo. Có thể nói, đây là khu vực đứng đầu trong cả nước về số lượng
    tín ngưỡng tôn giáo. Tuy nhiên, các tôn giáo, tín ngưỡng ở NB có điểm chung là
    luôn có sự dung hòa và tạo nên sự gần gũi, phù hợp với nhận thức, tâm lí của các
    tộc người nơi đây. Điều này đã chứng minh cho thấy ở NB, mặc dù có nhiều tôn
    giáo khác nhau nhưng từ trước đến nay ít xảy ra những chuyện xung đột vì tôn giáo.
    Hơn nữa, dù là tôn giáo nào cũng đều khuyên dạy con người làm lành, lánh ác, biết
    hiếu đễ với ông bà, cha mẹ, biết yêu thương đùm bọc, đoàn kết với nhau từ những
    người thân thuộc trong gia đình cho đến mọi người trong xã hội. Chính vì thế, từ
    xưa cho đến ngày nay, các tôn giáo ở NB đã và đang cùng chung tay góp sức xây
    dựng xã hội phát triển lành mạnh, tiến bộ và tốt đẹp.
    Về phong tục tập quán, lễ hội, các tộc người sống trên vùng đất NB đều có
    những phong tục, tập quán, lễ hội riêng. Tuy nhiên, trong quá trình cộng cư, các dân
    tộc luôn có sự giao thoa, ảnh hưởng lẫn nhau. Điều này đã tạo cho những phong tục, 27

    tập quán và lễ hội của các dân tộc ở NB có nét tương đồng. Bởi các phong tục, tập
    quán và lễ hội đều mang nếp sinh hoạt chung của cư dân nông nghiệp ở miền sông
    nước, như làm nhà ven sông, di chuyển bằng xuồng ghe, lễ hội đua ghe ngo, đua
    trâu, bò, nghinh ông, . Tất cả đã tạo nên nét văn hóa sinh hoạt tinh thần của người
    NB mang được đặc điểm riêng biệt so với các phong tục, tập quán, lễ hội của cư dân
    ở những vùng miền khác trên cả nước. Nói chung, các phong tục, tập quán, lễ hội ở
    NB đều thể hiện được tinh thần lạc quan và ước mơ khát vọng về cuộc sống bình
    an, tốt đẹp của người dân nơi đây.
    Về văn học, vào cuối thế kỉ XVI, những lưu dân đến vùng đất NB để lập
    nghiệp phần lớn là thuộc tầng lớp dưới của xã hội phong kiến nên đa số họ bị mù
    chữ. Do đó, dòng văn học dân gian được thể hiện bằng phương thức truyền miệng
    giai đoạn này đã phổ biến và phát triển rất mạnh mẽ nhằm đáp ứng cho nhu cầu sinh
    hoạt văn hóa tinh thần của họ. Hơn nữa, những nội dung của các tác phẩm văn học
    dân gian đều ca ngợi, đề cao cái thiện, cái tốt, căm ghét cái xấu, cái ác và ước mơ
    con người, xã hội tốt đẹp, Chính vì thế, văn học dân gian ở NB vừa thể hiện được
    ước mơ, khát vọng, vừa phù hợp với trình độ nhận thức cũng như tâm tư tình cảm
    của người dân nơi đây. Từ đó làm cho dòng văn học dân gian ở NB được nở rộ
    ngay những buổi đầu đi mở đất với nhiều thể loại, như thần thoại, truyền thuyết, cổ
    tích, truyện cười, tục ngữ, ca dao,
    Bên cạnh dòng văn học dân gian, vào giai đoạn này ở NB còn xuất hiện dòng
    văn chương bác học. Dòng văn học này hẳn là phát triển chậm hơn so với miền Bắc,
    miền Trung. Bởi những lưu dân có học thức, biết chữ nghĩa từ các miền ngoài đến
    nơi đây lập nghiệp khá muộn. Ban đầu họ cũng sử dụng chữ Hán và chữ Nôm để
    sáng tác và mãi về sau này thì mới dùng đến chữ Quốc ngữ.
    Văn chương bác học NB ở buổi đầu được thể hiện qua các nhóm sáng tác
    tiêu biểu, như nhóm Chiêu Anh Các với hàng chục nhà thơ, trong đó nổi bật là nhà
    thơ Mạc Thiên Tứ. Còn nhóm Gia Định tam gia thi xuất hiện những gương mặt văn
    nhân xuất sắc, như Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Riêng nhóm Bạch Mai thi
    xã được thành lập giữa thế kỷ XIX, do những sĩ phu NB từng xướng vịnh ở gò Cây 28

    Mai sáng lập và sớm chuyển đổi thành dòng văn học yêu nước, với những tên tuổi
    lớn, như Nguyễn Đình Chiểu, Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân, Thủ khoa Bùi Hữu
    Nghĩa, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Huỳnh Mẫn Đạt, Trong đó, NĐC được
    xem là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học NB nói riêng, của dân tộc nói chung ở
    giai đoạn cuối thế kỉ XIX. Nhìn chung, nội dung chủ yếu của văn chương bác học
    NB lúc bấy giờ là tập trung ca ngợi cảnh đẹp quê hương, ca ngợi cuộc sống khẩn
    hoang và tinh thần yêu nước, tự cường, tự chủ của lưu dân trên vùng đất mới.
    Bên cạnh những tác phẩm văn chương được các nhóm sáng tác trên, ở NB
    lúc bấy giờ còn xuất hiện những tác phẩm văn chương được du nhập từ Trung
    Quốc, như Tam Quốc, Thủy Hử, Đông Chu Liệt Quốc, Những tác phẩm này được
    người dân nơi đây đón nhận rất nồng nhiệt và rất ưa thích. Bởi nó không những hấp
    dẫn về nội dung mà quan trọng hơn là ở các hình tượng nhân vật chính diện đều
    mang được những tính cách, khẩu khí gần giống với họ. Chính vì thế, những tác
    phẩm văn chương này được xem là một bộ phận của văn chương bác học ở NB. Từ
    đó góp phần làm phong phú thêm dòng văn học bác học ở NB ở buổi ban đầu này.
    Về loại hình nghệ thuật, các tộc người ở NB như Việt, Hoa, Khmer,
    Chăm, đều có loại hình sinh hoạt nghệ thuật riêng. Điều này đã tạo cho loại hình
    nghệ thuật của cộng đồng cư dân ở NB trở nên hết sức đa dạng và phong phú.
    Chẳng hạn, người Việt có các loại hình nghệ thuật tiêu biểu, như cải lương, đờn ca
    tài tử, hát bội, người Hoa thì có: múa lân sư rồng, kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ,
    thư pháp, tranh kiếng, người Khmer lại có: múa, âm nhạc, sân khấu, kiến trúc,
    điêu khắc, hội hoạ, trang trí, người Chăm thì có các hoạt động nghệ thuật như ca,
    múa, kịch, kiến trúc, điêu khắc, Có thể nói, loại hình nghệ thuật của mỗi dân tộc
    ở NB vừa tạo được sắc màu riêng, vừa phù hợp với điều kiện sinh hoạt nơi đây. Từ
    đó góp phần làm cho loại hình nghệ thuật của dân tộc Việt Nam nói chung trở nên
    phong phú, thêm đa sắc màu.
    Nói đến đặc điểm VHNB không thể không nói đến ngôn ngữ. Do các yếu tố
    môi trường tự nhiên và xã hội (đã phân tích ở trên) đã tác động, ảnh hưởng sâu sắc
    đến việc hình thành, phát triển ngôn ngữ NB. Theo các tài liệu nghiên cứu về ngôn 29

    ngữ NB, các tác giả đều khẳng định yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội đã tác
    động, ảnh hưởng đến ngôn ngữ NB. Cụ thể, về yếu tố môi trường tự nhiên, NB là
    vùng Đồng bằng tương đối bằng phẳng và có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, sông
    nước mênh mang. Chính vì thế, giọng nói của lưu dân NB luôn được thanh thoát,
    ngân dài, nhẹ nhàng và trong trẻo hơn so với giọng nói đục, trầm của người miền
    Trung, hay giọng mạnh, cao của người miền Bắc. Bởi giọng nói của họ không bị lấn
    át của tiếng sóng vỗ của dải đất hẹp miền Trung, hay bị cản trở, che chắn do núi đồi
    trùng điệp như ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Còn về yếu tố môi trường xã hội, cộng
    đồng lưu dân nơi đây vốn từ miền Bắc và miền Trung di cư vào Nam để khai phá
    lập nghiệp vào khoảng nửa cuối thế kỉ XVI. Khi đến vùng đất mới và trong quá
    trình cộng cư, hoạt động giao tiếp giữa họ với các cư dân bản địa mà chủ yếu là
    người Khmer, Chăm đã tạo điều kiện cho việc giao lưu, tiếp xúc văn hóa. Cụ thể,
    giọng nói của lưu dân miền Trung dần dần được biến đổi nhẹ hơn, giảm bớt độ
    nặng, độ đục chát khi phát âm. Còn đối với giọng nói của lưu dân miền Bắc thì độ
    luyến láy các phụ âm xát được điều tiết, thanh thoát, nhẹ nhàng hơn. Hơn nữa, tính
    cách bộc trực, phóng khoáng, thoải mái của người NB cũng làm cho ngôn ngữ giao
    tiếp của họ trở nên mộc mạc, ít trau chuốt, gọt giũa, nghĩ sao nói vậy, ngắn gọn,
    miễn là diễn đạt được ý mình muốn nói. Tất cả những yếu tố trên đã hình thành nên
    ngôn ngữ NB mang những đặc điểm riêng biệt so với tiếng Việt phổ thông. Từ đó
    góp phần làm phong phú và giàu có thêm ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam.
    Tóm lại, cùng nằm trong không gian chung của đất nước Việt Nam, nhưng
    NB lại có yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội mang đặc điểm riêng nên có sự khác
    biệt so với các vùng miền trên cả nước. Điều này đã hình thành nên nét VHNB hết
    sức độc đáo. Chính nét độc đáo này ít nhiều có ảnh hưởng đến thơ văn NĐC. Cho
    nên khi xây dựng hình tượng nhân vật, NĐC đã tạo được nét đẹp rất riêng mang
    đậm tính cách của người NB, như trọng nghĩa khinh tài; cương trực thẳng thắn, yêu
    ghét phân minh; coi trọng thực tiễn và thiết thực; hào hiệp phóng khoáng; tinh thần
    yêu nước mang sắc thái riêng; ứng xử có văn hóa, hợp tình, hợp nghĩa; luôn hòa
    quyện, gắn bó với thiên nhiên NB. Và chính các đặc điểm văn hóa này mà ngôn ngữ 30

    nghệ thuật trong thơ văn NĐC cũng mang đậm chất NB, gắn liền với cách nói, cách
    nghĩ, cách cảm của người dân nơi đây. Những điều này sẽ được trình bày cụ thể ở
    mục sau.
    1.2. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu phản ánh sinh động vẻ đẹp của văn
    hóa Nam Bộ
    1.2.1. Vẻ đẹp con người Nam Bộ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
    1.2.1.1. Trọng nghĩa khinh tài
    Trọng nghĩa khinh tài là một trong những tính cách nổi bật của người dân
    NB. Họ vốn là những lưu dân phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, bỏ lại gia đình,
    dòng tộc của mình để tìm đến xứ sở này khai hoang, lập nghiệp với đôi bàn tay
    trắng mà không có thân nhân, quyến thuộc. Cuộc sống mới ở nơi xứ lạ buộc họ phải
    tự ý thức trong việc kết thân với những người láng giềng xa lạ để tạo mối quan hệ
    gắn bó, đoàn kết và cùng hợp tác trong lao động sản xuất cũng như giúp đỡ, che chở
    nhau khi gặp hoàn cảnh khó khăn “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” (Tục ngữ).
    Cho nên, trong đối nhân xử thế, người dân NB luôn cảm thông với những ai đồng
    cảnh ngộ như họ và sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ, che chở nhau chứ không cần sự trả
    ơn, báo đáp, hay suy tính thiệt hơn.
    Bằng các hình tượng nhân vật điển hình, NĐC đã làm nổi bật vẻ đẹp “Hành
    hiệp trượng nghĩa” của người dân NB. Trong tác phẩm LVT, tác giả không những
    đề cao chuyện “trung, hiếu, tiết, hạnh”: “Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết
    hạnh làm câu trau mình” (LVT – 5) mà còn ngợi ca chuyện đạo đức nghĩa nhân
    trong mối quan hệ ứng xử giữa người với người. Cho nên, không phải ngẫu nhiên
    mà chữ “nghĩa, nghì, ngãi” trong tác phẩm được NĐC nhắc lại rất nhiều lần. Việc
    nhắc lại nhiều lần chữ “nghĩa” như thế cho thấy, tác giả đã thấm nhuần sâu sắc tư
    tưởng nhân nghĩa của nhân dân, nhất là của người NB lúc bấy giờ. Nhân vật LVT,
    một mình xông vào đánh bọn cướp Phong Lai để cứu KNN cũng vì nghĩa. Cũng vì
    mến nghĩa LVT cứu mình mà KNN đã tự vẽ bức tượng để thờ và nguyện thủy
    chung suốt đời với chàng. Ngay cả nhân vật đày tớ Tiểu đồng, ngỡ LVT đã chết nên
    chàng ta quyết một lòng trung thành với chủ bằng cách ở lại nơi đất khách quê 31

    người để che chòi giữ mộ Vân Tiên cho đến những ba năm cũng là vì nghĩa, . Tất
    cả những hành động của các hình tượng nhân vật ấy đều mang tinh thần trọng
    nghĩa: "Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng" (LVT –
    179). Cũng vì trọng nhân nghĩa nên họ khinh tài, xem tiền tài, vật chất như áng phù
    vân: “Tiền tài như phấn thổ/ Nghĩa trọng tợ thiên kim ” (Ca dao). Đối với họ nhân
    nghĩa mới là cái đáng quý trọng và cần phải dành cho nhau. Cho nên, khi làm việc
    nghĩa, các hình tượng nhân vật trong thơ văn NĐC đều quên mình, xả thân để cứu
    giúp người khác chứ không hề nghĩ đến chuyện đáp đền công ơn. Sau khi dẹp tan
    bọn cướp hung hãn, LVT đã đến bên kiệu ân cần hỏi han người gặp nạn và khi biết
    KNN có ý muốn xin được đền đáp công ơn, thì chàng một mực thẳng thắn, chối từ:
    “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” (LVT – 176). Hay, nhân vật ông Ngư cùng cả
    gia đình đã tận tình cứu chữa cho LVT, khi bị tên Trịnh Hâm hãm hại đẩy xuống
    sông sâu, nhưng nghe LVT nói đến chuyện đền ơn, đáp nghĩa thì lão Ngư cũng
    khẳng khái khước từ: “Ngư rằng: lòng lão chẳng mơ/ Dốc lòng nhân nghĩa há chờ
    trả ơn” (LVT - 963), .
    Không chỉ các hình tượng nhân vật trong tác phẩm Lục Vân Tiên mà ở Ngư
    Tiều y thuật vấn đáp, hình tượng nhân vật Kì Nhân Sư cũng hành động vì nghĩa.
    Bằng tất cả tấm lòng đức độ của người thầy thuốc, Kì Nhân Sư đã hết lòng chữa
    bệnh cho bất cứ những ai, kể cả “đứa ăn mày” khốn khổ chứ không phân biệt giàu
    nghèo, giai cấp và tuyệt nhiên không màng lợi danh: “Ăn mày cũng đứa trời sinh/
    Bệnh còn cứu đặng, thuốc đành cho không” (Ngư Tiều y thuật vấn đáp – 1243).
    Hoặc, ở tác phẩm DTHM, cũng vì nghĩa mà nhân vật Tần Khanh đã sẵn lòng nhận
    Xuân Tuyết, Thu Băng, hai con của Hà Mậu đang gặp hoạn cảnh bơ vơ, không nơi
    nương tựa về làm con nuôi mà không một chút đắn đo, tính toán: “Tuyết, Băng là
    gái của Trời/ Ta xin nuôi lấy, cải đời theo ta” (DTHM – 2455),
    Có thể nói, tính cách trọng nghĩa khinh tài của các hình tượng nhân vật trong
    thơ văn NĐC đã làm toát lên vẻ đẹp tính cách của người NB. Họ là những người
    luôn coi trọng đạo đức nghĩa nhân, sống hết lòng vì đời, vì người và xem việc cứu 32

    giúp, cưu mang những người gặp hoạn nạn là bổn phận, trách nhiệm và nghĩa vụ hết
    sức tự nhiên của bản thân mà không hề tiếc nuối, đắn đo, hay để mưu cầu danh lợi.
    1.2.1.2. Cương trực, thẳng thắn, yêu ghét phân minh
    Như trên đã trình bày, lưu dân ở NB vốn xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ,
    thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Đến với vùng đất mới, họ như
    được cởi trói, sổ lồng và luôn mong muốn thay đổi số phận, cuộc đời. Vì thế, họ
    luôn có khát vọng mãnh liệt làm lại cuộc đời, sống tốt hơn, đẹp hơn. Hơn nữa, đến
    với vùng đất mới cốt yếu là để mưu sinh nên họ ít quan tâm đến chuyện học hành.
    Nếu có học thì cũng chỉ cần biết chút ít chữ nghĩa để ghi chép phục vụ cho buôn
    bán, hay hiểu được luật làng, phép nước chứ họ không nhằm mục đích để làm quan
    “vinh thân phì gia”, hoặc, cũng không như người nông dân ở miền Bắc, miền Trung
    lo tu chí chuyện học hành để nhằm đổi đời. Cho nên, ngay trong cách nói năng, giao
    tiếp hằng ngày, người NB thường không cần phải nhiều lời và khi nói ra cũng
    không cần phải trau chuốt từ ngữ cho thật bóng bẩy mà nói sao miễn người nghe
    hiểu rõ ý mình là được. Vì thế, khi giao tiếp, họ thích nói thẳng, không quanh co úp
    mở, vòng vo và cũng không quá giữ kẽ, hay dài dòng hoa mỹ. Người NB là thế,
    nghĩ sao nói vậy “ăn ngay, nói thẳng”, nhưng trong lòng họ không có ác ý và khi đã
    nói xong thì coi như phủi bỏ hết chứ không phải ghi lòng, để dạ đợi khi có cơ hội
    thì hiềm khích nhau: “Họ không phải là người sống nội tâm, chuộng suy tư, mà là
    những người ưa hành động. Trong ứng xử, họ bộc trực thẳng thắn, ít chữ nghĩa, văn
    chương rào đón” [155, 327]. Chính điều này đã hình thành nên tính cách rất riêng ở
    người NB: cương trực, thẳng thắn, yêu ghét phân minh.
    Đến với thơ văn NĐC, người đọc dễ dàng nhận thấy tính cách cương trực,
    thẳng thắn được thể hiện ngay trong lời nói và cả cử chỉ hành động của các hình
    tượng nhân vật. Ở truyện LVT, ông Quán dù chỉ là người bán thức ăn cho khách qua
    đường, nhưng những lời ông nói ra luôn tỏ rõ được tính cách cương trực, thẳng thắn
    của mình. Cụ thể, ông đã cười chê thẳng thừng, không chút kiêng dè đối với hai tên
    Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, những kẻ bất tài đồ thơ: “Quán rằng: Cười kẻ bất tài đồ thơ”
    (LVT - 469). Hoặc, biết được Tử Trực thi đỗ trở về tìm LVT, Võ Công mưu mô, dụ 33

    dỗ chàng yêu con gái hắn để nhằm trục danh lợi thì liền bị chàng mắng te tát vào
    mặt y: “Nói sao không biết hổ thàm/ Người ta há phải là cầm thú sao?” (LVT –
    1240), .
    Không những thế, tính cách này còn được thể hiện rõ qua hành động quyết
    đoán, mạnh mẽ ở các hình tượng nhân vật. Sau bao năm đèn sách “sôi kinh nấu sử”,
    “võ nghệ tinh thông”, LVT xin thầy về thăm nhà để chuẩn bị đi thi. Trên đường về,
    gặp cảnh bọn cướp đang quấy nhiễu, dân lành, LVT không chút do dự, đắn đo mà
    liền ra tay hào hiệp, dũng cảm “bẻ cây làm gậy xông vô” đánh cho tan tác bọn cướp
    Phong Lai tác oai, tác quái để cứu giúp người gặp nạn. Hoặc, hình tượng nhân vật
    Kì Nhân Sư, vốn là một lương y rất giỏi, suốt đời luôn có khát vọng cứu chữa bệnh
    cho dân, giúp đời. Trước tình cảnh đất nước bị giặc Liêu xâm lược, tỏ rõ thái độ
    căm thù và bất hợp tác với giặc bằng hành động rất khẳng khái, quyết liệt là ông đã
    tự xông mù đôi mắt của mình để giữ được trọn đạo trung hiếu với nhân dân: “Sự đời
    thà khuất đôi tròng thịt/ Lòng đạo xin tròn một tấm gương” (Ngư Tiều y thuật vấn
    đáp - phần thơ XCIII), .
    Bên cạnh đó, tính cách cương trực, thẳng thắn còn được thể hiện rõ ở thái độ
    yêu, ghét phân minh: “Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương” (LVT – 504). Đối
    với thái độ yêu thương, thông qua tình cảm của các hình tượng nhân vật trong tác
    phẩm, tác giả luôn hướng tới những người dân đen gặp bao hoạn cảnh, đau khổ. Họ
    là những người thuộc tầng lớp dưới đáy của xã hội phong kiến chịu nhiều thiệt thòi,
    đắng cay. Bản chất họ vốn hiền lành, chất phác, quanh năm chỉ biết quanh quẩn bên
    “thửa ruộng, mảnh vườn” lo vun vén cho miếng cơm manh áo: “Côi cút làm ăn,
    toan lo nghèo khó” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) nhưng gặp bao hoạn cảnh, khó
    khăn mà bọn vua quan nào đoái hoài, quan tâm: “Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang”
    (LVT – 482), hay, bị bọn giặc nhẫn tâm tra tấn, giết choc chẳng được ai cứu giúp:
    “Phạt cho đến người hèn kẻ khó, thâu của quay treo, tội chẳng tha con nít đàn bà,
    đốt nhà bắt vật/Trải mười mấy năm trầy khốn khó, bị khảo, bị tù, bị đày, bị giết, trẻ
    già nghe nào xiết đến tên” (Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh), . Không những thể
    hiện tình cảm yêu thương dân đen lầm than, đau khổ mà tác giả còn hướng tới 34

    những đấng anh hùng, như Phan Tòng, Trương Định, Họ là những người con đất
    Việt trung trinh, hào hiệp hết lòng vì dân, vì nước: “Quan Phan thác trọn chữ
    trung-thần/ Ôm tiếng như người cũng nghĩa dân” (Điếu Phan Tòng); “Vì nước tấm
    thân đã nấy, còn mất cũng cam; Giúp đời cái nghĩa đáng làm, nên hư nào nại”
    (Văn tế Trương Định), . Còn đối với thái độ căm ghét, cũng thông qua hình tượng
    nhân vật trong tác phẩm, NĐC đã bộc lộ thái độ căm phẫn “ghét cay, ghét đắng”
    những cái ác, cái xấu đang diễn ra trong xã hội lúc bấy giờ. Trước tiên là căm ghét
    những tên vua xấu xa, độc ác: “Ghét đời Kiệt Trụ mê dâm” (LVT – 481); “Ghét đời
    U Lê đa đoan” (LVT – 483), Đó là những ông vua đại diện cho kẻ xấu làm ác
    trong xã hội phong kiến đương thời. Thứ đến là căm ghét bọn quan lại, bọn thầy
    bói, lang băm gian xảo, bịp bợm, đầy dẫy trong xã hội lúc bấy giờ: “Đời xưa tôi
    nịnh biết bao/ Thái sư nay cũng khác nào đời xưa” (LVT – 1931); “Kêu là thầy
    pháp dối lừa thế gian” (DTHM - 776), . Chúng đại diện cho bọn bất nhơn, bất
    nghĩa, bọn “sâu dân, mọt nước” trong xã hội cần phải loại trừ. Đặc biệt, bọn thực
    dân Pháp xâm lược, thái độ căm ghét của tác giả cũng như bao đồng bào NB đã lên
    đến đỉnh điểm “Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”; “muốn tới ăn gan”; “muốn
    ra cắn cổ” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc), . Từ thái độ căm phẫn ấy đã biến thành
    lòng căm thù mãnh liệt được bộc lộ thành tiếng chửi sâu cay nhất: “Bát cơm manh
    áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). Đối với người NB
    nói riêng, người Việt Nam nói chung, việc lôi cả tông chi, họ hàng “ông cha” ra để
    mắng chửi là điều hết sức tối kị nên tiếng chửi này càng mang sức nặng lớn và
    mạnh mẽ nhất. Không chỉ chửi bọn giặc cướp nước mà NĐC còn chửi cả bọn theo
    Tây rắp tâm bán nước cầu vinh: “Dù đui mà khỏi danh nhơ/ Còn hơn có mắt ăn dơ
    tanh rình” (Ngư Tiều y thuật vấn đáp – 2793). Hơn thế nữa, ông còn lớn tiếng chê
    trách những kẻ đang tâm làm tay sai cho giặc: “Sống làm chi theo quân tả đạo,
    quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; Sống làm chi ở lính mã tà, chia
    rượu lạt, gậm bánh mì, nghe càng thêm hổ” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc), . Đối với
    những kẻ lầm đường, lạc lối, NĐC luôn tìm mọi lời lẽ để khuyên răn bản thân họ
    thấy được lẽ thiệt hơn mà tự hối cải, tìm đường trở về: “Trối ra ai sức muông săn/ 35

    Một mai hết thỏ cọp ăn đến mình” (DTHM – 876), Nhưng với bọn ngoan cố,
    NĐC cũng thẳng thừng đấu tranh mạnh mẽ không chút khoan nhượng: “Chở bao
    nhiêu đạo thuyền không khẳm/Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” (DTHM – 1556).
    Có thể nói, tính cách cương trực, thẳng thắn và yêu ghét phân minh ở các
    hình tượng nhân vật trong thơ văn NĐC đã làm sáng rõ hơn vẻ đẹp của khí phách,
    rắn rỏi, trung trinh của người NB. Họ luôn đứng trên lập trường chính nghĩa, cương
    trực từ lời nói, hành động cho đến thái độ yêu ghét. Tất cả đều luôn thống nhất, hòa
    quyện vào nhau làm một tạo nên con người chính trực, thẳng ngay, không bao giờ
    xu nịnh, hay chịu ép mình luồng cúi trước mọi thế lực hay cường quyền nào. Điều
    này thật đáng mến và đáng trân trọng biết bao.
    1.2.1.3. Coi trọng thực tiễn và thiết thực
    Cuộc sống của lưu dân trên vùng đất NB vào những buổi đầu lập nghiệp luôn
    phải đối mặt với biết bao những bất trắc từ phía môi trường thiên nhiên và xã hội
    (cọp beo, giặc cướp) cho nên họ rất cần có sức khỏe và võ nghệ cho cuộc đương
    đầu, chống chọi để sinh tồn và phát triển. Hơn nữa, những người di cư vào Nam
    phần đông là dân nghèo khổ nên đến vùng đất mới này cốt yếu là để mưu sinh.
    Chính vì thế, trong quan niệm, họ luôn coi trọng việc làm ăn và võ nghệ hơn là chữ
    nghĩa văn chương. Hay nói cách khác, người NB coi trọng thực tiễn hơn là lí luận
    trừu tượng, thích những gì thực tế nhất “Có thực mới vực được đạo” (Tục ngữ).
    Đúng như tác giả Trần Ngọc Thêm đã từng khẳng định về tính cách này ở người
    NB: “Tính thiết thực Nam Bộ biểu hiện ở việc trọng nội dung hơn hình thức: Người
    Nam Bộ ăn, mặc, ở, tư duy, giao tiếp đều rất mộc mạc, giản dị, không cầu kỳ, ”
    [207, 3].
    Bằng tài năng của mình, NĐC đã gửi gắm nét đẹp tính cách này vào trong
    các hình tượng nhân vật hết sức tự nhiên. Ở tác phẩm LVT, nhân vật LVT, tuy là thư
    sinh nhưng lại rất giỏi võ nghệ, một mình mà chàng đánh cả bọn cướp Phong Lai
    hung hãn. Hay, hình tượng nhân vật Hớn Minh vốn cũng là thư sinh nhưng có võ
    nghệ và sức mạnh rất phi thường. Trên đường đi thi, gặp tên con quan ỷ thế, cậy
    quyền ức hiếp gái nhà lành, chàng liền ra tay trừng trị “bẻ đi một giò” chẳng thà bỏ 36

    dở con đường công danh còn hơn vô cảm trước tình cảnh “trái tai, gai mắt” ấy.
    Cũng vì coi trọng thực tiễn và đề cao những điều thiết thực mà các hình tượng nhân
    vật trong tác phẩm DTHM, như đạo sĩ, ông Ngư, ông Tiều, cô gái hái dâu đều mỉa
    mai, chê trách việc Dương Từ vì quá u mê theo đạo Phật mà cạo đầu đi tu, bỏ vợ
    con nheo nhóc, trốn tránh trách nhiệm với gia đình và xã hội. Tương tự, nhân vật Hà
    Mậu cũng bị chê trách vì u mê theo đạo Chúa rốt cục chẳng được lợi ích gì mà
    ngược lại còn chuốc thêm thứ mê tín dị đoan vào bản thân. Một điều đáng lưu ý nữa
    là trong thơ văn NĐC còn xuất hiện rất nhiều những nhân vật quyền uy như Sở
    Vương, Tấn Vương, quan Thái sư, nhưng mặc nhiên không có xã hội quyền quý,
    không có đời sống nơi thâm nghiêm cao sang, hay chốn xa hoa của cung đình.
    Hoặc, thơ văn ông cũng xuất hiện nhiều những hạng người gian xảo, lọc lừa, như
    thầy lang, thầy bói, thầy cúng, Trịnh Hâm, nhưng cũng không phải là nơi của
    cuộc sống ở thị thành náo nhiệt, bon chen. Có thể nói, thế giới trong tác phẩm của
    NĐC là thế giới của cuộc sống ở thôn, ấp, làng quê rất bình dị, mộc mạc đúng như
    cuộc sống thực tế đang diễn ra của xã hội NB lúc bấy giờ. Do đó, cho dù trong tác
    phẩm có xuất hiện chốn xa hoa, hay cảnh tiên bồng, hoặc chốn âm phủ thâm sâu đi
    chăng nữa thì cũng không khác gì cảnh phàm trần, những gì xảy ra luôn đúng và
    gần gũi với thực tại xã hội NB mà tác giả đang sống.
    Như vậy, tính cách coi trọng thực tiễn và thiết thực của các hình tượng nhân
    vật trong thơ văn NĐC là một trong nét tính cách đẹp đẽ của người NB. Họ không
    thích những gì xa lạ, cao sang mà luôn ưa chuộng những thứ bình dị, gần gũi và
    thiết thực nhất cho bản thân, gia đình, họ hàng và láng giềng thôn xóm cũng như
    mối quan hệ, cách ứng xử với nhau bằng tình nghĩa, đạo đức hết sức sáng trong,
    chân tình và tốt đẹp nhất.
    1.2.1.4. Hào hiệp, phóng khoáng
    Khi nhắc đến người miền Nam, người ta không thể không nhắc đến tính cách
    hào hiệp, phóng khoáng. Có thể nói, đây là tính cách mang rõ dấu ấn nhất của người
    dân ở vùng đất mới này. Người NB có được tính cách ấy là do điều kiện môi trường
    thiên nhiên nơi đây vốn ưu đãi, ban tặng “Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” (Ca 37

    dao), cho nên đời sống kinh tế của họ lúc nào cũng luôn dư dật, thoải mái, không bị
    gò bó, câu thúc. Ngoài ra, đến nơi đây lập nghiệp “cô thân độc mã” không có người
    thân thích, ruột thịt nên họ rất mến và hiếu khách, đặc biệt là những người đồng
    cảnh ngộ: “Có khách đến nhà, đầu tiên gia chủ dâng trầu cau, sau đó dâng cơm
    bánh, tiếp đãi trọng hậu không kể người thân sơ, quen lạ, tông tích ở đâu ắt đều thâu
    nạp khoản đãi, cho nên người đi chơi không cần đem theo tiền gạo, lại có người
    trốn xâu trốn thuế đến xứ này ẩn nấp, bởi vì có chỗ dung dưỡng vậy” [25, 4]. Có thể
    khẳng định, vẻ đẹp tính cách hào hiệp, phóng khoáng ấy vừa thể hiện sự hào phóng,
    cởi mở vừa thể hiện được tinh thần cao thượng của người NB luôn sẵn sàng quên
    mình để bênh vực, giúp đỡ và cưu mang những ai sa cơ lỡ vận mà không cần tính
    toán thiệt hơn.
    Đến với thơ văn NĐC, người tiếp nhận sẽ dễ dàng nhận thấy tính cách hào
    hiệp, phóng khoáng của người NB được thể hiện ngay ở các hình tượng nhân vật
    trong tác phẩm của ông. Trong tác phẩm LVT, hình tượng nhân vật LVT đã ra tay
    nghĩa hiệp đánh đuổi bọn cướp Phong Lai hung bạo để cứu KNN mà không cần
    nhận bất cứ sự đền ơn, đáp nghĩa nào. Nhưng vì KNN ép nài mãi, cuối cùng LVT
    chỉ chấp nhận cùng nhau họa bài thơ để rồi giã từ: “Thiếp xin đưa một bài thơ giã
    từ/ Vân Tiên ngó lại rằng: Ừ” (LVT – 216). Hay, nhân vật Hớn Minh không một
    chút đắn đo, ngần ngại vét hết hai lạng bạc còn lại trong mình để xin báo đáp ông
    Tiều đã có công cứu bạn Vân Tiên thoát được cơn hoạn nạn: “Này hai lạng bạc
    trong mình/ Tôi xin báo đáp chút tình cho ông” (LVT – 1137). Ở Ngư Tiều y thuật
    vấn đáp, tính cách hào hiệp, phóng khoáng được thể hiện qua các hình tượng nhân
    vật, như Châu Đạo Dẫn, Đường Nhập Môn, Họ đã tận tình chỉ dạy nghề làm
    thuốc cho Ngư và Tiều để cứu giúp người đời mà không đòi hỏi lợi lộc gì cho bản
    thân.
    Như vậy, với tính cách hào hiệp, phóng khoáng của các hình tượng nhân vật,
    NĐC đã làm bật lên vẻ đẹp riêng ở lòng mến khách, trọng tình cảm của người NB.
    Vì thế, khi thực hành điều nhân nghĩa, người NB luôn đặt nặng chữ tình lên trên hết
    mà không suy nghĩ nhiều về lợi ích cho riêng bản thân mình.
     
Đang tải...