Thạc Sĩ Dạy học Thơ Đường trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 12/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cảm ơn
    Lời cam đoan
    Mục lục i
    Danh mục chữ viết tắt iii
    PHẦN MỞ ĐẦU . . 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
    DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠ
    I . 9
    1.1. Cơ sở lý luận: . 9
    1.1.1. Lịch sử phát sinh và phát triển của thơ Đường 9
    1.1.2. Đặc điểm nội dung: . 14
    1.1.3. Đặc điểm hình thức . 28
    1.2. Cơ sở thực tiễn . 38
    1.2.1. Mục đích khảo sát: 38
    1.2.2. Nội dung khảo sát: 38
    1.2.3. Địa bàn, thời gian khảo sát: . 39
    1.2.4. Phương pháp khảo sát: 39
    1.2.5. Kết quả khảo sát: . 39
    CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC CÁC VĂN BẢN THƠ ĐƯỜNG TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 50
    2.1. Bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” – Lý Bạch . 51
    2.1.1. Giá trị nội dung – nghệ thuật của bài thơ qua ý kiến của các nhà nghiên
    cứu văn học: 51
    2.1.2. Định hướng dạy học bài thơ theo hướng dẫn của Sách giáo viên: . 58
    2.1.3. Định hướng dạy học bài thơ theo hướng dẫn của một số cuốn thiết kế 66
    2.1.4. Định hướng dạy học do luận văn đề xuất: 80
    2.2. Bài thơ “Cảm xúc mùa thu” của Đỗ Phủ: 83
    2.2.1. Giá trị nội dung – nghệ thuật của bài thơ qua ý kiến của các nhà nghiên
    cứu văn học: 83
    2.2.2. Định hướng dạy học bài thơ theo hướng dẫn của sách giáo viên: 92
    2.2.3. Định hướng dạy học bài thơ theo hướng dẫn của một số cuốn sách thiết
    kế giảng dạy: . 100
    2.2.3. Định hướng dạy học do luận văn đề xuất: 119
    CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 123
    3.1. Thiết kế bài học: . 123
    3.1.1. Bài “Hoàng Hạc lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” của Lý Bạch: 123
    3.1.2. Bài “Cảm xúc mùa thu” của Đỗ Phủ 128
    3.2. Tổ chức dạy thực nghiệm: 134
    3.2.1. Mục đích thực nghiệm: . 134
    3.2.2. Địa bàn, thời gian thực nghiệm: 134
    3.2.3. Phương pháp thực nghiệm: . 134
    3.2.4. Kết quả thực nghiệm: 135
    3.2.4. Đánh giá: . 136
    PHẦN KẾT LUẬN 137
    THƯ MỤC THAM KHẢO . 139

    PHẦN MỞ DẦU
    1. Lý do chọn đề tài:

    1.1. Thơ Đường là một trong những đỉnh cao của văn học Trung Quốc,
    là một thành tựu rực rỡ của văn học nhân loại. Sự kế thừa và phát huy những
    giá trị đặc sắc quá trình phát triển lâu dài của thơ ca dân tộc từ Kinh Thi,
    Nhạc Phủ đến Sở - Từ, dân ca Nam Triều đã làm nên nét tinh hoa của thơ
    Đường, giúp cho thơ Đường vượt qua được thách thức của thời gian, dâu bể,
    mang đến cho người đọc mọi thế hệ sức hấp dẫn lạ kỳ.
    Đã từ lâu vẻ lịch duyệt, thanh thoát, bay bổng của thơ Đường đã khuếch
    tán, thẩm thấu và trở thành một phần không nhỏ trong đời sống tinh thần của
    con người Việt. Các nhà thơ cổ điển Việt Nam đã vận dụng một cách tài tình
    đề tài, thi liệu, tứ thơ, điển cố và ngôn ngữ thơ Đường trong các sáng tác nghệ
    thuật của mình. Đến với thơ Đường ta không chỉ thỏa mãn nhu cầu khám phá
    cái đẹp của văn chương nhân loại, mà góp phần hiểu hơn về văn học cổ điển
    Việt Nam với một niềm tự hào về khả năng sáng tạo tuyệt vời của mọi thế hệ
    người Việt. Lịch sử đổi thay, văn học chuyển mình mạnh mẽ theo hướng hiện
    đại hóa. Và chính những trí thức Tây học, mặc đồ Tây, học tiếng Pháp, hiểu
    biết sâu sắc văn học Pháp đã dành niềm ưu ái cho thơ Đường, thổi vào những
    sáng tác thơ Mới phong vị Đường thi. Chất liệu Đường thi đã thấm sâu vào
    thế giới nghệ thuật Thơ mới. “Âm hưởng thơ Đường rất quen thuộc đó lại tan
    một cách tài tình vào câu thơ Việt Nam tự do hơn, thích hợp hơn với nội dung
    mới” (Nam Trân).
    Đối với chúng tôi, không biết tự bao giờ cái thâm trầm, ý vị của thơ
    Đường đã ngấm sâu, lắng đọng trong tâm hồn, để rồi đôi lúc trong tâm khảm
    vang ngân những câu thơ Đường nhẹ nhàng thấm đẫm dư vị: “Phương thảo
    thê thê anh vũ Châu”, “Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên”, “Cố nhân tây từ
    Hoàng Hạc lâu”, “Cử đầu vọng minh nguyệt; Đê đầu tư cố hương”, “Yên ba
    giang thượng sử nhân sầu” Chính vì thế, mặc dù biết là khó nhưng chúng
    tôi vẫn chọn đề tài dạy học thơ Đường trong trường phổ thông.
    1.2. Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 10, thơ Đường đã được
    dành một thời lượng xứng đáng với vị trí là một trong những đỉnh cao của văn
    học nhân loại. So với các tác phẩm là thành tựu văn học nước ngoài được đưa
    vào giảng dạy ở cấp THPT thì thơ Đường đứng vị trí đầu tiên về số tiết học và
    số lượng bài .
    Những tác phẩm thơ Đường vượt qua thử thách của gió bụi thời gian đến
    với chúng ta hôm nay là tiếng nói của một lớp người đã sống cách chúng ta
    hàng nghìn năm ở một đất nước xa lạ. Từ phong tục tập quán đến nếp sống,
    nếp cảm, nếp nghĩ đều khác với thế hệ hôm nay. Đặc biệt hàng rào ngôn ngữ
    là một trong những yếu tố làm tăng thêm những trở ngại, khó khăn đối với
    giáo viên và học sinh khi đến với thơ Đường. Bởi thực tế giáo viên và học
    sinh không biết tiếng Hán, vì vậy khó có điều kiện hiểu hết ý nghĩa ngôn từ
    mang độ hàm súc cao của các tác phẩm. Còn sách giáo khoa giới thiệu cả ba
    văn bản (phiên âm – dịch nghĩa – dịch thơ), vậy giáo viên sẽ sử dụng ba văn
    bản đó như thế nào để có được hiệu quả trong giảng dạy, tránh được những
    vướng mắc về ngôn ngữ như đã đề cập ở trên?
    Với thời lượng có hạn của một giờ học, trong quá trình giảng dạy giáo
    viên chỉ có thể hướng dẫn học sinh tiếp cận với bản dịch thơ. Tuy nhiên có
    thực tế xảy ra, có giáo viên đi theo hướng khai thác của một số cuốn sách
    hướng dẫn khác nhau rồi sa đà việc vào phê phán bản dịch thiếu sót ở chỗ
    này, chỗ khác mà bỏ qua nội dung chủ đề của tác phẩm. Vẫn biết rằng việc
    dịch thơ là khó, chắc chắn không thể tránh khỏi tình trạng “tam sao thất bản”,
    vậy chúng ta phải giải quyết vấn đề này như thế nào cho thấu đáo? Những
    băn khoăn trăn trở từ thực tiễn dạy học đã thôi thúc chúng tôi mạnh dạn chọn
    đề tài này.
    1.3. Thơ Đường đến với Việt Nam có nhiều cách tiếp cận, thẩm thấu.
    Các cụ đồ Nho xưa thì nhấm nháp, thưởng thức “cái hay, cái đẹp” trong ngôn
    từ, hình ảnh của các bài thơ Đường. Còn ngày nay, các nhà nghiên cứu tùy
    vào bản lĩnh khoa học của mỗi người có những cách tiếp cận cụ thể: Giáo sư
    Phan Ngọc trong cuốn “Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ” khẳng định:
    “Thơ Đường không thể đọc bằng mắt mà phải đọc bằng quan hệ Vì nhiệm
    vụ của thơ Đường nêu lên tính thống nhất ”[24, tr119]. Tác giả Nguyễn
    Quốc Siêu với cuốn “Thơ Đường bình giải” chú trọng việc giải thích chữ
    nghĩa và bình giá nét đặc sắc ở một số câu thơ tiêu biểu trong bài thơ. PGSTS
    Nguyễn Thị Bích Hải trong cuốn “Bình giảng thơ Đường ” đã đề xuất một
    hướng khám phá và phân tích thơ Đường: “khởi phát từ nhan đề, đi từ ngoại
    cảnh đến nội tâm để trở về với đề”[13]. Tác giả Hồ Sĩ Hiệp trong cuốn “Thơ
    Đường trong nhà trường phổ thông” thì đi khám phá thơ Đường với những
    nét khái quát ở phương diện ngôn từ, hình ảnh. Như vậy có thể khẳng định,
    chưa có một phương pháp luận khoa học thống nhất, mang tính định hướng
    cho giáo viên trong giảng dạy thơ Đường. Vậy ở trường phổ thông, thầy và
    trò lựa chọn hướng khai thác nào? Đây là một vấn đề được đặt ra từ rất lâu
    nhưng luôn mang tính thời sự. Đây cũng là một lý do nữa khiến chúng tôi
    chọn đề tài nghiên cứu này.
    1.4. Thơ Đường là một thế giới vừa thi vị vừa thanh cao, tao nhã. Chủ
    tịch Hồ Chí Minh trong bài thơ “Cảm tưởng đọc thiên gia thi” đã viết:
    “Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
    Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông.”

    Còn học sinh ngày nay, các em sinh ra và lớn lên trong thời kỳ khoa
    học kỹ thuật phát triển. Đất nước đã hoàn toàn đổi thay so với cái thời bay
    bổng và say sưa trong thế giới thơ Đường của các cụ ngày xưa. Thế hệ tương
    lai của đất nước năng động hơn, sáng tạo hơn đồng thời cũng phải đối mặt với
    biết bao cám dỗ của cuộc sống đời thường. Vậy người giáo viên phải làm thế
    nào để rút ngắn khoảng cách, đưa thế hệ trẻ của thế kỷ XXI đến được với thế
    giới nghệ thuật đa dạng, phong phú và thi vị của các tao nhân mặc khách ngày
    xưa? Đây là một lý do nữa để chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này với mong
    muốn góp thêm một tiếng nói, tìm ra giải pháp khắc phục những khó khăn,
    trăn trở của giáo viên và học sinh khi đến với thơ Đường.

    2. Lịch sử vấn đề:
    2.1. Lịch sử nghiên cứu thơ Đường:

    Ở Trung Quốc việc nghiên cứu thơ Đường đã được bắt đầu ngay từ thời
    Đường. Tư Không Đồ, Bạch Cư Dị, Nguyên Chuẩn là những tên tuổi mà
    sau này được hậu thế nhắc đến nhiều. Sau Đường đến Tống, Nguyên, Minh
    Thanh thời nào cũng có nhiều học giả lớn.
    Về phê bình thơ Đường có Kim Thánh Thán, Viên Mai. Các tác phẩm
    của hai ông từ lâu đã quen thuộc với giới văn học Việt Nam. Sau này trong
    thời hiện đại thơ Đường được nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, thậm chí việc
    dịch, nghiên cứu thơ Đường ngày một rầm rộ.
    Đối với Việt Nam, người xưa đã hiểu thơ Đường và làm thơ Đường luật
    rất hay: thơ Lý- Trần, thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát,
    đặc biệt Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan là những hiện tượng độc
    đáo, thể hiện sự ảnh hưởng của thơ Đường rõ nét đến Văn học Việt Nam.
    Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu thơ Đường mới thực sự bắt đầu
    phát triển từ đầu thế kỷ XX với nhiều phương diện:
    Phương diện giới thiệu dịch thuật, bình chú. Đây là phương pháp truyền
    thống đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Với phương diện này người đọc
    được tiếp cận với các tác phẩm thơ Đường, hiểu nội dung, nét đặc sắc của các
    bài thơ. Ta có thể kể đến các phần dịch thơ Đường của Tản Đà, Ngô Tất Tố
    với “Đường thi” (phiên dịch); Trần Trọng Kim với “Đường thi” (dịch); Trúc
    Khê Ngô Văn Triện với phần dịch thơ Lý Đỗ .Cùng với việc dịch thuật,
    hàng loạt các bài viết của các nhà nghiên cứu như: GS Lương Duy Thứ, GS
    Nguyễn Khắc Phi, GS Lê Đức Niệm với cuốn “Diện mạo thơ Đường” đã
    đưa thơ Đường vượt qua sự cách trở của không gian, thời gian đến với độc giả
    Việt Nam một cách rộng mở.
    Hướng nghiên cứu về hình thức thể loại: Nhìn chung các bài nghiên cứu,
    các chuyên luận đã bàn đến hình thức, thể loại của thơ Đường nhưng vẫn
    dừng lại ở mức độ khiêm tốn.
    Hướng nghiên cứu về thi pháp: ta có thể kể tới cuốn “Thi pháp thơ
    Đường”: gồm 26 bức thư của Quách Tấn trình bày đại lược về thể thơ Đường
    luật - vạch rõ những ưu khuyết điểm và giảng thêm đôi quy tắc cơ bản của
    luật thi. Bản dịch từ tiếng Pháp của tác giả Nguyễn Khắc Phi với tựa đề “Bút
    pháp thơ ca Trung Quốc” (được tin trong cuốn “Thi pháp thơ Đường” viết
    chung với tác giả Trần Đình Sử), tác giả Trần Đình Sử với chuyên luận
    nghiên cứu sâu về thời gian, không gian nghệ thuật thơ Đường Hướng
    nghiên cứu của các học giả đã chỉ ra những đặc trưng nổi bật của thơ Đường.
    2.2. Lịch sử nghiên cứu phương pháp giảng dạy thơ Đường trong trường THPT:
    Thơ Đường là một vườn hoa trăm hồng ngàn tía, với thời lượng 45 phút
    trên lớp người giáo viên gặp không ít khó khăn trong việc tổ chức, hướng dẫn
    học sinh chiếm lĩnh tác phẩm. Vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về
    phương pháp giảng dạy thơ Đường.
    Ta có thể kể tới cuốn “Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ” Giáo sư
    Phan Ngọc. Tác giả Nguyễn Quốc Siêu với cuốn “Thơ Đường bình giải”.
    PGS-TS Nguyễn Thị Bích Hải với cuốn “Bình giảng thơ Đường ”. Có thể
    khẳng định đây là những công trình rất công phu, đưa ra nhiều cách tìm hiểu,
    khám phá thơ Đường rất thiết thực với công tác giảng dạy. Bên cạnh đó nhiều
    nhà nghiên cứu ở phía Nam cũng đưa ra những ý kiến của mình về giảng dạy
    thơ Đường, như Hồ Sĩ Hiệp với cuốn “Thơ Đường trong nhà trường phổ
    thông” Nxb văn nghệ TPHCM. Cuốn “Các tác phẩm thơ Đường ở trường THCS
    và THPT” tập hợp bài viết của nhiều tác giả, Nxb Đại học Quốc gia TP HCM.
    Tác giả Hoàng Hữu Bội trong cuốn “Thiết kế dạy học Ngữ văn 7”, Nxb
    Giáo dục, 2007; tác giả Trần Nho Thìn trong cuốn “Phân tích tác phẩm Ngữ
    văn 11” cũng đã đề cập tới vấn đề giảng dạy thơ Đường
    Những tài liệu trên là những định hướng quan trọng, giúp cho người viết
    thực hiện luận văn này. Hơn nữa, gần 50.000 bài thơ Đường của hàng trăm
    tác giả đều mang những dấu ấn cá nhân riêng biệt, bởi vậy không thể gò ép
    việc tìm hiểu thơ Đường vào một khuôn mẫu nhất định, cứng nhắc.
    3. Mục đích nghiên cứu:
    - Tìm ra một cách tiếp cận, khám phá văn bản thơ Đường phù hợp với
    bạn đọc thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.
    - Tìm ra phương pháp, biện pháp tổ chức học sinh tìm hiểu các văn bản
    thơ Đường theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính chủ
    động sángtạo của học sinh trong giờ học.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Hoạt động dạy và học của thầy và trò trong giờ học các bài thơ Đường
    trong sách giáo khoa Ngữ văn 10. Chú trọng tới đặc điểm tiếp nhận của học
    sinh Việt Nam ngày nay đối với các văn bản thơ Đường của Trung Quốc ngày
    xưa và cách tổ chức dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh các văn bản thơ Đường phù
    hợp với tầm tiếp nhận của họ.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    5.1. Nghiên cứu trên bình diện lý thuyết: Đặc điểm thơ Đường ở hai
    phương diện nội dung và nghệ thuật; phương pháp giảng dạy văn học theo
    đặc trưng thể loại và cách tổ chức học sinh chiếm lĩnh tác tác phẩm theo
    hướng đổi mới về phương pháp dạy học.
    5.2. Nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu hứng thú và khả năng cảm thụ của
    học sinh Việt Nam ngày nay với các văn bản thơ Đường của Trung Quốc thời
    xưa và thực tiễn giờ dạy của giáo viên ở trên lớp.
    5.3 Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính đúng đắn của
    những biện pháp đã đề xuất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...