Luận Văn Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học - phương pháp thích hợp với đào tạo ở đại học

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 22/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU KHOA HỌC - PHƯƠNG PHÁP
    THÍCH HỢP VỚI ĐÀO TẠO Ở ĐẠI HỌC
    RESEARCH WORK - AN APPROPRIATE METHOD
    FOR HIGHER EDUCATION

    LÊ QUANG SƠNTrường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

    TÓM TẮT
    Bài viết này nhằm đề xướng một hướng dạy học mới trong đào tạo đại học - dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học. Bản chất của hướng dạy học này là tổ chức quá trình dạy học theo logic nghiên cứu khoa học. Trong hướng dạy học này, dưới sự tổ chức, hướng dẫn và cố vấn của người dạy, người học tự mình phát hiện, biểu đạt vấn đề (lý luận hay thực tiễn) thuộc các lĩnh vực tri thức/thực tiễn khác nhau, vạch hướng giải quyết, thiết kế các nghiên cứu lý luận hay thực tiễn để giải quyết vấn đề, và trên cơ sở vấn đề được giải quyết, nêu hay phát hiện những vấn đề mới.
    Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học nên được coi như một hướng dạy học dung hợp trong nó nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau, và có thể được áp dụng một cách mềm dẻo bởi những nhà giáo với những tiềm năng về phương pháp dạy học khác nhau.
    AbstractThis paper is to initiate a new direction of teaching in the higher education - teaching through doing research works. The main point of this is to organize the teaching process in the logic of the scientific researches. Here, in this teaching direction, with the organization, direction and advice of the teachers, the students themselves discover, establish the scientific problems, suggest solutions, construct theoretical or practical researches to solve the problems, and on the basis of these findings, to identify new problems.
    Teaching through doing research works should be considered as an orientation that includes a wide range of different teaching methods and techniques, and may be applied in a flexible way by teachers with a potential of different teaching methods.



    1. Đặt vấn đề
    Thành tựu nổi bật nhất của tâm lý học thế kỷ XX là sự khám phá ra vai trò quyết định của hoạt động của con người trong việc hình thành các năng lực và phẩm chất. Những khả năng trí tuệ, năng lực chuyên môn, các phẩm chất nghề nghiệp, thuộc tính nhân cách của con người là kết quả của việc con người, bằng hoạt động của chính bản thân mình, chuyển hóa những năng lực và phẩm chất người của loài người thành tài sản riêng cho bản thân. Giáo dục và dạy học, về bản chất, chính là sự tổ chức hoạt động lĩnh hội cho người học, hướng vào lĩnh hội kinh nghiệm xã hội-lịch sử của loài người. Chất lượng của các năng lực, sự hình thành phẩm chất tâm lý khác nhau tùy thuộc ở cách mà con người tiến hành hoạt động lĩnh hội. Nói cách khác, phương pháp giáo dục, dạy học nào thì kết quả giáo dục, dạy học ấy. Nếu dạy học chỉ đòi hỏi ở người học sự ghi nhớ thụ động, sự dập khuôn cứng nhắc, thói chờ đợi chỉ dẫn thì trong trường hợp tốt nhất cũng chỉ có thể hình thành ở người học khả năng ghi nhớ máy móc, tính thụ động chờ đợi chỉ dẫn, chứ không thể hình thành được tư duy uyển chuyển, óc sáng tạo và tinh thần khám phá.
    Trong lĩnh vực giáo dục, phương pháp dạy học được hiểu là cách thức hoạt động cùng nhau của người dạy và người học hướng tới việc giải quyết các nhiệm vụ dạy học (bao gồm cả trang bị tri thức, kỹ năng, kỹ xảo; hình thành các phẩm chất nhân cách; phát triển những khả năng và năng lực). Phương pháp dạy học là cách mà người dạy chỉ đạo (tổ chức, điều khiển, lãnh đạo) hoạt động của người học, và cách mà người học tiến hành hoạt động lĩnh hội năng lực người.
    Như vậy, chất lượng của các năng lực, sự hình thành phẩm chất tâm lý này hay khác ở người học tùy thuộc chính ở cách người học tiến hành việc học - ở phương pháp dạy học, giáo dục. Trong quá trình dạy học, phương pháp dạy học nổi lên như nhân tố chủ quan (chủ quan về phía người giảng viên) hàng đầu quyết định chất lượng dạy học. Và do vậy, việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp luôn có ý nghĩa sống còn đối với chất lượng dạy học và giáo dục.

    2. Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học - sự lựa chọn cho nền giáo dục đại học hiện đại
    2.1. Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học
    Bản chất của dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học là tổ chức quá trình người học lĩnh hội nội dung dạy học theo logic nghiên cứu khoa học.
    Trình tự logic của nghiên cứu khoa học có thể được mô hình hóa qua các giai đoạn cơ bản như sau


    Áp dụng mô hình này vào việc dạy học với tư cách một phương pháp dạy học chúng ta có thể nói đến một trật tự tương tự trong thiết kế từng môn học và từng vấn đề trong nội dung môn học. Việc nghiên cứu một môn học hay một bài học sẽ bắt đầu từ việc người dạy cùng với người học phát hiện/đặt ra vấn đề cần giải quyết (vấn đề lý luận hay thực tiễn) trong khuôn khổ môn học và liên môn. Giai đoạn tiếp theo sẽ là giải quyết vấn đề đặt ra thông qua các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn do người học tiến hành. Ở đây công việc của người dạy là hướng dẫn và trợ giúp, công việc của người học là người thực hiện việc giải quyết vấn đề. Giai đoạn cuối sẽ là đánh giá việc đặt và giải quyết vấn đề, và trên cơ sở đó đặt ra những vấn đề mới để giải quyết. Cứ như vậy toàn bộ quá trình dạy học sẽ là một chu trình liên tục đặt và giải quyết các vấn đề. Có thể hình dung quá trình dạy học như một chuỗi hoạt động liên tục như sau:
    [HR][/HR][1] Xem Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb KHKT, HN, 2002.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...