Tiến Sĩ Dạy học nhóm bài hội thoại cho học sinh trung học cơ sở theo quan điểm giao tiếp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Đề tài “Dạy học nhóm bài hội thoại cho học sinh trung học cơ sở theo
    quan điểm giao tiếp” xuất phát từ các lí do chủ yếu sau:
    1.1. Quan điểm giao tiếp chi phối toàn bộ quá trình dạy học tiếng Việt
    trong nhà trường phổ thông
    Dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là ý kiến của rất nhiều tác
    giả. Bởi ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất và học sinh sử dụng ngôn
    ngữ cho hoạt động giao tiếp của mình. Tác giả Vũ Thị Thanh Hương khẳng
    định: “Có thể nói, trong tất cả các tài liệu về chương trình mà chúng tôi tiếp
    cận cho đến bây giờ, quan điểm giao tiếp là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ mục
    tiêu giảng dạy tiếng Việt ở tất cả các cấp trong nhà trường phổ thông hiện
    nay”. [18, tr.10] Tác giả Lê A cũng đồng quan điểm: “Chọn hoạt động giao
    tiếp làm đối tượng dạy học chẳng những không bỏ qua tri thức Việt ngữ mà còn
    góp phần làm cho những tri thức ấy linh hoạt, phong phú hơn và gần với thực
    tế cuộc sống hơn”. [3, tr. 62]
    1.2. Dạy học hội thoại theo quan điểm giao tiếp đáp ứng được yêu cầu đổi
    mới theo hướng hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh
    Để thực hiện các quan điểm chỉ đạo của Đảng về đổi mới căn bản và
    toàn diện giáo dục, Chính phủ đã đưa ra các giải pháp và phương hướng cụ thể.
    Trong đó, đổi mới giáo dục cần theo hướng chú trọng đến năng lực và phẩm
    chất của học sinh.
    Luật giáo dục số 38/2005/QH11, điều 28 quy định: phương pháp giáo
    dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
    sinh; phù hợp với các đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương
    pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
    thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
    2
    Báo cáo Chính trị Đảng toàn quốc lần thứ XI: đổi mới chương trình, nội
    dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại,
    nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục
    truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng
    thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.
    Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI): tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
    phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động,
    sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền
    thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,
    khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ
    năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình
    thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa
    học. Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin – truyền thông trong dạy và học.
    Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo
    Quyết định 711/QĐ – TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ:
    tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện
    theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự
    học của người học; đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kì thi tuyển
    sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và
    công bằng, kết hợp kết quả kiểm tra, đánh giá trong quá trình giáo dục với kết
    quả thi.
    Hội thoại là nhóm bài học quan trọng, nó có mặt trong giao tiếp hàng
    ngày của mỗi con người chúng ta. Định hướng giáo dục hiện nay là hướng tới
    phát triển năng lực cho học sinh vậy khi đưa nhóm bài hội thoại vào dạy là
    hoàn toàn phù hợp. Với các tri thức học được về hội thoại, học sinh có thể áp
    dụng tri thức đó vào các môn học khác cũng như vào việc giao tiếp hàng ngày
    với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, kĩ năng tạo lập hội thoại sao cho cuộc giao
    tiếp đạt hiệu quả cao nhất.
    3
    1.3. Dạy học theo quan điểm giao tiếp phù hợp và góp phần nâng cao hiệu
    quả các bài học về hội thoại
    Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe
    nhằm một mục đích nào đó: trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lí, hiểu biết, tác
    động và ảnh hưởng lẫn nhau. Có hai dạng giao tiếp cơ bản đó là dạng nói và
    dạng viết. Thông thường, con người sử dụng giao tiếp dạng nói là phổ biến và
    hội thoại chiếm tỉ lệ lớn trong việc sử dụng ngôn ngữ.
    Như đã nói, hội thoại là dạng điển hình của hoạt động giao tiếp nói, nếu
    lấy giao tiếp làm quan điểm để dạy học hội thoại thì càng phát huy được tối đa
    hiệu quả của nhóm bài hội thoại, sẽ vận dụng tất cả những lý thuyết hội thoại
    vào thực tiễn cuộc sống: từ việc xác định được vai quan hệ trong giao tiếp,
    không mắc phải các phép lịch sự trong giao tiếp, không tranh, cướp lượt lời,
    không vi phạm các phương châm hội thoại, sử dụng được các từ ngữ xưng hô
    phù hợp cũng như việc lựa chọn cách vào giao tiếp sao cho người nghe dễ hiểu,
    người nói truyền được thông tin mình cần diễn đạt.
    2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    2.1. Đối tượng nghiên cứu
    Quá trình dạy học nhóm bài hội thoại ở trung học cơ sở theo quan điểm
    giao tiếp.
    2.2. Phạm vi nghiên cứu
    Dạy học các bài hội thoại cho học sinh lớp 8, lớp 9 ở trung học cơ sở theo
    quan điểm giao tiếp. Chúng tôi tập trung chủ yếu vào năm tiết hội thoại ở lớp 9.
    3. Lịch sử nghiên cứu
    Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cần thiết đối với xã hội Việt
    Nam hiện nay nhằm phát triển năng lực tính toán, tư duy và giao tiếp cho học
    sinh. Trong đó, năng lực giao tiếp được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm.
    Phát triển năng lực giao tiếp thể hiện trong các môn học trong nhà trường, Ngữ
    4
    văn (đặc biệt là phân môn tiếng Việt) môn học dạy theo quan điểm giao tiếp đã
    và đang được nghiên cứu.
    3.1. Nghiên cứu về dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
    Dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở Việt Nam đã có rất nhiều
    nhà nghiên cứu quan tâm và nói nên quan điểm riêng.
    Nhóm tác giả Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán cho rằng:
    “Phương hướng tốt nhất để dạy các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành
    chức là phải tìm mọi cách hướng học sinh vào hoạt động nói năng .Học tiếng
    Việt, học sinh không phải chủ yếu chỉ nghiên cứu về nó mà phải biết cách sử
    dụng thành thạo vũ khí này vào tư duy và giao tiếp .Nguyên tắc dạy tiếng
    hướng vào hoạt động giao tiếp chi phối trực tiếp việc lựa chọn nội dung và sắp
    xếp nội dung kiến thức tiếng Việt cần giảng dạy”. [1, tr. 58]
    Trong tạp chí ngôn ngữ số 4 năm 2001, tác giả Lê A nhận xét chung về
    việc học tiếng Việt của các em học sinh: “Năng lực tiếng Việt của các em còn
    nhiều non yếu, không đáp ứng được yêu cầu giao tiếp trong công việc học tập
    cũng như trong lĩnh vực giao tiếp xã hội”. [3, tr. 62] Từ đó ông chỉ ra: “Chọn
    hoạt động giao tiếp làm đối tượng dạy học chẳng những không bỏ qua các tri
    thức Việt ngữ mà còn góp phần làm cho những tri thức ấy linh hoạt, phong phú
    hơn và gần với thực tế cuộc sống hơn”. [3, tr. 62]
    Tác giả Lê A lại một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của phương
    pháp giao tiếp khi đưa vào dạy học tiếng Việt: “Phương pháp giao tiếp là
    phương pháp quan trọng trong việc tổ chức dạy học tiếng Việt. Phương pháp
    giao tiếp là phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết được học
    vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp, có chú ý đến đặc điểm
    và các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp. Trên tinh thần này, phương
    pháp giao tiếp trở thành phương pháp chủ yếu để phát triển lời nói cho học
    sinh”. [1, tr. 69 - 70]
    5
    Vũ Thị Thanh Hương sau khi đi nghiên cứu ý kiến của các học giả về
    năng lực giao tiếp đã đưa ra nhận xét: “Quan điểm giao tiếp là sợi chỉ đỏ xuyên
    suốt toàn bộ mục tiêu giảng dạy tiếng Việt ở tất cả các cấp trong nhà trường
    phổ thông hiện nay”. [18, tr. 10]
    Ngoài ra, còn có bài viết Nâng cao năng lực giao tiếp cho người học
    tiếng Việt (Nguyễn Chí Hòa) [15] Nhìn chung, các tác giả đều khẳng định vai
    trò quan trọng của quan điểm giao tiếp trong việc dạy học tiếng Việt.
    3.2. Nghiên cứu về dạy học hội thoại theo quan điểm giao tiếp
    Hội thoại là nội dung dạy học được đưa vào trong chương trình sách giáo
    khoa Ngữ văn trung học cơ sở. Đến nay cũng đã có công trình nghiên cứu
    “Dạy học nhóm bài ngữ dụng học ở trung học cơ sở theo quan điểm giao tiếp”
    của tác giả Lê Thị Minh Nguyệt, trong đó bao gồm nhóm bài hội thoại. Tuy
    nhiên, chúng tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu riêng nhóm bài hội thoại để có cái
    nhìn cụ thể hơn, giúp giáo viên có những phương pháp, biện pháp, hình thức
    dạy học theo quan điểm giao tiếp phù hợp để học sinh hứng thú, say mê học tập
    tiếng Việt nói chung và nhóm bài hội thoại nói riêng.
    4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    4.1. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu đề tài: “Dạy học nhóm bài hội thoại cho học sinh trung học
    cơ sở theo quan điểm giao tiếp” với mục đích sau:
    Đề xuất các phương pháp dạy học, hệ thống bài tập, hình thức kiểm tra
    đánh giá khi dạy về hội thoại phù hợp với quan điểm giao tiếp để hình thành và
    phát triển năng lực xã hội cho học sinh, đặc biệt là năng lực giao tiếp.
    4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt mục đích trên, đề tài cần hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hội thoại, quan điểm giao tiếp
    trong dạy học tiếng Việt.
    6
    - Cách tổ chức dạy học lý thuyết và thực hành về hội thoại, đề xuất hình
    thức kiểm tra, đánh giá theo quan điểm giao tiếp.
    - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả
    của đề tài.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên
    cứu chủ yếu sau:
    5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    Tìm hiểu lịch sử vẫn đề nghiên cứu, khai thác các khía cạnh mà các công
    trình trước đó đã tiến hành làm cơ sở để tiến hành quá trình nghiên cứu tiếp
    theo của mình.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    Phương pháp này nhằm tìm hiểu thực trạng dạy học nhóm bài hội thoại
    cho học sinh Trung học cơ sở ở một số trường hiện nay. Để thực hiện phương
    pháp này chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát cụ thể như sau:
    - Điều tra chất lượng dạy học nhóm bài hội thoại ở trung học cơ sở.
    - Khả năng tạo lập hội thoại của học sinh trong hoạt động giao tiếp.
    - Năng lực tổ chức hoạt động dạy học nhóm bài hội thoại ở trung học cơ sở.
    Dựa trên kết quả khảo sát, chúng tôi đề xuất phương pháp, hình thức tổ chức
    dạy học nhóm bài hội thoại cho học sinh trung học cơ sở theo quan điểm giao tiếp.
    5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    Phương pháp này dùng để xem xét, xác nhận tính đúng đắn, hợp lý và
    tính khả thi của việc dạy học nhóm bài hội thoại cho học sinh trung học cơ sở
    theo quan điểm giao tiếp mà luận văn đề xuất. Phương tiện chủ yếu để trắc
    nghiệm là các phiếu điều tra với nội dung và hình thức khác nhau, hướng tới
    đích điều tra về trình độ tư duy, kết quả học tập của học sinh.
    7
    Các loại thực nghiệm sư phạm cơ bản được sử dụng trong luận văn là:
    - Thực nghiệm thăm dò: nhằm tìm hiểu khả năng và kết quả thực hiện
    các tiết dạy học nhóm bài hội thoại cho học sinh trung học cơ sở.
    - Thực nghiệm đối chứng: được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết của
    đề tài.
    - Thực nghiệm kiểm tra, đánh giá: nhằm kiểm tra, đánh giá việc vẫn
    dụng các thiết kế mà luận văn đưa ra vào các bài dạy, tiết dạy cụ thể.
    Tổ chức dạy thực nghiệm nhằm xác định tính hiệu quả, tính khả thi của
    việc tổ chức dạy học nhóm bài hội thoại cho học sinh trung học cơ sở theo quan
    điểm giao tiếp. Tiến hành thực nghiệm ở một số lớp trung học cơ sở thuộc
    tỉnh Quảng Ninh. Kết quả thực nghiệm sẽ là cơ sở để xác định mô hình thiết
    kế hiệu quả nhất cho giờ dạy học nhóm bài hội thoại cho học sinh trung học
    cơ sở hiện nay.
    6. Đóng góp của luận văn
    Luận văn góp phần thực hiện mục tiêu của môn học theo hướng: hình
    thành và phát triển năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực giao tiếp.
    Trên cơ sở phân tích cơ sở lý thuyết và thực tiễn, luận văn góp phần hoàn
    thiện hệ thống bài tập, hình thức kiểm tra đánh giá khi tiến hành dạy học hội
    thoại theo quan điểm giao tiếp.
    Luận văn là tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh khi dạy và học
    nhóm bài hội thoại.
    7. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm
    ba chương:
    Chương 1: Cở sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học nhóm bài hội
    thoại ở Trung học cơ sở theo quan điểm giao tiếp.
    Chương 2: Tổ chức dạy học nhóm bài hội thoại ở trung học cơ sở theo
    quan điểm giao tiếp.
    8
    Với chương này chúng tôi tập trung trình bày mục tiệu, nội dung,
    phương pháp, hình thức dạy học nhóm bài hội thoại ở trung học cơ sở theo
    quan điểm giao tiếp và việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập về hội thoại cho
    học sinh. Từ đó góp phần nâng cao năng lực giao tiếp của học sinh.
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
    Chương này nêu rõ mục đích thực nghiệm, đối tượng, địa bàn thực
    nghiệm và phương pháp, nội dung thực nghiệm, miêu tả toàn bộ quá trình thực
    nghiệm. Kết quả thực nghiệm sẽ chứng minh cho tính khả thi của đề tài.

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii

    Trang
    Trang bìa phụ
    i
    . ii
    Mục lục iii
    Danh mục từ viết tắt . iv
    Danh mục các bảng biểu v
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài . 1
    2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
    3. Lịch sử nghiên cứu . 3
    4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu . 5
    5. Phương pháp nghiên cứu 6
    6. Đóng góp của luận văn . 7
    7. Cấu trúc của luận văn . 7
    NỘI DUNG 9
    Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC NHÓM
    BÀI HỘI THOẠI Ở THCS THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP 9
    1.1. Một số nội dung cơ bản vủa lý thuyết hội thoại 9
    1.1.1. Vận động hội thoại . 9
    1.1.2. Cấu trúc hội thoại . 12
    1.1.3. Các phương châm hội thoại 18
    1.2. Quan điểm giao tiếp . 21
    1.2.1. Khái niệm về quan điểm giao tiếp 21
    1.2.2. Sự thể hiện của quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt . 22
    1.3. Thực trạng dạy học nhóm bài hội thoại ở trung học cơ sở 25
    1.3.1. Tài liệu dạy học 25
    1.3.2. Năng lực hội thoại của học sinh . 28
    1.3.3. Việc tổ chức dạy học của giáo viên 29
    Tiểu kết chương 1: 31
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    Chương 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM BÀI HỘI THOẠI CHO HỌC
    SINH THCS THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP . 32
    2.1. Dạy học lí thuyết về hội thoại theo quan điểm giao tiếp . 32
    2.1.1. Mục tiêu dạy học lí thuyết nhóm bài hội thoại theo quan điểm giao tiếp 32
    2.1.2. Nội dung dạy học nhóm bài hội thoại theo quan điểm giao tiếp 33
    2.1.3. Một số phương pháp dạy học lí thuyết hội thoại theo quan điểm giao tiếp . 35
    2.2. Dạy học thực hành hội thoại theo quan điểm giao tiếp . 40
    2.2.1. Mục tiêu dạy học thực hành hội thoại theo quan điểm giao tiếp . 40
    2.2.2. Bài tập - Phương tiện luyện tập hội thoại theo quan điểm giao tiếp 41
    2.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học hội thoại của học sinh theo quan điểm giao tiếp 50
    2.3.1. Mục đích kiểm tra, đánh giá . 51
    2.3.2. Nội dung kiểm tra, đánh giá . 51
    2.3.3. Hình thức kiểm tra, đánh giá 52
    Tiểu kết chương 2: 59
    Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 61
    3.1. Mục đích và yêu cầu thực nghiệm . 61
    3.1.1. Mục đích thực nghiệm 61
    3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm 61
    3.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm 62
    3.2.1. Đối tượng thực nghiệm . 62
    3.2.2. Địa bàn thực nghiệm . 62
    3.2.3. Thời gian thực nghiệm 62
    3.3. Nội dung thực nghiệm . 63
    3.3.1. Thực nghiệm thăm dò . 63
    3.3.2. Thực nghiệm dạy học . 63
    3.4. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm . 77
    3.4.1. Tiêu chí đánh giá thực nghiệm . 77
    3.4.2. Kết quả thực nghiệm và đối chứng . 78
    3.5. Kết luận chung về thực nghiệm . 80
    KẾT LUẬN 81
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
    PHỤ LỤC 87
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    Thứ tự Chữ viết tắt Từ ngữ đầy đủ
    1 GV Giáo viên
    2 HS Học sinh
    3 Nxb Nhà xuất bản
    4 SGK Sách giáo khoa
    5 THCS Trung học cơ sở
    6 TNKQ Trắc nghiệm khách quan
    7 TNTL Trắc nghiệm tự luận
    8 Tr Trang

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    Trang
    Bảng 2.1 Ma trận hai chiều 53
    Bảng 2.2. Đánh giá hoạt động của các nhóm . 58
    Bảng 2.3. Bảng tự đánh giá của học sinh . 59
    Bảng 3.1. Thống kê các lớp thực nghiệm và đối chứng . 62
    Bảng 3.2. Kĩ thuật KWL 66
    Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả thực nghiệm của học sinh . 78
    Biểu đồ 3.1. Kết quả thực nghiệm - số lượng 79
    Biểu đồ 3.2 Kết quả thực nghiệm - % 80
     
Đang tải...