Tiến Sĩ Dạy học môn Kỹ thuật may 2 cho sinh viên cao đẳng theo tiếp cận mục tiêu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 25/11/15
    Chỉnh sửa cuối: 25/11/15
    MỤC LỤC
    NỘI DUNG TRANG
    MỞ ĐẦU 1
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3
    3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 4
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4
    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
    7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 5
    8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN: gồm 3 phần 5
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN MỤC TIÊU 7
    1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
    1.1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu trên thế giới 7
    1.1.2. Tổng quan về những nghiên cứu trong nước 13
    1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 18
    1.2.1. Khái niệm về tiếp cận 18
    1.2.2. Khái niệm về mục tiêu 20
    1.2.3. Khái niệm mục tiêu trong giáo dục và đào tạo 21
    1.2.4. Khái niệm về mục tiêu dạy học 24
    1.2.5. Khái niệm về tiếp cận mục tiêu 25
    1.2.6. Khái niệm về tiếp cận mục tiêu trong dạy học 27
    1.2.7. Khái niệm về năng lực 27
    1.3. LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN MỤC TIÊU 28
    1.3.1. Khái quát về dạy học theo tiếp cận mục tiêu 28
    1.3.2. Vấn đề xây dựng mục tiêu trong dạy học theo tiếp cận mục tiêu 32
    1.3.2.1. Mức độ khái quát- cụ thể của mục tiêu 32
    1.3.2.2. Phân loại mục tiêu dạy học theo lĩnh vực hoạt động 36
    1.3.2.3. Mối quan hệ giữa mục tiêu trong dạy học theo tiếp cận mục tiêu và năng lực 37
    1.3.2.4. Cách soạn thảo mục tiêu dạy học 37
    1.3.2.5. Phương pháp thiết kế mục tiêu trong dạy học theo tiếp cận mục tiêu 38
    1.3.3. Quy trình dạy học bộ môn theo tiếp cận mục tiêu 40
    1.3.4. Một số nguyên tắc dạy học theo tiếp cận mục tiêu 42
    1.3.5. Một số hướng nghiên cứu triển khai dạy học theo tiếp cận mục tiêu có hiệu quả 44
    1.4.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DẠY HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX TP. HỒ CHÍ MINH 47
    1.4.1. Thực trạng về quy mô đào tạo và kết quả đào tạo 47
    1.4.2. Đánh giá thực trạng về dạy học ngành Công nghệ may dưới góc độ tiếp cận mục tiêu 49
    1.4.2.1. Mục đích đánh giá 49
    1.4.2.2. Phạm vi và nội dung đánh giá 49
    1.4.2.3. Phương pháp và công cụ đánh giá 50
    1.4.2.4. Kết quả đánh giá thực trạng dưới góc độ tiếp cận mục tiêu 50
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 63
    Chương 2: DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT MAY 2 THEO TIẾP CẬN MỤC TIÊU 66
    2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG NGÀNH MAY CÔNG NGHIỆP 66
    2.1.1. Tuân thủ tuyệt đối theo mẫu chuẩn và tiêu chuẩn kĩ thuật sản phẩm 66
    2.1.2. Mang tính sáng tạo không cao 66
    2.1.3. Mang tính chuyên môn hóa và khả năng hợp tác, làm việc nhóm 66
    2.1.4. Chịu được áp lực về thời gian lao động. 67
    2.1.5. Quan tâm tránh các “bệnh nghề nghiệp” 67
    2.1.6. Gắn kết giữa lý thuyết và thực hành 67
    2.2. GIỚI THIỆU MÔN HỌC KỸ THUẬT MAY 2 HIỆN HÀNH 68
    2.2.1. Vị trí môn học 68
    2.2.2. Mục tiêu môn học: 68
    2.2.3. Nội dung chương trình môn học 69
    2.2.4. Một số nhận xét 70
    2.3. TRIỂN KHAI DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT MAY 2 THEO TIẾP CẬN MỤC TIÊU 71
    2.3.1.Xây dựng mục tiêu dạy học môn Kỹ thuật may 2 theo tiếp cận mục tiêu 71
    2.3.2.Điều chỉnh chương trình môn Kỹ thuật may 2 hiện hành theo tiếp cận mục tiêu 77
    2.3.2.1. Lí do cải tiến nội dung chương trình 77
    2.3.2.2. Chương trình chi tiết môn học Kỹ thuật may 2 sau khi điều chỉnh 78
    2.3.3.Thiết kế và triển khai dạy học môn Kỹ thuật may 2 nhất quán với mục tiêu đầu ra 83
    2.3.3.1. Xây dựng kế hoạch dạy học (lịch trình giảng dạy) môn Kỹ thuật may 2 83
    2.3.3.2. Vận dụng nguyên tắc dạy học theo tiếp cận mục tiêu vào dạy học môn Kỹ thuật may 2 86
    2.3.3.3.Vận dụng quy trình dạy học theo tiếp cận mục tiêu để dạy các chủ đề môn Kỹ thuật may 2 87
    2.3.3.4. Thiết kế bài minh họa 88
    2.3.4. Tổ chức tham quan cơ sở may công nghiệp cho sinh viên 121
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 122
    Chương 3: THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ 124
    3.1. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ 124
    3.1.1. Mục đích 124
    3.1.2. Nội dung 124
    3.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ 124
    3.2.1. Phương pháp chuyên gia 124
    3.2.1.1. Nội dung 124
    3.2.1.2. Phương pháp thực hiện 124
    3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 125
    3.2.2.1. Nội dung 125
    3.2.2.2. Phương pháp thực hiện và công cụ đánh giá 125
    3.3. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ 129
    3.3.1. Kết quả đánh giá theo phương pháp chuyên gia 129
    3.3.1.1. Phân tích định tính 129
    3.3.1.2. Phân tích định lượng 131
    3.3.2. Kết quả đánh giá theo phương pháp thực nghiệm sư phạm 133
    3.3.2.1. Thống kê kết quả học tập của sinh viên lớp thực nghiệm và đối chứng 133
    3.3.2.2. Kiểm định trị trung bình kết quả học tập của lớp CD13M1 134
    3.3.2.3. Kiểm định trị trung bình kết quả học của lớp CD13M2 137
    3.3.2.4. Kiểm định trị trung bình kết quả học của lớp CD13M3 139
    3.3.2.5. Đồ thị tần suất 141
    3.3.2.6. Đồ thị tần suất hội tụ tiến 142
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 143
    KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 145
    1. KẾT LUẬN 145
    2. KHUYẾN NGHỊ 147
    2.1. Khuyến nghị về hướng phát triển của đề tài 147
    2.2. Khuyến nghị về nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học 147
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 149
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
    I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 150
    II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 156
    III.WEBSITE 156
    PHỤ LỤC 158
    PHỤ LỤC 1 158
    PHỤ LỤC 2 163
    PHỤ LỤC 3 167
    PHỤ LỤC 4 170
    PHỤ LỤC 5 173
    PHỤ LỤC 6 175
    PHỤ LỤC 7 176
    PHỤ LỤC 8 179
    PHỤ LỤC 9 183
    PHỤ LỤC 10 187
    PHỤ LỤC 11 195
    PHỤ LỤC 12 204
    PHỤ LỤC 13 212
    PHỤ LỤC 14 216















    MỞ ĐẦU
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ: mục tiêu cụ thể đối với giáo dục nghề nghiệp là: “ Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kĩ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kĩ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kĩ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế ”.
    Ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1956/QĐ-TTgPhê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” với mục tiêu “Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề . góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”.
    Song hiện nay, hầu hết các trường đại học (ĐH), cao đẳng(CĐ) đều tổ chức đào tạo (ĐT) các ngành, nghề theo cách tiếp cận nội dung và căn cứ vào chương trình mở ngành, nghề đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo hoặc Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội phê duyệt mà chưa chú trọng đến việc tổ chức ĐT căn cứ vào mục tiêu (MT) đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (DN); chưa thật sự quan tâm đến việc khảo sát thực tiễn sản xuất (SX) để xây dựng MT; chưa có sự tham gia của DN vào quá trình tổ chức ĐT: từ nhận sinh viên (SV) về thực tập, tham gia báo cáo kinh nghiệm thực tế cho SV, hướng dẫn SVthực tập,thực hành, đến việc thông tin cho nhà trường về nhu cầu kiến thức (KT), kĩ năng (KN) cần có của SV sau khi tốt nghiệp . Mặt khác, cơ sở vật chất, thiết bị máy móc để tổ chức ĐT trong các trường hiện nay còn rất thiếu và lạc hậu, không theo kịp với sự tiến bộ như vũ bão của khoa học công nghệ mà các DN đã đầu tư và đưa vào SX. Chính vì vậy, SV sau khi tốt nghiệp ra trường chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn và gặp khó khăn, lúng túng khi tiếp cận với thực tế SX tại DN.
    Trong những năm gần đây ngành Dệt May Việt Nam ngày càng phát triển. Kết thúc chặng đường 20 năm đổi mới (năm 2009), toàn ngành Dệt May đã đạt kim ngạch xuất khẩu 9,1 tỉ đô la (USD), đạt 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Kết thúc năm 2014, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Dệt May đứng thứ hai cả nước với 24,5 tỉ USD, chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Quyết định 3218/QĐ- BCT ngày 11/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương về “Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030” là đến 2015 kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt May đạt 23-24 tỉ USD; đến 2020 là 36-38 tỉ USD và đến 2030 đạt kim ngạch xuất khẩu 64-67 tỉ USD.
    Để hoàn thành MT trên đòi hỏi toàn thể cán bộ - công nhân viên ngành Dệt May cả nước phải nỗ lực phấn đấu, trong đó việc ĐT đội ngũ cán bộ quản lí, kĩ thuật nói chung và đội ngũ cán bộ quản lí, kĩ thuật ngành Công nghệ may nói riêng, có KT, năng lực chuyên môn, trình độ tay nghề, đáp ứng nhu cầu thực tế SXcủa các DN Dệt May là một nhiệm vụ cấp bách.
    Môn học Kỹ thuật may2 (KTM 2) là môn học chuyên ngành, có vị trí quan trọng trong chương trình ĐT trình độ CĐngành Công nghệ may. Môn học này nhằm trang bị cho SV những KT, KN về kĩ thuật lắp ráp sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp. Song với sự tiến bộ của khoa học công nghệ hiện nay nói chung và công nghệ SX tiên tiến của ngành May công nghiệp (CN)nói riêng, thì việc dạy học (DH) môn KTM2 theo nội dung chương trình nhà trường có (tiếp cận nội dung); các phương pháp dạy học (PPDH) truyền thống; theo tài liệu đã biên soạn cũ; thiết bị máy móc chưa đáp ứng công nghệ hiện đại thì không thể đạt được mục tiêu đào tạo(MTĐT) theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội; rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và DN và không đáp ứng được yêu cầu hành nghề của SV sau tốt nghiệp.
    Vì vậy, để ĐT được đội ngũ cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lí ngành May năng động, sáng tạo, có khả năng lĩnh hội được KT, công nghệ SX tiên tiến, có KT, KN nghề vững vàng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn SX của DN Dệt May, thì việc DH theo tiếp cận mục tiêu (TCMT) nói chung và vận dụng TCMT trong DH môn KTM2 cho SV cao đẳng nói riêng là nhiệm vụ rất cấp bách nhằm rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và DN, đáp ứng được nhu cầu xã hội. Lí do này đã thôi thúc người nghiên cứu chọn đề tài: “Dạy học môn Kỹ thuật may 2 cho sinh viên cao đẳng theo tiếp cận mục tiêu”.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Đề xuất phương pháp tổ chức dạy học môn Kỹ thuật may 2 theo tiếp cận mục tiêunhằm góp phần đào tạo sinh viên có các năng lực, phẩm chất của người lao động ngành may đáp ứng yêu cầu hành nghề Công nghệ may.
    3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình tổ chức dạy học môn Kỹ thuật may 2 cho sinh viên cao đẳng ngành Công nghệ may tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Tiếp cận mục tiêu và quá trình dạy họcmôn Kỹ thuật may 2 cho sinh viên cao đẳng theo tiếp cận mục tiêu.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu được giới hạn như sau:
    Phần nghiên cứu thực tiễn về dạy học môn Kỹ thuật may 2 cho sinh viên cao đẳng ngành Công nghệ may theo tiếp cận mục tiêu được giới hạn trong phạm vi tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP.Hồ Chí Minh và một số trường đại học, cao đẳng kĩ thuật có đào tạo nhóm ngành May – Thời trang trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Thực nghiệm được tiến hành tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP.Hồ Chí Minh.
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Nếu thiết kế và triển khai quá trình dạy học môn Kỹ thuật may 2 của ngành Công nghệ may cho sinh viên cao đẳng theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng yêu cầu lao động của các doanh nghiệp thì sẽ góp phần đào tạo được lớp người lao động nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu hành nghề sau khi tốt nghiệp.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    - Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học theo tiếp cận mục tiêu.
    - Xây dựngnguyên tắc; xác lập quy trình và các hướng triển khai dạy học môn Kỹ thuật may 2, trình độ cao đẳng theo tiếp cận mục tiêu.
    - Kiểm nghiệm, đánh giácác đề xuất của đề tài.
    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Để giải quyết được nhiệm vụ trên, người nghiên cứu sử dụng một số phương pháp sau đây:
    6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:phân tích, tổng hợp, đánh giá các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực dạy học kĩ thuật để làm rõ mô hình, cấu trúc và bản chất của dạy học theo tiếp cận mục tiêu; hoàn thiện cơ sở lí luận cho việc vận dụng vào dạy học môn Kỹ thuật may 2.
    6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
    - Sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan sát . nhằm thu nhận và xử lí thông tin là cơ sở thực tiễn của đề tài và đánh giá kết quả nghiên cứu.
    - Tổ chức các hội thảo để lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực Dệt May và lĩnh vực dạy học nhằm nhận thông tin về đánh giá kết quả thực hiện đề tài và góp ý những ưu điểm, nhược điểm để hoàn thiện luận án.
    - Thực nghiệm sư phạm để kiểm định kết quả dạy học môn học Kỹ thuật may 2 theo tiếp cận mục tiêu cho sinh viên trình độ cao đẳng.
    6.3. Phương pháp thống kê toán học: thống kê, xử lí và kiểm tra kết quả đã nghiên cứu.
    7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
    7.1. Về lí luận
    Phân tích, tổng hợp và góp phần hoàn thiện thêm một số vấn đề lí luận cơ bản của tư tưởng (kiểu) dạy học theo tiếp cận mục tiêu, cụ thể:
    - Làm rõ mô hình dạy học theo tiếp cận mục tiêu.
    - Đề xuất nguyên tắc dạy học theo tiếp cận mục tiêu.
    - Đề xuất quy trình dạy học theo tiếp cận mục tiêu.
    - Đề xuất các hướng triển khai dạy học theo tiếp cận mục tiêu có hiệu quả.
    7.2. Về thực tiễn
    - Vận dụng thành công nguyên tắc và quy trình dạy học theo tiếp cận mục tiêu trong dạy học môn Kỹ thuật may 2 góp phần chứng minh tính đúng đắn của kiểu dạy học này.
    - Minh họa chủ đề: thiết kế và triển khai quá trình dạy học môn Kỹ thuật may 2 theo tiếp cận mục tiêu. Thiết kế này đã thực nghiệm có kết quả tốt, có thể dùng tham khảo cho đồng nghiệp quan tâm tới vấn đề nghiên cứu này.
    8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN: gồm 3 phần
    - Phần mở đầu
    - Phần nội dung, gồm 3 chương:
    + Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học theo tiếp cận mục tiêu.
    + Chương 2: Dạy học môn Kỹ thuật may 2 theo tiếp cận mục tiêu tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh.
    + Chương 3: Thực nghiệm sư phạm và đánh giá dạy học môn Kỹ thuật may 2 theo tiếp cận mục tiêu.
    - Phần kết luận, khuyến nghị.
    - Tài liệu tham khảo và phụ lục.
     
Đang tải...