Luận Văn Dạy học Luyện từ và câu khối lớp 4, 5 (kiểu bài hình thành khái niệm về từ ngữ)

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu

    1. Lí do chọn đề tài
    Trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học năm 2000, môn Tiếng Việt được chia thành nhiều phân môn trong đó có phân môn: “Luyện từ và câu”, nó thay thế cho 2 môn Từ ngữ và Ngữ pháp trong chương trình cải cách giáo dục. Tên gọi mới này nhấn mạnh cả về phương diện lí thuyết và thực hành khi dạy từ ngữ, ngữ pháp. Và thực chất của việc dạy từ là nhằm mục đích giúp học sinh biết dùng từ để tạo câu, từ đó vận dụng vào quá trình giao tiếp, học tập.
    Dạy từ ngữ là một hoạt động không thể thiếu trong chương trình Tiếng Việt ở phổ thông nói chung và chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học nói riêng. Từ là đơn vị trung tâm và có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Điều này lí giải tại sao việc dạy từ ngữ, việc mở rộng và phát triển vốn từ cho học sinh lại được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Nói cách khác từ ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người. Đối với học sinh cũng vậy nếu không có vốn từ được mở rộng và theo một hệ thống khoa học mà mới chỉ có vốn từ tự nhiên trước khi đến trường thì học sinh không thể học tập, tiếp thu tri thức một cách bình thường và kết quả đạt được sẽ không cao. Bởi vì, để giải quyết một nhiệm vụ học như làm một bài văn, giải một bài toán thì học sinh phải đọc và nắm được ý nghĩa của từ.
    Như vậy, đối với học sinh Tiểu học thì việc học từ ngữ là điều kiện quan trọng để học sinh thực hiện hành động học và giao tiếp. Là một giáo viên Tiểu học trong tương lai, chúng tôi sẽ trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học nên tôi nhận thấy việc nghiên cứu kĩ kiểu bài lí thuyết về từ trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 4, 5 là điều rất cần thiết. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài: “Dạy học Luyện từ và câu khối lớp 4, 5 (kiểu bài hình thành khái niệm về từ ngữ)” để đi sâu nghiên cứu, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các tiết học về từ ngữ cho học sinh lớp 4, 5.
    2. Lịch sử vấn đề
    Như đã trình bày ở trên, việc cung cấp những kiến thức lí thuyết về từ ngữ cho học sinh là một phần không thể thiếu trong khi dạy học Luyện từ và câu nói riêng và dạy Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung. Bởi việc dạy cho học sinh nắm được những kiến thức về từ là dạy cho học sinh cơ sở khoa học để rèn kĩ năng sử dụng từ. Nghĩa là rèn cho các em một kĩ năng nắm vững công cụ để học môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác, đồng thời giúp các em có khả năng giao tiếp trong môi trường hoạt động lứa tuổi.
    Chính vì vai trò quan trọng của nó cho nên từ trước tới nay đã có một số công trình tập trung đi sâu nghiên cứu về từ ngữ, và có thể chia các tài liệu nghiên cứu đó theo 2 hướng sau:
    *) Hướng thứ nhất
    Dạy từ ngữ ở Tiểu học theo chương trình cải cách giáo dục. Sau đây là một số công trình nghiên cứu theo hướng này :
    - Lê Thanh Bình (1999), Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn từ ngữ lớp 4, 5, Tạp chí nghiên cứu giáo dục.
    - Lê Hữu Tỉnh, Trần Mạnh Hưởng (1999), Giải đáp 88 câu hỏi về dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục.
    - Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Giáo dục.
    - Nhưng tập trung nhất vẫn là hai tác giả Phan Thiều và Lê Hữu Tỉnh trong một chuyên luận do NXB Giáo dục ấn hành năm 2003 cuốn “Dạy học từ ngữ ở Tiểu học”. Cuốn sách này chủ yếu đi vào tìm hiểu cơ sở lí luận chung của việc dạy từ ngữ, phân tích những ưu điểm và hạn chế của chương trình và tài liệu dạy học từ ngữ ở Tiểu học, đồng thời cũng đưa ra quy trình dạy học các dạng bài, trong đó có quy trình dạy học lí thuyết về từ ngữ cho học sinh lớp 4, 5. Tất cả những nhận xét về nội dung và đề nghị về phương pháp dạy đều dựa trên chương trình và SGK cải cách.
    *) Hướng thứ hai
    Dạy từ ngữ theo chương trình, sách giáo khoa mới. Theo hướng này bao gồm các tài liệu như :
    - Tài liệu hướng dẫn dạy học Tiếng Việt lớp 4, 5(2000_2003), Tài liệu thử nghiệm NXB Giáo dục
    - Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), “Hỏi đáp về dạy - học Tiếng Việt 4” và “Hỏi đáp về dạy - học Tiếng Việt 5”. Các tác giả đã đưa ra quy trình, các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá vai trò của người học cũng như những điều cần lưu ý trong khi dạy và học các bài lí thuyết về từ ngữ.
    Sách giáo viên (SGV) Tiếng Việt 4, 5 đã có phần hướng dẫn cụ thể cho từng bài lí thuyết về từ, nhưng các đáp án chỉ là gợi ý. Thực tế giáo viên có thể sử dụng nguồn ngữ liệu gần gũi, quen thuộc để học sinh tiếp thu bài học dễ dàng, đây chính là điểm mở cho sự linh hoạt của mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy.
    Nội dung cơ bản của các công trình thuộc hướng thứ hai tập trung xem xét việc tìm hiểu chương trình, SGK và quy trình dạy học Tiếng Việt nói chung, dạy từ ngữ nói riêng theo chương trình mới.
    Tuy nhiên SGK và các tài liệu hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 4, 5 mặc dù đã cụ thể nhưng do mục đích là hướng tới đối tượng giáo viên trong cả nước nên không gắn cụ thể với từng vùng miền.
    Chúng tôi nhận thấy từ gợi ý của các tài liệu nói trên, căn cứ vào thực tế của địa bàn thực tập, có thể tìm ra được cách dạy cụ thể trên một số đối tượng xác định. Vì thế, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Dạy học Luyện từ và câu khối lớp 4, 5 (kiểu bài hình thành khái niệm lí thuyết về từ ngữ)”. Đề tài này được nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 4, 5 các trường Tiểu học : Trường Tiểu học Trưng Nhị - Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc và trường Tiểu học Đại Thắng A - Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Nâng cao hiệu quả của giờ dạy lí thuyết về từ ngữ cho học sinh lớp 4, 5.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:
    - Tìm hiểu các vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài
    - Tìm hiểu về thực trạng dạy và học kiểu bài lí thuyết về từ ngữ trong phân môn “Luyện từ và câu” ở khối lớp 4, 5.
    - Đề xuất một số giải pháp khi dạy kiểu bài này.
    - Thể nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các đề xuất.
    5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    *) Đối tượng nghiên cứu
    Việc dạy và học kiểu bài hình thành khái niệm về từ ngữ trong phân môn “Luyện từ và câu” ở khối 4, 5.
    *) Phạm vi nghiên cứu
    Giới hạn ở các bài lí thuyết về từ ngữ, trên đối tượng học sinh lớp 4, 5 hai trường Tiểu học :
    - Trường Tiểu học Trưng Nhị - Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc
    - Trường Tiểu học Đại Thắng A - Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định
    6. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp nghiên cứu lí luận
    - Phương pháp điều tra, thống kê, phân loại
    - Phương pháp thể nghiệm sư phạm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...