Thạc Sĩ Dạy học làm văn nghị luận cho học sinh lớp 9 THCS theo hướng giao tiếp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luân văn dài 89 trang:
    MỞ ĐẦU​
    I. Lý do chọn đề tài
    1. Giao tiếp là hoạt động mang tính xã hội của con người, là một trong những điều kiện quan trọng để xã hội loài người tồn tại và phát triển. Trong đó, “ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” (V.I.Lênin).
    Đối với giáo dục nói chung và giáo dục ở Việt Nam nói riêng, việc dạy tiếng (ngôn ngữ mẹ đẻ) chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Nhiệm vụ chính của việc dạy tiếng là: “Phải làm cho thế hệ trẻ nói và viết tốt hơn , dần dần có ý thức, trình độ rồi đi đến thói quen nói và viết đúng tiếng Việt” (Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ).
    Để thực hiện được nhiệm vụ ấy, chương trình tiếng Việt phải cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản và các kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ quan trọng (gồm kĩ năng lĩnh hội và kĩ năng sản sinh ngôn bản).
    Trong toàn bộ chương trình dạy tiếng nói chung và dạy học Ngữ văn cấp THCS nói riêng, phần làm văn chiếm một vị trí khá đặc biệt. Đây là phân môn mang tính tổng hợp cao của các kiến thức ngôn ngữ và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ để tạo lập các ngôn bản dùng trong quá trình giao tiếp.
    Mục đích chính của việc dạy tiếng là phát triển năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ cho học sinh. Làm văn là quá trình tạo lập ngôn bản phục vụ cho hoạt động giao tiếp. Do đó, làm văn là khâu cuối cùng, quyết định hiệu quả và chất lượng của quá trình dạy tiếng. Trong các nhà trường, các cấp học hiện nay, bài làm văn của học sinh được lấy làm cơ sở chủ yếu để đánh giá kết quả, chất lượng dạy và học tiếng Việt.
    2.Văn nghị luận đã hình thành từ xa xưa và phát triển cùng với sự phát triển của tư tưởng, văn hóa nhân loại. Ngày nay, nó thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Văn nghị luận là vũ khí khoa học, vũ khí tư tưởng sắc bén, giúp cho con người nhận thức đúng đắn các lĩnh vực của đời sống và hướng dẫn, thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người.
    Dạy học làm văn nghị luận là một công việc, một yêu cầu rất trọng yếu của quá trình dạy học làm văn trong nhà trường. Văn nghị luận đặt ra những vấn đề tư tưởng, học thuật đòi hỏi học sinh phải giải quyết; từ đó giúp các em vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học, rèn luyện khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, khả năng lập luận, khả năng tư duy đúng để tìm hiểu đúng vấn đề. Như vậy, các em sẽ có thái độ đúng trước các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Văn nghị luận còn góp phần tích cực vào việc rèn luyện kĩ năng tạo lập ngôn bản, hình thành thế giới quan khoa học và hoàn thiện nhân cách người học sinh.
    Dạy học làm văn nghị luận ở lớp 9 THCS có vai trò vô cùng quan trọng. Đó là bước chuyển tiếp giữa hai cấp học - THCS và THPT. Nó vừa khát quát, tổng hợp toàn bộ kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận ở bậc THCS vừa tạo tiền đề vững chắc cho việc tiếp cận và rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh bậc THPT và cả các bậc học cao hơn.
    3. Trong thời đại ngày nay, sự phát triển xã hội và công cuộc đổi mới đất nước đang đòi hỏi cấp bách phải nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đặt ra nhiều nhiệm vụ, mục tiêu mới cho ngành giáo dục. Trong đó có yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
    Dạy học theo định hướng giao tiếp là một trong những quan điểm mới mẻ và tích cực của quá trình đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học tiếng Việt nói riêng.
    Mục đích của dạy tiếng là phát triển năng lực giao tiếp ngôn ngữ. Để đạt mục đích này, toàn bộ quá trình dạy tiếng phải được tổ chức thành một chương trình hoạt động ngôn ngữ toàn diện sao cho ngôn ngữ thực hiện được chức năng giao tiếp của mình.
    Tư tưởng chủ đạo của việc dạy học tiếng theo quan điểm giao tiếp chính là lấy giao tiếp làm môi trường, cách thức và mục đích cho toàn bộ quá trình dạy học.
    Là một bộ phận quan trọng của quá trình dạy học tiếng Việt, phần Làm văn càng phải được tổ chức dạy học theo hướng giao tiếp một cách có hiệu quả. Việc dạy học Làm văn theo hướng giao tiếp thực chất là đưa học sinh vào các tình huống giao tiếp, tạo nên môi trường giao tiếp cụ thể để thúc đẩy nhu cầu sản sinh ngôn bản (ở đây là bài làm văn của học sinh); rèn luyện cho các em kĩ năng định hướng, kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn phù hợp nhất với các nhân tố giao tiếp.
    Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Dạy học làm văn nghị luận cho học sinh lớp 9 THCS theo hướng giao tiếp” với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học Làm văn nói riêng, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt ở các trường phổ thông.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...