Thạc Sĩ Dạy học kịch bản văn học ở Trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    . Lý do chọn đề tài

    1.1. Về mặt lý luận

    PHẦN MỞ ĐẦU


    Giáo dục hiện nay luôn được quan tâm hàng đầu. Việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông trong đó có đổi mới phương pháp dạy học văn theo tinh thần khoa học hiện đại đã, đang diễn ra sôi động và thu được nhiều kết quả đáng mừng.Việc chúng tôi chọn đề tài này xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đã được quy định tại Luật giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005 ở Khoản 2 Điều 5: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
    Với yêu cầu đổi mới, phương pháp giáo dục đã đánh giá lại vai trò của học sinh, coi học sinh là chủ thể tiếp nhận, là trung tâm của quá trình tiếp nhận và là bạn đọc sáng tạo trong quá trình dạy học văn. Nó không chỉ đòi hỏi kiến thức mà còn cả tài năng nghệ thuật sư phạm của người giáo viên. Thày giáo giống như kiến trúc sư trước mỗi công trình nghệ thuật. Dưới bàn tay của nhà chạm khắc, nó mang dấu ấn cảm thụ riêng hàm chứa tầng sâu ý nghĩa. Đứng trước một tác phẩm văn chương nói chung, giáo viên thật khó định ra một cách dạy chung bởi mỗi bài, mỗi tác phẩm có những nét đặc thù riêng của loại thể. Chính vì vậy, nó càng đòi hỏi người thầy phải xác định được loại thể của từng tác phẩm, từ đó xác định cho mình một phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp.
    Trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, văn bản kịch chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn so với văn bản văn học khác. Tâm lý phổ biến của đời sống văn học nhà trường là ít quan tâm đến kịch bản văn học. Kinh nghiệm thưởng thức kịch hạn chế, tài liệu viết về kịch không nhiều,
    văn bản kịch là loại văn bản có những nét đặc thù riêng. Như chúng ta đã biết, kịch được giảng dạy trong nhà trường không phải với tính chất là một loại hình nghệ thuật. Chúng ta giảng dạy kịch trên phương diện văn học, nhưng kịch không đơn thuần giống như tự sự bởi nó là môn nghệ thuật tổng hợp, nó có mối quan hệ với sân khấu như hình với bóng. Việc thưởng thức một tác phẩm thuộc thể loại kịch không giống với mọi tác phẩm văn học khác. Do vậy, việc dạy học kịch bản văn học quả là một việc làm không dễ đối với cả giáo viên và học sinh.
    Sách giáo khoa Ngữ văn cấp THPT hiện nay đưa vào chương trình những kịch bản văn học rất hay, có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học nhưng không phải dễ giảng dạy. Đến với đề tài: “Dạy học kịch bản văn học ở Trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại”, chúng tôi muốn đưa ra một biện pháp thích hợp nhằm khắc phục được những tồn tại khi dạy học tác phẩm kịch trong nhà trường phổ thông nói chung, văn bản kịch: “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” trích “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng và “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) của Lưu Quang Vũ nói riêng.


    MỤC LỤC


    PHẦN MỞ ĐẦU . 1


    1. Lý do chọn đề tài 1

    1.1. Về mặt lý luận . 1

    1.2. Về mặt thực tiễn 2

    2. Lịch sử vấn đề 3

    3. Mục đích nghiên cứu 6

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 7

    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 7

    6. Phương pháp nghiên cứu 7

    7. Giả thuyết khoa học 7

    8. Cấu trúc luận văn 8

    PHẦN NỘI DUNG . 9

    Chương I: KỊCH BẢN VĂN HỌC VÀ VIỆC DẠY HỌC KỊCH

    BẢN VĂN HỌC TRONG NHÀ TRưỜNG . 9


    1.1. Kịch và kịch bản văn học . 9

    1.1.1. Khái niệm về kịch . 9

    1.1.2. Những đặc trưng thể loại của văn học kịch . 11

    1.1.2.1. Kịch tính là đặc trưng nổi bật nhất của kịch . 11

    1.1.2.2. Cốt truyện kịch tập trung cao độ 12

    1.1.2.3. Tính chất xác định của tính cách là đặc điểm cơ bản của nhân

    vật kịch . 13

    1.1.2.4. Lời thoại là hành động, là phương tiện biểu hiện tính cách 15

    1.2. Dạy học kịch bản văn học trong nhà trường 16

    1.2.1. Vị trí của kịch bản văn học trong chương trình ngữ văn Trung học

    phổ thông 16

    1.2.2. Dạy học kịch bản văn học theo đặc trưng thể loại. 17

    1.2.3.1. Khảo sát Sách giáo khoa 19

    1.2.3.2. Khảo sát Sách giáo viên - NXB Giáo dục, 2008 22

    1.2.3.3. Khảo sát Sách bài tập. NXB Giáo dục, 2008 24

    1.2.3.4. Khảo sát vở soạn văn của học sinh . 26

    1.2.3.5 Khảo sát vở ghi của học sinh 26

    1.2.3.6. Về phía giáo viên . 26

    1.2.3.7. Về phía đối tượng học sinh 28

    Chương II: DẠY HỌC KỊCH BẢN VĂN HỌC "VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI" VÀ "HỒN TRưƠNG BA, DA HÀNG THỊT" Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG . 29
    2.1. Dạy học kịch bản văn học "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” - trích “Vũ

    Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng . 29

    2.1.1. Tác giả, tác phẩm 29

    2.1.1.1. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng 29

    2.1.1.2. Tác phẩm “Vũ Như Tô” . 31

    2.1.2. Phương hướng dạy học . 33

    2.1.2.1. Nội dung hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài 34

    2.1.2.2. Các hình thức tổ chức hoạt động dạy học trên lớp . 37

    2.1.2.3. Cách thức kiểm tra đánh giá 51

    2.2. Dạy học kịch bản văn học "Hồn Trương Ba da hàng thịt" (trích) của

    Lưu Quang Vũ 52

    2.2.1. Về tác giả, tác phẩm . 52

    2.2.1.1. Tác giả Lưu Quang Vũ 52

    2.2.1.2. Về tác phẩm "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" 54

    2.2.2. Phương hướng dạy học . 56

    2.2.2.3 Cách thức kiểm tra, đánh giá. . 67

    Chương III: THIẾT KẾ DẠY HỌC THỂ NGHIỆM . 67

    3.1. Thiết kế giáo án thể nghiệm dạy học kịch "Vũ Như Tô" của Nguyễn

    Huy Tưởng (Trích hồi V) 67

    3.2. Thiết kế giáo án thể nghiệm dạy học kịch "Hồn Trương Ba, da hàng

    thịt" (trích) của Lưu Quang Vũ . 77

    3.3. Thực nghiệm sư phạm . 84

    3.3.1. Mục đích, ý nghĩa của thực nghiệm sư phạm 84

    3.3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 84

    3.3.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm . 85

    3.3.4. Nội dung thực nghiệm 85

    3.3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm 86

    3.3.6. Kết luận chung về thực nghiệm 87

    KẾT LUẬN . 89

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...