Thạc Sĩ Dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học chủ đề số học lớp 6 ở trường Trung học Cơ sở

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục những chữ viết tắt sử dụng trong luận văn . iv
    Danh mục các bảng v
    Danh mục các hình, biểu đồ . vi
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học 3
    5. Phương pháp nghiên cứu 3
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    7. Đóng góp của luận văn . 4
    8. Cấu trúc của luận văn 4
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN . 5
    1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu và phát triển của dạy học hợp tác
    theo nhóm . 5
    1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài 5
    1.1.2. Nghiên cứu trong nước . 10
    1.2. Cơ sở khoa học của dạy học hợp tác theo nhóm . 13
    1.2.1. Cơ sở triết học . 13
    1.2.2. Cơ sở tâm lý học . 14
    1.2.3. Cơ sở lý luận dạy học . 15
    1.3. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm 16
    1.3.1. Đặc điểm day học hợp tác theo nhóm 16
    1.3.2. Quy trình tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm 17
    1.3.3. Một số mô hình tổ chức nhóm học tập . 23
    1.4. Kỹ năng dạy - học hợp tác theo nhóm . 35
    1.4.1. Kỹ năng học tập hợp tác theo nhóm của học sinh 35
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.4.2. Kỹ năng dạy học hợp tác theo nhóm của giáo viên 38
    1.5. Thực trạng vận dụng phương pháp DHHTTN trong dạy học môn
    Toán ở trường THCS 41
    1.6. Kết luận chương 1 45
    Chương 2: DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM TRONG DẠY HỌC
    CHỦ ĐỀ SỐ HỌC LỚP 6 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ . 46
    2.1. Đặc điểm chủ đề Số học lớp 6 ở trường Trung học cơ sở . 46
    2.1.1. Mục tiêu chương trình số học lớp 6 46
    2.1.2. Một số lưu ý trong dạy học số học lớp 6 cho học sinh THCS 49
    2.2. Một số định hướng tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy
    học số học lớp 6 cho học sinh Trung học cơ sở 57
    2.3. Dạy học hợp tác theo nhóm trong các tình huống dạy học số học lớp
    6 ở trường Trung học cơ sở 59
    2.3.1. Dạy học khái niệm bằng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm . 59
    2.3.2. Dạy học quy tắc, phương pháp bằng phương pháp dạy học hợp tác
    theo nhóm 65
    2.3.3. Dạy học giải bài tập bằng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm . 70
    2.4. Kết luận chương 2 78
    Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 79
    3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 79
    3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm . 79
    3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm . 79
    3.4. Kết quả thực nghiêm sư phạm . 80
    3.4.1. Phân tích định tính 80
    3.4.2. Phân tích định lượng . 81
    3.5. Kết luận chương 3 85
    KẾT LUẬN 86
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
    ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 86
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
    PHỤ LỤC
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
    SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

    Viết tắt Viết đầy đủ
    BĐTD Bản đồ tư duy
    CNTT Công nghệ thông tin
    DH Dạy học
    DHHT Dạy học hợp tác
    DHHT TN Dạy học hợp tác theo nhóm
    ĐC Đối chứng
    GV Giáo viên
    HS Học sinh
    HTHT Học tập hợp tác
    HTHT TN Học tập hợp tác theo nhóm
    KT Kiểm tra
    PHT Phiếu học tập
    PP Phương pháp
    PPDH Phương pháp dạy học
    SBT Sách bài tập
    SGK Sách giáo khoa
    THCS Trung học cơ sở
    THPT Trung học phổ thông
    TN Thực nghiệm
    TV Thành viên

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1: Cách tính chỉ số cố gắng của từng thành viên trong nhóm 24
    Bảng 1.2: Ma trận về nhiệm vụ cùng thời lượng của Nhóm 29
    Bảng 1.3: Ma trận về nhiệm vụ khác thời lượng của Nhóm 29
    Bảng 1.4: Cách tính điểm tiến bộ của từng cá nhân . 31
    Bảng 3.1: Thống kê kết quả học tập của HS nhóm TN và ĐC trước khi TNSP 80
    Bảng 3.2: Kết quả thực nghiệm ở nhóm TN và nhóm ĐC . 81
    Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất luỹ tích hội tụ lùi của lớp TN và lớp ĐC 84

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

    Hình 1.1: Cấu trúc của một tình huống dạy học hợp tác 18
    Biểu đồ 3.1: Đa giác đồ về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC
    trước khi TNSP . 80
    Biểu đồ 3.2: Đa giác đồ về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC sau
    khi TNSP 84








    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, một trong
    những nhiệm vụ và giải pháp lớn về giáo dục được đề ra trong Đại hội đại biểu
    toàn quốc lần thứ XI của Đảng là: "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
    Đổi mới cơ cấu, tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng „chuẩn
    hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực
    hành của người học". Định hướng đổi mới PPDH đã được thể chế trong Luật giáo
    dục: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, tư
    duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành,
    lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [28].
    Nền giáo dục của chúng ta đang từng bước áp dụng các hình thức dạy
    học tích cực, lấy người học làm trung tâm, tập trung phát triển năng lực của
    người học. Đặc biệt năm học 2014-2015 là năm học bắt đầu triển khai thực hiện
    dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, dạy học thông qua
    các hoạt động của học sinh; Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học;
    Tăng cường học tập cá thể với học hợp tác; Kết hợp đánh giá của thầy với tự
    đánh giá của trò. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo thực hiện đổi
    mới phương pháp dạy học (PPDH) trong nhà trường. Có thể kể tới các phương
    pháp dạy học tích cực như: PPDH phát hiện.3 và giải quyết vấn đề; PPDH
    khám phá; PPDH theo lý thuyết kiến tạo; PPDH tình huống; PPDH theo dự án;
    PPDH hợp tác, Trong đó, phương pháp dạy học hợp tác (PPDHHT) là một
    trong những PPDH tích cực theo xu hướng dạy học không truyền thống.
    PPDHHT có thể hiểu là cách thức hoạt động và giao lưu hợp tác của thầy gây
    nên hoạt động và giao lưu hợp tác của trò nhằm đạt được mục tiêu dạy học.
    (Theo 29, tr. 58).
    Theo phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm (DHHTTN), giáo viên tổ
    chức cho học sinh hình thành các nhóm học tập nhỏ. Mỗi thành viên trong
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    nhóm học tập này vừa có trách nhiệm tự học tập vừa có trách nhiệm giúp đỡ
    các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành mục đích học tập chung của cả
    nhóm. Phương pháp DHHT TN tạo môi trường thuận lợi giúp cho học sinh có
    cơ hội phát biểu, trao đổi và học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm hiểu kiến thức
    mới. Những học sinh yếu kém có cơ hội được học tập ở những bạn giỏi hơn, và
    những học sinh khá giỏi không chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình mà còn phải
    giúp đỡ các bạn yếu hơn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. HTHTTN giúp học
    sinh phát triển năng lực xã hội, phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng giao
    tiếp, kỹ năng thảo luận, kỹ năng bảo vệ ý kiến, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn .
    những học sinh nhút nhát có cơ hội phát biểu ý kiến và từ đó trở nên tự tin hơn.
    DHHT TN giúp các em phát triển năng lực hoạt động. Học sinh có cơ hội phát
    huy khả năng sáng tạo, đánh giá, tổng hợp, phân tích, so sánh . biết giải quyết các
    vấn đề và tình huống, từ đó học hỏi được kinh nghiệm cho bản thân.
    Hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu về DHHT theo một số hướng
    như : nghiên cứu về việc tổ chức DHHT trong dạy học môn Toán có luận án
    Tiến sĩ của Hoàng Lê Minh (2007) về đề tài "Tổ chức dạy học hợp tác trong
    môn Toán ở trường Trung học phổ thông", luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Trung
    Thanh (2012) về đề tài "Tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học hình
    học lớp 7 ở trường Trung học cơ sở"; nghiên cứu theo hướng phát triển năng
    lực học hợp tác có luận án tiến sĩ của Nguyễn Triệu Sơn (2007) về đề tài “Phát
    triển khả năng học hợp tác cho sinh viên sư phạm toán một số trường đại học
    miền núi nhằm nâng cao chất lượng của người được đào tạo”; nghiên cứu về
    việc xây dựng các tình huống dạy học hợp tác trong dạy học môn Toán có luận
    văn Thạc sĩ của Nguyễn Trung Dũng (2008) về đề tài "Xây dựng và tổ chức các
    tình huống dạy học hợp tác ở trường Trung học phổ thông (trong Hình học lớp
    11 Ban cơ bản)", Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu DHHT TN trong
    dạy học chủ đề số học lớp 6 ở trường Trung học cơ sở (THCS).
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    Từ những lí do trên chúng tôi nghiên cứu đề tài "Dạy học hợp tác theo
    nhóm trong dạy học chủ đề số học lớp 6 ở trường Trung học cơ sở".
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp DHHTTN để xây dựng cách
    tổ chức dạy học Toán 6, nhằm góp phần phát huy tính tích cực, tăng cơ hội để
    học sinh giao lưu, học hỏi lẫn nhau, góp phần phát triển sự tự tin, tính đoàn kết,
    gắn bó, nâng cao chất lượng học môn Toán ở trường THCS.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp DHHTTN trong DH môn Toán.
    3.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Toán lớp 6 ở trường THCS
    3.3. Phạm vi nghiên cứu: Vận dụng phương pháp DHHTTN trong DH
    chủ đề Số học lớp 6 cho học sinh Trung học cơ sở.
    4. Giả thuyết khoa học
    Trên cơ sở nội dung chương trình THCS, nếu GV quan tâm đến việc tổ
    chức DHHTTN trong DH chủ đề số học lớp 6 một cách phù hợp thì sẽ phát huy
    được tính tích cực học tập, tăng cơ hội để học sinh giao lưu, học hỏi lẫn nhau, góp
    phần phát triển sự tự tin, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở
    trường THCS.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu các tài liệu nhằm hệ
    thống hoá cơ sở lý luận về PPDHHTTN trong DH môn Toán.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đánh giá thực trạng tổ chức
    DHHTTN trong DH môn Toán cho HS lớp 6 ở trường THCS hiện nay.
    5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm
    để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của các nội dung được đề xuất.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về DHHTTN. Điều tra, đánh giá thực trạng
    tổ chức DHHTTN ở trường THCS.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    6.2. Vận dụng phương pháp DHTTTN vào tổ chức một số tình huống
    DH điển hình (dạy học khái niệm, dạy học tri thức phương pháp và dạy học
    giải bài tập toán học) trong chương trình Toán lớp 6 ở trường THCS.
    6.3 Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính và khả thi của việc tổ chức
    DHHTTN trong DH Toán lớp 6 ở trường THCS.
    7. Đóng góp của luận văn
    7.1. Góp phần làm sáng tỏ quy trình dạy học môn Toán bằng PPDHHT
    TN trong dạy học chủ đề số học lớp 6 ở trường THCS. Khẳng định cần phải
    tăng cường rèn luyện khả năng hợp tác theo nhóm trong trong dạy học chủ đề
    số học lớp 6 ở trường THCS.
    7.2. Thiết kế và thực nghiệm dạy học một số tình huống DHHTTN trong
    dạy học số học lớp 6.
    8. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
    Chương 2. Dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học Toán 6 ở
    trường THCS.
    Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
    Luận văn sử dụng 57 tài liệu tham khảo và có 5 Phụ lục kèm theo.
     
Đang tải...