Luận Văn Dạy học hình thành biểu tượng một số hình hình học cho học sinh các lớp 1, 2, 3

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài
    Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì việc đầu tư cho giao dục là quốc sách hàng đầu. Trước ngưỡng cửa của thế kỷ mới, từ tiềm năng và khát vọng của mình Việt Nam đã và đang hoạch định một nền giáo dục dân tộc, khoa học và hiện đại, đủ sức sáng tạo ra một mặt bằng dân trí cao, đáp ứng sự phát triển của đất nước. Bậc học Tiểu học là bậc học có vai trò quan trọng, là bậc học nền tảng “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học ở bậc học cao hơn”.
    Muốn đạt được mục tiêu đó, cần đẩy mạnh và nâng cao toàn diện chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Học sinh phải được học đủ 9 môn, trong đó Toán học đóng vai trò quan trọng và cần thiết. Với tư cách là một môn khoa học nó nghiên cứu một số mặt của thế giới hiện thực. Vì vậy Toán học có một hệ thống khái niệm, quy luật và có phương pháp nghiên cứu riêng.
    Hệ thống này luôn luôn phát triển trong quá trình nhận thức thế giới và đưa ra kết quả là những tri thức toán học để áp dụng vào cuộc sống. Trong quá trình học tập ở nhà trường, học sinh cần nắm vững các tri thức cơ bản và phương pháp nhận thức, từ đó trang bị cho mình một công cụ cần thiết để nhận thức thế giới. Qua đó nhân cách của các em dần dần đóng vai trò chủ đạo trong việc trang bị cho học sinh hệ thống tri thức và phương pháp riêng, là công cụ cần thiết được hình thành và phát triển. Với đặc thù riêng của môn học, toán học thực sự đóng vai trò chủ đạo trong việc trang bị cho học sinh hệ thống tri thức và phương pháp riêng, là công cụ cần thiết để học sinh học các môn học khác và phục vụ cho cấp học trên.
    Các tuyến kiến thức được đưa vào dạy ở trường Tiểu học chia làm 5 tuyến chính:
    Số học
    Các yếu tố về đại số
    Các yếu tố về đại lượng
    Các yếu tố về hình học
    Giải toán.
    Các tuyến kiến thức này liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau, góp phần phát triển toàn diện năng lực toán học cho học sinh tiểu học.
    Trong SGK toán tiểu học, việc dạy học “các yếu tố hình học” được xuất hiện từ kỳ 1 lớp 1 cho đến hết lớp 5. Các yếu tố hình học được giới thiệu theo thứ tự từ đơn giản cụ thể đến trừu tượng, có xen kẻ với các mạch kiến thức khác mà hạt nhân là Số học. Dạy học “các yếu tố hình học” cho học sinh Tiểu học góp một phần không nhỏ vào việc phát triển năng lực toán học cho học sinh. Đặc biệt là ở các lớp đầu tiểu học, dạy học các yếu tố hình học, góp phần phát triển năng lực tưởng tượng, tư duy sáng tạo cho học sinh. Nó hỗ trợ cho học sinh trong các môn học về thủ công như cắt, xé, dán các hình, chơi các trò chơi học tập về xếp hình hay trang trí hoạ tiết trong hội hoạ
    Các tác giả viết sách cho học sinh tiểu học cũng đã quan tâm tới tuyến kiên thức về “dạy học các yếu tố hình học”, nhiều tác giả cho ra các đầu sách về cắt, ghép nhằm phát triển năng lực tưởng tượng, cũng cố biểu tượng, dấu hiệu nhận biết các hình cho học sinh. Từ đó giúp giáo viên, phụ huynh, học sinh có điều kiện tiếp xúc với việc dạy và học dạng toán bổ ích và lý thú này.
    Vì toán học là khoa học, lý thuyết gắn liền với thực hành, cho nên song song với việc dạy, cung cấp lượng kiến thức lý thuyết cần xây dựng hệ thống bài tập vận dụng cho học sinh. Thông qua các bài tập thực hành sẽ góp phần cũng cố sâu hơn về biểu tượng hình hình học cho học sinh, rèn luyện năng lực tưởng tưởng và tạo hứng thú học tập bộ môn.
    Với mỗi yếu tố hình học mà học sinh được làm quen sẽ có nhiều cách hình thành biểu tượng và cũng cố biểu tượng cho học sinh khác nhau. Nhưng điều quan trọng hơn cả là học sinh phải tưởng tượng được trong không gian về hình dạng tổng thể của nó. Đấy chính là mục tiêu của việc hình thành biểu tượng cho học sinh.
    Là sinh viên khoa GDTH qua đề tài “Dạy học hình thành biểu tượng một số hình hình học cho học sinh các lớp 1, 2, 3”, tôi mong muốn được đóng góp một phần nhỏ của mình vào việc giúp các em học sinh có được năng lực tưởng tượng trong không gian về biểu tượng các hình hình học, kỹ năng vẽ hình chính xác phù hợp với yêu cầu, đồng thời góp phần phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh của mình sau này.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu việc dạy học hình thành biểu tượng một số hình hinh học cho học sinh các lớp 1, 2, 3.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu: có 2 nhiệm vụ
    Tìm hiểu về vai trò, vị trí, mục tiêu, nội dung của việc dạy học các yếu tố hình hình học ở các lớp 1, 2, 3.
    Trình bày việc dạy học hình thành biểu tượng một số hình hình học và bài tập củng cố biểu tượng hình hình học cho học sinh các lớp 1, 2, 3.
    4. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Dạy học hình thành biểu tượng một số hình hình học cho học sinh các lớp 1, 2, 3.
    Phạm vi nghiên cứu: Các lớp 1, 2, 3.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Nghiên cứu lý luận tổng hợp.
    Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
    Phương pháp điều tra quan sát.
    6. Cấu trúc đề tài
    Khoá luận này gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và kết luận.
    Trong đó.
    Phần mở đầu:
    Lý do chọn đề tài.
    Mục đích nghiên cứu.
    Nhiệm vụ nghiên cứu.
    Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu
    Phần nội dung:
    Chương 1: Cơ sở lý luận chung
    Chương 2: Dạy học hình thành biểu tượng một số hình hình học ở lớp 1.
    Chương 3: Dạy học hình thành một số biểu tượng hình hình học ở lớp 2.
    Chượng 4: Dạy học hình thành một số biểu tượng hình hình học ở lớp 3.
    Phần kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...