Thạc Sĩ Dạy học giới hạn ở lớp 11 THPT theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU



    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Trong giai đoạn đổi mới hiện nay trước yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, để tránh nguy cơ bị tụt hậu về kinh tế và khoa học công nghệ thì việc cấp bách là phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Cùng với thay đổi về nộ i dung cần có thay đổi căn bản về phương pháp dạy học.
    Hội nghị TW khoá IV đặc biệt nhấn mạnh “Một trong những nhiệm vụ cần tập trung giải quyết từ nay đến năm 2010 là nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Muốn vậy phải thực hiện đổi mới giáo dục toàn diện, đổi mới mạnh mẽ về nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá”.
    Luật giáo dục năm 2005 chương II mục 2 điều 25 có ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học; khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm đem lai niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Và trong chương I đ iều 5 có ghi “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý trí vươn lên”.
    Đứng trước nhu cầu đó đã làm nẩy sinh và thúc đẩy một cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các c ấp trong ngành giáo dục đào tạo, dần dần khắc phục những tồn tại phổ biến của phương pháp dạy học cũ như: Thuyết trình tràn lan, GV cung cấp kiến thức dưới dạng có sẵn, thiếu yếu tố tìm tòi phát hiện. Thầy áp đặt, trò thụ động, thiên về dạy, yếu về học, không kiểm soát được việc học. Thay vào đó là sự đổi mới về phương pháp dạy học, với những tư tưởng chủ đạo được phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau như “Lấy học sinh làm trung tâm”, “Phương pháp dạy học theo hướng tích cực”,“Tích cực hoá hoạt động dạy và học”.

    Đây là một hướng đổi mới PPDH được đông đảo các nhà nghiên cứu, các nhà lí luận và các Thầy cô giáo quan tâm. Việc vận dụng phương pháp này vào dạy học môn toán còn gặp rất nhiều hạn chế, còn có những vấn đề cần phải nghiên cứu áp dụng một cách cụ thể. Trong các vấn đề đó có vấn đề dạy học giới hạn ở trường THPT. Trong giải tích toán học thì khái niệm giới hạn giữ vai trò trung tâm. Giới hạn là một trong những khái niệm quan trọng nó chứa đựng nhiều kiến thức, nhiều tư duy, nhất là tư duy trừu tượng, tư duy logic Trong đó thể hiện nhiều thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá, đặc biệt hoá nó đòi hỏi phẩm chất tư duy như : Linh hoạt sáng tạo, sự tính toán chính xác, các phẩm chất đạo đức kiên trì chịu khó.
    Mặt khác giới hạn là một khái niệm mới và trừu tượng đối với HS THPT, hơn nữa phân phối chương trình giới hạn chiếm một thời gian rất ít nên việc nắm vững lí thuyết và vận dụng vào làm bài tập đối với HS là rất khó khăn, HS gặp không ít lúng túng sai sót khi làm bài tập.
    Vì những lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu luận văn của mình là:

    Dạy học giới hạn ở lớp 11 THPT theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh”.
    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Xây dựng một số biện pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở trường THPT trong điều kiện và hoàn cảnh hiện nay. Vận dụng các biện pháp đó vào phần dạy học giới hạn ở lớp 11 sách giáo khoa Đại số và Giải tích ban cơ bản,nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn toán ở trường THPT.


    III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    + Tìm hiểu cơ sở lí luận về dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
    + Nghiên cứu thực trạng của học sinh khi dạy học giới hạn

    + Đề xuất những b iện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy học giới hạn.
    + Thực nghiệm sư phạm, thăm dò ý kiến, kiểm tra tính khả thi của đề tài.

    IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

    Nếu xây dựng được một số biện pháp sư phạm theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh khi dạy học nội dung giới hạn thì sẽ làm cho học sinh hứng thú, chủ động, tích cực học tập, nắm vững kiến thức và phương pháp giải toán giới hạn. Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
    V. PHư ƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    + Nghiên cứu lý luận dạy học môn toán.

    + Nghiên cứu đề tài và luận văn của đồng nghiệp.

    + Nghiên cứu SGK Đại số - Giải tích lớp 11 ban cơ bản và sách tham khảo.

    + Điều tra tìm hiểu thực tiễn dạy học giới hạn ở trường THPT.

    + Thực nghiệm sư phạm.

    VI. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

    + Mở đầu

    + Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn

    + Chương 2 : Dạy học giới hạn lớp 11 THPT theo hướng phát huy tích cực hoạt động học tập của học sinh
    + Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm

    + Kết luận.



    MỤC LỤC


    Mở đầu . 1

    I. Lý do chọn đề tài 1

    II. Mục đích nghiên cứu . 2

    III. Nhiệm vụ nghiên cứu 3

    IV. Giả thiết khoa học 3

    V. Phương pháp nghiên cứu 3

    VI. Cấu trúc luận văn . 3

    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 4

    1.1. Tính tích cực của học sinh khi học môn toán 4

    1.1.1. Quan niệm về tính tích cực . 4

    1.1.2. Những cấp độ khác nhau của tính tích cực 6

    1.1.3. Những b iểu hiện của tính tích cực 7

    1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực . 8

    1.1.5. Sự cần thiết phải phát huy tính tích cực học tập của học sinh . 10

    1.2. Thực tế dạy học giới hạn ở trường THPT . 11

    1.2.1 Thuận lợi 11

    1.2.2 Khó khăn 11

    1.2.3 Những sai lầm thường mắc phải của học sinh . 12

    Chương 2. Dạy học giới hạn lớp 11 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh 17
    2.1 Mục tiêu dạy học giới hạn lớp 11 THPT . 17

    2.2. Những tình huống điển hình trong dạy học giới hạn . 17

    2.2.1. Dạy học khái niệm 17

    2.2.2. Dạy học định lý 21

    2.2.3. Dạy học quy tắc 26

    2.2.4 Dạy học bài tập 29

    2.3 Một số biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh 47

    2.3.1 Tổ chức cho học sinh đa dạng hoạt động trong học tập . 48

    2.3.2. Truyền thụ tri thức phương pháp qua . 51

    2.3.3.Kết hợp nhiều phương pháp trong giờ dạy . 53

    2.3.4. Khai thác và sử dụng phương tiện hợp lý có hiệu quả 63

    2.3.5. Kiểm tra đánh giá 68

    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 71

    3.1. Mục đích thực nghiệm 71

    3.2. Nội dung thực nghiệm 71

    Một số giáo án dạy thực nghiệm giới hạn 71

    3.3. Tổ chức thực nghiệm .106

    3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 107

    3.5. Kết luận chung về thực nghiệm 108

    Kết luận .110
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...