Tiến Sĩ Dạy học giải quyết vấn đề trong phần lý thuyết cơ sở ở trường Cao đẳng kỹ thuật

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 28/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN DỸ GIÁO DỤC HỌC
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH . vii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Phạm vi nghiên cứu . 4
    7. Phương pháp nghiên cứu . 4
    8. Luận điểm bảo vệ 5
    9. Những đóng góp mới của luận án . 5
    10. Cấu trúc của luận án 6

    Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHẦN LÝ THUYẾT CƠ SỞ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT . 7
    1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
    1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 7
    1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước 10
    1.2. Những khái niệm cơ bản 13
    1.2.1. Vấn đề khoa học và vấn đề học tập . 13
    1.2.2. Tình huống có vấn đề và tình huống dạy học . 15
    1.2.3. Giải quyết vấn đề và mô hình giải quyết vấn đề . 18
    1.2.4. Học tập giải quyết vấn đề 21
    1.2.5. Dạy học giải quyết vấn đề . 23
    1.3. Tư duy kỹ thuật trong quá trình giải quyết vấn đề . 24
    1.3.1. Khái niệm tư duy kỹ thuật 24
    1.3.2. Đặc điểm của tư duy kỹ thuật . 24
    1.3.3. Phát triển tư duy kỹ thuật trong dạy học phần lý thuyết cơ sở. 25
    1.4. Đặc điểm của sinh viên và đặc điểm học tập ở trường Cao đẳng kỹ thuật . 26
    1.4.1. Đặc điểm của sinh viên trường cao đẳng kỹ thuật . 26
    1.4.2. Đặc điểm học tập ở trường Cao đẳng kỹ thuật . 27
    1.5. Nguyên tắc và các mức độ của dạy học GQVĐ trong phần lý thuyết cơ sở 30
    1.5.1. Nguyên tắc dạy học GQVĐ trong phần lý thuyết cơ sở 30
    1.5.2. Các mức độ của dạy học giải quyết vấn đề . 37
    1.6. Đặc trưng của dạy học phần lý thuyết cơ sở và những yêu cầu sư phạm 40
    Kết luận chương 1 . 43

    Chương 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHẦN LÍ THUYẾT CƠ SỞ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KĨ THUẬT . 44
    2.1. Khái quát về các trường Cao đẳng kỹ thuật trên địa bàn khảo sát thuộc khu vực miền núi phía Bắc 44
    2.1.1. Đặc điểm địa bàn khảo sát . 44
    2.1.2. Đánh giá chung thuận lợi và khó khăn . 45
    v2.2. Phân tích chương trình, mục tiêu và nội dung môn học lý thuyết cơ sở 47
    2.2.1. Chương trình đào tạo . 47
    2.2.2. Mục tiêu và nội dung học tập 47
    2.3. Thực trạng dạy học GQVĐ trong phần lý thuyết cơ sở ở một số trường cao đẳng kỹ thuật. 51
    2.3.1. Mục đích, nội dung, đối tượng và phương pháp khảo sát 51
    2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng 53
    Kết luận chương 2 . 67

    Chương 3. BIỆN PHÁP DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG PHẦN LÝ THUYẾT CƠ SỞ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT 69
    3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp dạy học giải quyết vấn đề . 69
    3.1.1. Đảm bảo thống nhất giữa giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học GQVĐ . 69
    3.1.2. Đảm bảo thống nhất giữa dạy và học trên cơ sở phát huy vai trò tự giác, tích cực, độc lập của SV trong quá trình GQVĐ 69
    3.1.3. Đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa dạy học và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên 70
    3.2. Các biện pháp dạy học giải quyết vấn đề trong phần lý thuyết cơ sở ở trường Cao đẳng kỹ thuật 70
    3.2.1. Xây dựng quy trình dạy học giải quyết vấn đề. . 70
    3.2.2. Lựa chọn, phối hợp các PPDH phù hợp với tình huống dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên 84
    3.2.3. Lựa chọn, sử dụng các kỹ thuật và phương tiện dạy học . 88
    3.2.4. Xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập của SV trong phần lý thuyết cơ sở . 91
    3.2.5. Xây dựng môi trường học tập tích cực, tăng cường sự tham gia hiệu quả của SV trong giải quyết vấn đề thực tiễn . 95
    3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 97
    3.3.1. Phương pháp tiến hành . 97
    3.3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết . 97
    3.3.3. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi . 98
    Kết luận chương 3 . 100

    Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 101
    4.1. Khái quát về thực nghiệm sư phạm 101
    4.1.1. Mục đích của thực nghiệm . 101
    4.1.2. Nội dung thực nghiệm . 101
    4.1.3. Đối tượng thực nghiệm 101
    4.1.4. Phương pháp thực nghiệm . 102
    4.1.5. Tiêu chí đánh giá 103
    4.1.6. Phương pháp xử lý số liệu . 103
    4.2. Xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm 105
    4.2.1. Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 1 . 105
    4.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 2 . 114
    4.2.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm . 138
    Kết luận chương 4 . 139

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . 140
    Kết luận . 140
    Kiến nghị . 141
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 143
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 144
    PHỤ LỤC . 15

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Nước ta đang tiến hành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, cần có nguồn nhân lực dồi dào, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ và có chất lượng cao. Nghị quyết đại hội Đảng đã xác định “phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [ 24]. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu về nguồn nhân lực xã hội là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành giáo dục nước ta hiện nay. Các bậc học, ngành học đang đi tìm phương hướng đổi mới phương pháp dạy học, đây là vấn đề cấp thiết, cần huy động đông đảo các nhà khoa học, các nhà giáo dục cùng tham gia nghiên cứu, triển khai. Hội nghị TW 2, Khoá VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học .”[23]. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học giai đoạn 2006-2020 đã ghi rõ: "Triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: Trang bị cách học, phát huy tính chủ động của người học, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy và học. Khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet. Lựa chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước .”[16].
    Có nhiều cách tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học, trong đó cách tiếp cận dạy học giải quyết vấn đề có thể đáp ứng các yêu cầu trên. Dạy học giải quyết vấn đề là xu hướng dạy học tích cực có thể làm phát triển năng lực sáng tạo của người học, tạo ra môi trường học tập chủ động, khuyến khích
    2
    người học tìm tòi, phát hiện, giải quyết vấn đề, để có thể đương đầu với những thách thức trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp tương lai. Tuy vậy, cách tiếp cận này ở nước ta chưa được nghiên cứu đầy đủ, cho đến nay đã có một số đề tài, luận án, luận văn đề cập tới, nhưng chủ yếu dành cho bậc học phổ thông. Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn chưa có hệ thống nên chưa có thể áp dụng đại trà cho các bậc học, ngành học. Các trường cao đẳng kỹ thuật (CĐKT) có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực kỹ thuật và kinh tế công nghiệp với các ngành: Công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật điện, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật điện tử, công nghệ cơ khí động lực, công nghệ kỹ thuật may. Đây cũng là nơi nghiên cứu và triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ mới phục vụ sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Với quan niệm là trường chuyên nghiệp, nên từ lâu nay các trường CĐKT thường chỉ tập trung vào rèn luyện kĩ năng tay nghề cho sinh viên (SV) mà ít quan tâm đến việc dạy lí thuyết cơ sở, việc gắn kết giữa lý thuyết với thực hành cũng còn nhiều thiếu sót, điều đó đã làm hạn chế sự phát triển nghề nghiệp lâu dài cho SV. Cũng do vậy chất lượng đào tạo của các trường CĐKT chưa đáp ứng được các yêu cầu của người sử dụng lao động, tỷ lệ SV học tập yếu kém còn khá nhiều, SV ra trường chưa tìm được việc làm, hoặc chưa làm tốt công việc chuyên môn đã được đào tạo. Các trường CĐKT hiện nay đang gặp khó khăn trong việc đổi mới phương pháp dạy học, chưa xác định được hướng tiếp cận đổi mới, việc nghiên cứu, triển khai chưa đi vào thực chất, nên phong trào chưa thuyết phục đối với đa số giảng viên.
    Với đặc điểm ngành nghề và mục tiêu đào tạo của các trường CĐKT, chúng tôi cho rằng đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận giải quyết vấn đề (GQVĐ)có thể trở thành xu hướng chủ yếu ở các trường này. Dạy học GQVĐ có thể tạo ra một bước chuyển biến tích cực trong cách dạy, cách học chuyên môn kỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo trong các nhà trường. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Dạy học giải quyết vấn đề trong phần lý thuyết cơ sở ở trường cao đẳng kỹ thuật” để thực hiện luận án tiến sĩ của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Xác định các biện pháp dạy học dạy học giải quyết vấn đề trong phần lý thuyết cơ sở góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo ở trường Cao đẳng kỹ thuật thông qua một số môn học.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học phần lý thuyết cơ sở ở trường CĐKT.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp dạy học giải quyết vấn đề trong phần lí thuyết cơ sở ở trường CĐKT.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...