Thạc Sĩ Dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    3.1. Khách thể nghiên cứu. 4
    3.2. Đối tượng nghiên cứu. 4
    7.1. Phương pháp luận. 5
    7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể. 5
    Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC DỰA VÀO PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN NGƯỜI LỚN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 9
    1.1.1. Nghiên cứu về phong cách học tập. 9
    1.1.2. Nghiên cứu về dạy học cho người lớn. 16
    1.1.3. Đánh giá về các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. 19
    1.2.1. Khái niệm 21
    1.2.2. Các mô hình phong cách học tập. 25
    1.2.3. Ý nghĩa sư phạm của phong cách học tập. 27
    1.3.1. Đặc điểm của học viên người lớn. 33
    1.3.2. Các phong cách học tập cơ bản của học viên người lớn. 35
    1.4.1. Quan niệm về dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn. 37
    1.4.2. Đặc điểm của tổ chức dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên. 38
    1.4.3. Nguyên tắc tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX 42
    1.4.4. Yêu cầu của dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại TTGDTX 44
    1.5.1. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng. 45
    1.5.2. Kết quả khảo sát và bình luận. 46
    Kết luận chương 1. 56
    Chương 2 - BIỆN PHÁP DẠY HỌC DỰA VÀO PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN NGƯỜI LỚN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 58
    2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu đào tạo. 58
    2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống. 59
    2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn. 60
    2.2.1. Thiết kế qui trình dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên. 61
    2.2.2. Lập kế hoạch dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên. 83
    2.2.3. Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp phong cách học tập của học viên 92
    2.2.4. Hướng dẫn tự học dựa vào phong cách học tập của học viên. 104
    Kết luận chương 2. 105
    Chương 3 - THỰC NGHIỆM DẠY HỌC DỰA VÀO PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 107
    3.1.1. Mục đích thực nghiệm 107
    3.1.2. Cơ sở thực nghiệm 107
    3.1.3. Phương pháp thực nghiệm 107
    3.1.4. Thời gian thực nghiệm 108
    3.1.5. Nội dung thực nghiệm 108
    3.2.1. Kết quả trước thực nghiệm 128
    3.2.2. Kết quả sau thực nghiệm lần 1. 131
    3.2.3. Kết quả thực nghiệm lần 2. 135
    3.2.4. Kết quả học viên tự đánh giá. 140
    Kết luận chương 3. 143
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 145
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 149
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
    PHỤ LỤC 158
    Phụ lục 1. 158
    Phụ lục 2. 163
    Phụ lục 3. 166
    Phụ lục 4. 169
    Phụ lục 5. 172
    Phụ lục 6. 174
    Phụ lục 7. 182
    Phụ lục 8: 184
    Phụ lục 9. 185









    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    A : Auditory
    DN : Doanh nghiệp
    GV : Giáo viên
    GDTX : Giáo dục thường xuyên
    HCSN : Hành chính sự nghiệp
    HV : Học viên
    K : Kinaethetic
    KLGN : Khối lượng ghi nhớ
    KQHT : Kết quả học tập
    MTDH : Mục tiêu dạy học
    MTHT : Mục tiêu học tập
    NDHT : Nội dung học tập
    PCHT : Phong cách học tập
    PP : Phương pháp
    PPDH : Phương pháp dạy học
    PPDHTC : Phương pháp dạy học tích cực
    THPT : Trung học phổ thông
    TTGDTX : Trung tâm Giáo dục thường xuyên
    V : Visual
    VAK : Visual-Auditory-Kinnaethetic



    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 1.1: Sự chuyển đổi giữa các phong cách theo 4 phương diện của Apter. 12
    Bảng 1.2: Các loại PCHT theo Kold và Honey – Mumford. 26
    Bảng 1.3: Phân loại phong cách học tập dựa vào định hướng học tập. 27
    của Entwistle và Vermunt 27
    Bảng 1.4: Các loại phong cách học tập của học viên TTGDTX 47
    Bảng 1.5: Ý nghĩa của việc tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm GDTX 48
    Bảng 1.6: Những biện pháp tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm GDTX hiện nay. 50
    Bảng 1.7: Những nguyên nhân ảnh hưởng đến dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm GDTX 53
    Bảng 2.1: Hướng dẫn cho điểm để xác định phong cảnh học tập. 71
    Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm 128
    Bảng 3.2. Phân phối tần suất kết quả thực nghiệm chuyên đề Tổ chức công tác kế toán và vai trò, nhiệm vụ kế toán trưởng (lần 1). 131
    Bảng 3.3: So sánh giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. 134
    Bảng 3.4. Phân phối tần suất kết quả thực nghiệm chuyên đề Tổ chức công tác kế toán và vai trò, nhiệm vụ kế toán trưởng (lần 2). 135
    Bảng 3.5. Hệ số biến thiên của các lần thực nghiệm chuyên đề Tổ chức công tác kế toán và vai trò, nhiệm vụ kế toán trưởng. 137
    Bảng 3.6.Giá trị kiểm định sự khác nhau của các [​IMG] có d khác nhau. 139
    Bảng 3.7. Mức độ hứng thú môn học của lớp thực nghiệm và đối chứng. 140
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 3.1 – Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm khóa 3. 129
    Biểu đồ 3.2 – Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm khóa 4. 130
    Biểu đồ 3.3- So sánh giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của lớp TN và lớp ĐC 134
    Biểu đồ 3.4 : Mức độ hứng thú học tập của lớp TN và lớp ĐC 141

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Xây dựng xã hội học tập đã được xác định là một trong những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 - 2020. Điều này, được khẳng định trong Hội nghị TƯ6 (khoá IX) và Văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam: “phát triển giáo dục không chính quy, các hình thức học tập cộng đồng ở xã, phường, gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế-xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập” [45]; “thực hiện chương trình giáo dục cho mọi người. Tiếp tục đa dạng hoá các loại hình trường lớp, tạo cơ hội học tập cho mọi tầng lớp nhân dân có nhu cầu” [15]. Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng xác định: “Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” và nhấn mạnh: “đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Theo đó, cần phải “phát triển đa dạng các hình thức đào tạo” [16].
    Quan điểm, đường lối phát triển giáo dục nêu trên của Đảng đã khẳng định vai trò của giáo dục thường xuyên trong việc góp phần phát triển nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, giáo dục thường xuyên một mặt vừa là phương thức học tập, mặt khác do nhu cầu phát triển đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
    Hệ thống giáo dục thường xuyên ở nước ta đã có những bước phát triển và có nhiều đóng góp cho phát triển giáo dục của đất nước. Tính đến nay, các cơ sở giáo dục thường xuyên đã cơ bản phủ khắp các địa phương. Hiện cả nước có 59 Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh. Ngoài 34 huyện trong cả nước chưa có cơ sở giáo dục thường xuyên ở cấp huyện (trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp/trung tâm hướng nghiệp dạy nghề ) hầu hết các tỉnh thành phố đều có các cơ sở giáo dục thường xuyên ở cấp quận/huyện [67]. Sự phát triển của hệ thống cơ sở giáo dục thường xuyên (với nòng cốt là các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh) đã đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của người lao động và thanh niên không có điều kiện tham gia vào các chương trình đào tạo chính quy. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng giáo dục của các trung tâm thường xuyên cấp tỉnh lại là một trong những vấn đề nổi cộm hiện đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Vấn đề này có liên quan mật thiết với việc chất lượng dạy học ở các trung tâm này chưa được đảm bảo.
    1.2. Lý luận dạy học hiện đại đã khẳng định: hoạt động của người học cần phải được đặt ở vị trí trung tâm của quá trình dạy học. Chất lượng dạy học được thể hiện và phản ánh qua kết quả học tập của người học. Vì thế, sứ mạng và trách nhiệm cao cả của người dạy là hình thành và phát triển hoạt động học cho người học. Trong khi đó, sự phát triển của người học nói chung, hoạt động học tập của họ nói riêng lại diễn ra ở cấp độ cá nhân. Người học lại học tập theo nhịp độ của riêng họ. Điều này liên quan đến những đặc điểm của cá nhân người học. Như vậy, một trong những yêu cầu nhằm đảm bảo chất lượng của dạy học là phải nắm vững đặc điểm của người học cũng như các đặc điểm về hoạt động học tập của họ.
    Người học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh (sau đây gọi là học viên) là những người đã trưởng thành. Họ là những học viên người lớn. Vì thế, việc tổ chức dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh phải được thực hiện theo lý luận về dạy học người lớn. Đội ngũ giảng viên, giáo viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên phải là các chuyên gia về dạy học người lớn. Tuy nhiên, lý luận về dạy học người lớn ở Việt Nam chưa được đầu tư nghiên cứu có hệ thống. Trên thực tế, phần lớn các giáo viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh chưa được bồi dưỡng về dạy học cho người lớn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chương trình bồi dưỡng về giáo dục thường xuyên và dạy học cho người lớn nhằm đưa vào chương trình đào tạo giáo viên dưới hình thức môn học tự chọn dành cho sinh viên có nguyện vọng về công tác tại các trung tâm giáo dục thường xuyên (đây cũng là điều kiện để các trung tâm giáo dục thường xuyên tuyển dụng giáo viên). Tuy nhiên, cho đến nay, chương trình này vẫn chưa được triển khai. Thực tế này cho thấy, một trong những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh hiện nay là cần nghiên cứu và thực hành việc tổ chức dạy học cho học viên phù hợp với đặc điểm của học viên người lớn cũng như các đặc điểm của học viên người lớn.
    1.3. Tham gia vào hoạt động học tập ở môi trường giáo dục thường xuyên, mỗi học viên đều mang theo những đặc điểm phát triển nhận thức đặc trưng cho lứa tuổi và cả những nét riêng của cá nhân. Mỗi học viên sẽ có cách tiếp nhận, giữ gìn và xử lý thông tin khác nhau. Có người thiên về nhìn, có người thiên về nghe hay xúc giác – vận động . tạo thành những phong cách rất đa dạng. Một số học viên sẽ gặp khó khăn trong quá trình học tập nếu việc giảng dạy vô tình không phù hợp với phong cách học tập ưu thế của họ. Do đó, việc tìm hiểu phong cách học tập có lợi thế cho cả học viên và giáo viên. Đối với học viên, biết được phong cách học tập, học viên sẽ hiểu cách học phù hợp nhất với mình, điều này giúp cho người học nâng cao hiệu quả học tập của mình lên cao nhất (không có cách học đúng hay sai chỉ có cách học phù hợp nhất với phong cách học của bạn). Đối với giáo viên, khi nắm được phong cách học tập của học viên mình dạy, giáo viên sẽ chủ động trong việc lựa chọn những phong cách dạy học tích cực, phương tiện dạy học và tạo môi trường học tập đáp ứng nhu cầu và hứng thú cho người học, đó là điều kiện tốt nhất để nâng cao hiệu quả dạy học.
    Những kết quả nghiên cứu tâm - sinh lí của người học và điều tra xã hội học gần đây trên thế giới cũng như ở nước ta cho thấy có những thay đổi trong sự phát triển tâm - sinh lý của đối tượng giáo dục. Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, người học được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây. Trong học tập, họ không thoả mản với vai trò của người tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận các giải pháp đã có sẵn được đưa ra. Điều này thể hiện rất rõ đối với học viên người lớn - những người học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên.
    Học viên người lớn có có khuynh hướng độc lập lĩnh hội các tri thức và phát triển kĩ năng của bản thân theo nhu cầu của họ. Hoạt động học tập của học viên người lớn được thực hiện theo những phong cách xác định. Nhưng các phương thức học tập độc lập ở người học nếu muốn được hình thành và phát triển một cách có chủ định thì cần thiết phải có sự hướng dẫn đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi.
    Kết quả nghiên cứu về phong cách học tập của học viên người lớn cho thấy, người học sẽ thành công hơn nếu như người dạy kết hợp phong cách dạy của họ với phong cách học tập của người học. Vì thế, để nâng cao chất lượng dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, việc nghiên cứu đặc điểm học tập, đặc biệt là phong cách học tập của học viên là rất cần thiết.
    Từ những lý do nêu trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài : “Dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên” là cần thiết.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất các biện pháp dạy học phù hợp với phong cách học tập của học viên người lớn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình dạy học và phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Mối quan hệ giữa hoạt động dạy học với phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên.
    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu thiết kế và thi công dạy học theo các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại các trung tâm giáo dục thường xuyên thì kết quả học tập của học viên sẽ được nâng cao.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Xác định các khái niệm công cụ; hệ thống hoá các vấn đề lý luận về đặc điểm học tập, phong cách học tập và tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn để thiết lập khung lí thuyết cho vấn đề nghiên cứu;
    5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phong cách học tập của học viên người lớn và tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại các trung tâm giáo dục thường xuyên;
    5.3. Đề xuất và thực nghiệm sư phạm các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh.
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    - Học viên được nghiên cứu là các học viên theo học các lớp ngắn hạn tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh;
    - Thực nghiệm sư phạm được tiến hành với các chương trình bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn (những ngành nghề có thời gian đào tạo dưới một năm).
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp luận
    Những quan điểm phương pháp luận sau đây được sử dụng trong nghiên cứu đề tài luận án:
    - Quan điểm phương pháp luận duy vật biện chứng: Xem xét các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau;
    - Quan điểm hệ thống cấu trúc: Không xem xét các sự vật hiện tượng một cách riêng lẻ mà luôn đặt chúng trong một hệ thống, chịu sự ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố trong hệ thống đó.
    - Quan điểm hoạt động trong dạy học: Tổ chức hoạt động cho học viên, hình thành và phát triển hoạt động học tập cho học viên bằng chính hoạt động tự giác, sáng tạo của học viên.
    - Quan điểm thực tiễn: Giải quyết các vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu đề tài phải xuất phát từ thực tiễn dạy học, giáo dục.
    7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
    7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
    Sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá để xử lý các nguồn tài liệu lý luận, các văn bản và các công trình nghiên cứu khoa học về dạy học người lớn, phong cách học tập của học viên người lớn nhằm xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu của đề tài luận án.
    7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    + Phương pháp điều tra viết bằng phiếu trưng cầu ý kiến
    Phương pháp được sử dụng nhằm thu thập những thông tin về đặc điểm học tập của học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên và thực trạng tổ chức dạy học tại các trung tâm; tìm hiểu đánh giá của các khách thể được khảo sát đối với các biện pháp tổ chức dạy học theo phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh.
    Mẫu khảo sát được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, điều tra đại trà, trả lời tự nguyện, phiếu trả lời không hợp lệ không sử dụng.
    + Phương pháp quan sát
    Phương pháp được sử dụng nhằm thu thập thông tin về hoạt động của học viên khi sử dụng các biện pháp tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh. Ngoài ra, phương pháp còn được sử dụng trong quá trình thực nghiệm được tiến hành với một số biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh đã đề xuất.
    + Phương pháp phỏng vấn
    Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thông tin của các chuyên gia và một bộ phận giáo viên, học viên về tính khả thi của các biện pháp dạy học theo phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh được đề xuất.
    + Phương pháp trắc nghiệm
    Sử dụng trắc nghiệm phong cách học tập đề xác định các phong cách học tập của học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh.
    + Phương pháp thực nghiệm
    Sử dụng phương pháp nhằm đánh giá tính khả thi, tác dụng của các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh đã đề xuất.
    + PP xin ý kiến chuyên gia : Tham khảo ý kiến một số chuyên gia am hiểu sâu sắc về phong cách học tập của người lớn và dạy học cho người lớn.
    + PP nghiên cứu trường hợp: tổ chức nghiên cứu sâu với 4 học viên đại diện cho 4 phong cách học tập của học viên người lớn được nghiên cứu.
    7.2.3. Nhóm phương pháp đo đạc, xử lý số liệu
    Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu về định lượng.
    8. Những luận điểm bảo vệ
    - Học viên người lớn ở các trung tâm giáo dục thường xuyên đã hình thành phong cách học tập và thường học tập theo phong cách đó. Tuy nhiên, có thể giáo viên chưa quan tâm đúng mức đế phong cách học tập của họ và học viên chưa được học tập phù hợp với phong cách học tập của mình.
    - Các biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên là hệ thống các hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ được thiết kế và thực thi nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thu nhận, xử lý thông tin trong học tập phù hợp với phong cách học tập của học viên.
    - Dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên sẽ nâng cao được kết quả học tập của học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh.
    9. Điểm mới của luận án
    - Bổ sung và hoàn thiện lý luận dạy học cho HV người lớn. Hệ thống hoá và phát triển lý luận về đặc điểm học tập của học viên người lớn;
    - Xác định được các đặc điểm và những phong cách học tập cơ bản của học viên tại trung tâm giáo dục thường xuyên;
    - Đề xuất được một số biện pháp dạy học theo đặc điểm học tập và phong cách học tập của học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên.
    10. Cấu trúc luận án
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án có cấu trúc 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên
    Chương 2: Biện pháp dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên
    Chương 3: Thực nghiệm dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...