Tiến Sĩ Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU
    MỞ ÐẦU1
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC ÐỌC HIỂU VĂN BẢN
    THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TIỂU HỌC 8
    1.1. Tổng quan những nghiên cứu có liên quan 8
    1.2. Lí luận về dạy học đọc hiểu văn bản ở Tiểu học 18
    1.3. Lí luận về dạy học đọc hiểu văn bản theo tiếp cận năng lực ở Tiểu học 37
    Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC ÐỌC HIỂU VĂN BẢN
    CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 45
    2.1. Đặc điểm và yêu cầu của việc dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh
    lớp 4, 5 45
    2.2. Thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 từ góc độ
    tiếp cận năng lực ở một số trường tiểu học 51
    Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC ÐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO
    HỌC SINH LỚP 4, 5 THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 69
    3.1. Dạy học đọc hiểu văn bản dựa vào vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội
    và năng lực ngôn ngữ nền tảng của học sinh 69
    3.2. Dạy học đọc hiểu dựa vào đặc trưng phong cách ngôn ngữ văn bản 75
    Chương 4: THỰC NGHIỆM KHOA HỌC 111
    4.1. Mục đích thực nghiệm 111
    4.2. Ðối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm 111
    4.3. Nội dung thực nghiệm 113
    4.4. Phương pháp và kĩ thuật tiến hành 114
    4.5. Nhận định chung về thực nghiệm 135
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 137
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
    BỐ CÓ LIÊN QUAN ÐẾN ÐỀ TÀI LUẬN ÁN 146
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
    PHỤ LỤC158
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1. Trong nhà trường Tiểu học, Tiếng Việt được coi là môn học công cụ,
    có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Trên cơ sở
    sử dụng thành thạo tiếng Việt, các em mới có thể học tốt môn Tiếng Việt và các
    môn học khác. Việc sử dụng thành thạo tiếng Việt thể hiện ở các kĩ năng: nghe,
    nói, đọc, viết tiếng Việt.
    Đọc là một trong bốn kĩ năng sử dụng tiếng Việt và có thể nói là kĩ năng
    quan trọng hàng đầu đối với học sinh Tiểu học. Hoạt động đọc giúp con người
    thu nhận được lượng thông tin nhiều nh t, nhanh nh t, dễ dàng, thông dụng và
    tiện lợi nh t để không ngừng bổ sung và nâng cao vốn hiểu biết, vốn sống của
    mình. Thông qua hoạt động đọc mà thế hệ sau có thể tiếp thu được những kinh
    nghiệm, thừa hưởng được những tinh hoa từ thế hệ trước để lại, đồng thời cập
    nhật được những thành tựu khoa học tiến bộ của loài người, góp phần thúc đ y
    xã hội không ngừng phát triển.
    Trước đây, trong nhà trường, công việc giảng dạy và giáo dục phần lớn
    dựa vào chương trình và sách. Ngày nay, bên cạnh sách, học sinh còn thu nhận
    được khối lượng thông tin khổng lồ qua mạng internet. Tuy nhiên, để có thể
    chọn lọc, thu thập được lượng thông tin phù hợp học sinh cần có kĩ năng đọc,
    đọc để thu nhận thông tin trong học tập và trong cuộc sống.
    Hoạt động đọc bao gồm cả mặt kĩ thuật và mặt thông hiểu nội dung.
    Trong đó, thông hiểu nội dung (đọc hiểu) chính là đích của hoạt động đọc. Vì
    vậy, có thể khẳng định đọc hiểu là một trong những yếu tố của năng lực ngôn
    ngữ và là một trong những năng lực cốt lõi cần hình thành cho học sinh.
    1.2. Vai trò của đọc hiểu một lần nữa được khẳng định khi cùng với Toán
    học và Khoa học, Đọc hiểu được chọn là một trong ba lĩnh vực để đánh giá
    năng lực học tập của học sinh trong độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế
    gọi tắt là PISA (Programme for International Student Assessment) do Tổ chức
    Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Co-operation and
    Development viết tắt là OECD) khởi xướng và triển khai.
    Để kết quả đánh giá đọc hiểu thực sự có ch t lượng theo thang chu n đánh
    giá quốc tế, ch t lượng dạy đọc hiểu không những là yêu cầu thách thức với c p
    Trung học cơ sở mà còn r t cần thiết được dạy thực sự có ch t lượng ngay từ những
    năm cuối của c p Tiểu học, tạo tiền đề cho những c p học tiếp sau.
    1.3. Dạy đọc hiểu cho học sinh tiểu học được thực hiện chủ yếu thông qua
    phân môn Tập đọc. Tuy nhiên, vì những lí do khách quan lẫn chủ quan, dạy đọc
    hiểu chưa được chú trọng đúng mức. Trong giờ Tập đọc lớp 4, 5, đọc hiểu được
    dạy chủ yếu thông qua hoạt động tìm hiểu bài. Nhiều học sinh lớp 4, 5 chưa thật
    hứng thú với giờ Tập đọc, với văn bản đọc và lúng túng khi đọc hiểu một văn
    bản mới, không có trong sách giáo khoa. Các em chưa thành thạo các kĩ năng
    đọc hiểu văn bản, đa số chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện và hiểu nghĩa văn bản
    (nghĩa từ ngữ, câu, đoạn, văn bản); nhiều em chưa phát hiện được những chi tiết
    quan trọng; kết nối thông tin trong văn bản và vận dụng những thông tin này vào
    giải quyết những v n đề trong học tập và đời sống. Đa số giáo viên chưa có sự
    đầu tư thích đáng cho môn học, dạy học Tập đọc theo quy trình được hướng dẫn,
    sử dụng hệ thống câu hỏi được thiết kế sẵn trong sách giáo khoa, dạy theo lối
    mòn dẫn đến giảm hứng thú của người dạy cũng như người học. Đặc biệt, dạy
    đọc hiểu ở lớp 4, 5 hiện nay chỉ dừng lại ở dạy từng văn bản cụ thể, chưa chú
    trọng đến hình thành kĩ năng đọc, hướng tới mục tiêu phát triển năng lực đọc
    hiểu của học sinh.
    1.4. Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 tại Hội nghị lần thứ 8 khoá
    XI của Ban Ch p hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Về đổi mới căn
    bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại
    hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, sau khi chỉ ra những hạn chế và yếu kém của giáo dục đã khẳng định
    quan điểm chỉ đạo: Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến
    thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Cùng với việc
    khẳng định quan điểm đó, Nghị quyết cũng chỉ ra nhiệm vụ và giải pháp cụ thể
    đối với ngành giáo dục: Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện
    đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành,
    vận dụng kiến thức vào thực tiễn Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
    và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
    dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
    chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
    học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển
    năng lực.
    Thực hiện tinh thần của Nghị quyết 29, đổi mới mục tiêu, nội dung và
    phương pháp dạy học đang diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp. Dạy học đọc hiểu t t
    yếu phải đổi mới cùng với các môn học khác trong nhà trường.
    Vì những lí do đã nêu ra ở trên, chúng tôi chọn đề tài Dạy học đọc hiểu
    văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực với mong muốn thông qua
    việc nghiên cứu lí luận, khảo sát thực trạng đề xu t một số biện pháp cụ thể góp
    phần nâng cao hiệu quả việc dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5.
     
Đang tải...