Tiến Sĩ Dạy học Cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo trong đào tạo giáo viên Công nghệ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/10/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC THEO LÝ THUYẾT HỌC TẬP KIẾN TẠO 6
    1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu lý thuyết học tập kiến tạo. 6
    1.1.1. Những nghiên cứu về lý thuyết học tập kiến tạo trên thế giới 6
    1.1.2. Những nghiên cứu về dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo ở Việt Nam 11
    1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo 14
    1.2.1. Kiến tạo. 14
    1.2.2. Học tập kiến tạo. 15
    1.2.3. Đồng hóa. 18
    1.2.4. Điều ứng. 20
    1.3. Lý thuyết học tập kiến tạo và vận dụng. 22
    1.3.1. Khái quát về lý thuyết học tập kiến tạo. 22
    1.3.2. Kiến tạo cơ bản. 26
    1.3.3. Kiến tạo xã hội 28
    1.3.4. Cấu trúc của dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo. 29
    1.3.5. Vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo trong dạy học. 31
    1.4. Thực trạng dạy học Cơ kỹ thuật xét theo quan điểm kiến tạo. 35
    1.4.1. Sinh viên học tập Cơ kỹ thuật 36
    1.4.2. Giảng viên dạy học Cơ kỹ thuật 39
    Kết luận chương 1. 43
    CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP DẠY HỌC CƠ KỸ THUẬT THEO LÝ THUYẾT HỌC TẬP KIẾN TẠO 45
    2.1. Giới thiệu môn Cơ kỹ thuật ở trường cao đẳng sư phạm 45
    2.1.1. Mục tiêu môn học. 45
    2.1.2. Phân tích cấu trúc nội dung môn Cơ kỹ thuật 45
    2.2. Nguyên tắc dạy học môn Cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo. 51
    2.3. Quy trình dạy học CKT theo lý thuyết học tập kiến tạo. 52
    2.4. Một số biện pháp vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo trong dạy học Cơ kỹ thuật 56
    2.4.1. Biện pháp 1: Dạy sinh viên các phương pháp nghiên cứu môn học 56
    2.4.2. Biện pháp 2: Cấu trúc bài dạy CKT theo tư duy của nhà khoa học 74
    2.4.3. Biện pháp 3: Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề. 79
    2.5. Thiết kế minh họa bài dạy Cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo 86
    2.5.1. Bài 1: Phương pháp Véc tơ. 86
    2.5.2. Bài 2: Cơ cấu Tay quay – Con trượt 93
    2.5.3. Bài 3: Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. 100
    Kết luận chương 2. 107
    CHƯƠNG 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ 109
    3.1. Mục đích, nội dung, phương pháp kiểm nghiệm 109
    3.1.1. Mục đích kiểm nghiệm 109
    3.1.2. Nội dung kiểm nghiệm 109
    3.1.3. Phương pháp kiểm nghiệm 109
    3.2. Thực nghiệm sư phạm 110
    3.2.1. Chuẩn bị thực nghiệm 111
    3.2.2. Tiến hành thực nghiệm 111
    3.2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm 114
    3.3. Phương pháp chuyên gia. 125
    Kết luận chương 3. 129
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 131
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 133
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 134
    Phụ lục 1: Phiếu hỏi ý kiến giảng viên. 143
    Phụ lục 2: Phiếu lấy ý kiến sinh viên. 144
    Phụ lục 3: Các đề kiểm tra và đáp án. 145
    Phụ lục 4: Phiếu xin ý kiến chuyên gia. 151
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Trang
    Bảng 1.1: Ý kiến của SV về sử dụng PPDH 36
    Bảng 1.2: Ý kiến của SV học tập CKT. 37
    Bảng 1.3: Ý kiến của GV về sử dụng PPDH 40
    Bảng 2.1: Đề cương môn Cơ kỹ thuật 47
    Bảng 3.1: Bảng phân phối thực nghiệm 116
    Bảng 3.2: Bảng tần số điểm 117
    Bảng 3.3: Bảng tần suất điểm 118
    Bảng 3.4: Bảng tần suất hội tụ tiến. 119
    Bảng 3.5: Bảng tổng hợp tính phương sai ở nhóm lớp ĐC 120
    Bảng 3.6: Bảng tổng hợp tính phương sai ở nhóm lớp TN 121
    Bảng 3.7: Bảng so sánh phương sai, phương sai hiệu chỉnh, độ lệch chuẩn hiệu chỉnh và hệ số biến thiên của nhóm lớp ĐC và TN 124
    Bảng 3.8: Danh sách chuyên gia. 126
    Bảng 3.9: Kết quả xin ý kiến chuyên gia. 127
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
    Trang
    Hình 1.1: Sơ đồ quá trình đồng hóa và điều ứng trong học tập. 23
    Hình 2.1: Sơ đồ quy trình học tập kiến tạo CKT. 53
    Hình 3.1: Đồ thị tần số điểm 117
    Hình 3.2: Đường tần suất của nhóm lớp ĐC và TN 118
    Hình 3.3: Đường tần suất hội tụ tiến của nhóm lớp ĐC và TN 119

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do nghiên cứu đề tài
    1.1. Quan điểm định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của nước ta
    Đất nước ta đang trong thời kỳ đầu hội nhập khu vực và quốc tế trên tất cả các lĩnh vực. Để nước ta sớm trở thành nước công nghiệp thì trước hết cần nhận thấy được nguồn nhân lực mang yếu tố quyết định. Để có được nguồn nhân lực chất lượng tốt, Đảng ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp .” [99].
    Luật giáo dục đại học 2012 cũng đã khẳng định dạy học ở các trường cao đẳng luôn phải đổi mới bắt kịp với thời đại, đào tạo “sinh viên có kiến thức chuyên môn cơ bản, kỹ năng thực hành thành thạo, hiểu biết được tác động của các nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội trong thực tiễn và có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc ngành đào tạo” [68].
    Đảng và Nhà nước ta chưa bao giờ xem nhẹ, đánh giá thấp sự phát triển của giáo dục. Nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển giáo dục và những ưu đãi trong đào tạo giáo viên, tạo điều kiện cho người dạy phát huy sáng tạo, chủ động đổi mới phương pháp, tìm những hướng đi, quan điểm phù hợp cho hoạt động dạy học. Nhà nước luôn động viên người học, tạo môi trường học tập thuận lợi để người học chủ động tiếp nhận tri thức, làm chủ quá trình nhận thức; khuyến khích đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng tiếp nhận tri thức thụ động sang chủ động, phát huy tính tích cực chủ động nhận thức của người học.
    1.2. Đổi mới phát triển giáo dục và đào tạo theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học
    Trong giáo dục truyền thống, người dạy là “trung tâm” của mọi hoạt động, chủ động truyền đạt kiến thức và kỹ năng đến người học. Nhưng hiện nay Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới phát triển giáo dục và đào tạo theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Theo đó, giáo dục phải phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học. Đặc biệt trong đào tạo bậc đại học, cần tạo cho cho sinh viên môi trường thuận lợi để họ chủ động xây dựng kiến thức, làm chủ tri thức dựa trên những hiểu biết của bản thân. Do đó, dạy học cần chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, quan tâm sự tương tác tích cực với môi trường, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động vào tình cảm, đem lại niềm vui cho người học.
    Thế giới mỗi ngày một thay đổi, xã hội ngày một phát triển, khối lượng kiến thức ngày càng tăng, để việc lĩnh hội kiến thức được hiệu quả và bắt kịp với thời đại bên cạnh kiến thức thì vấn đề quan trọng là phải có phương pháp chiếm lĩnh tri thức. Do đó, dạy phương pháp chiếm lĩnh tri thức là bước quan trọng tiên quyết hiện nay; dạy người học cách giải quyết vấn đề bằng kiến tạo kiến thức để họ có kỹ năng trong cuộc sống hiện đại; cần hình thành năng lực kiến tạo tri thức khi người học còn ngồi trên ghế nhà trường.
    1.3. Lý thuyết học tập kiến tạo đối với đổi mới phương pháp dạy học môn học Cơ kỹ thuật
    Tạo môi trường học tập thích hợp để người học chủ động kiến tạo tri thức đó là tư tưởng cốt lõi của Lý thuyết học tập kiến tạo. Trong khi đó, dạy học Cơ kỹ thuật cần được đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động của sinh viên. Và thực tế cho thấy có thể vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo trong dạy học Cơ kỹ thuật góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phát triển giáo dục theo hướng hiện đại.
    Dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo là cách tiếp cận các phương pháp dạy học tích cực; người dạy không phải là người truyền đạt kiến thức có sẵn, cung cấp chân lý mà là người đảm nhiệm vai trò định hướng, đạo diễn hoặc tạo tiền đề cho người học khám phá ra chân lý, tương tác, tự tìm ra kiến thức. Thực tiễn đòi hỏi cần phải trang bị cho sinh viên sư phạm những kiến thức mới về các phương pháp dạy học, trong đó có vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo để khi ra trường họ áp dụng vào dạy học, hiện thực hóa những kiến thức đã học trong trường sư phạm.
    Thực trạng dạy và học môn Cơ kỹ thuật cho thấy cần phải đổi mới hơn nữa phương pháp dạy học để đáp ứng sự phát triển của giáo dục trong thời đại mới. Hiện nay, việc dạy học nói chung và dạy học Cơ kỹ thuật nói riêng ở các trường đại học vẫn diễn ra tình trạng đọc chép; hoạt động dạy học chủ yếu là hoạt động của giảng viên, còn sinh viên thường ghi chép và tiếp thu bài thụ động, thiếu tính sáng tạo, không chủ động, chưa làm chủ hoạt động học tập. Chính vì vậy việc tạo cho sinh viên một môi trường học tập để họ chủ động trong các hoạt động nhận thức là rất cần thiết. Nhận thấy khả năng vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo vào dạy học để phát huy những yếu tố tích cực của người học, tác giả tập trung nghiên cứu đề tài “Dạy học Cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo trong đào tạo giáo viên Công nghệ” nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Công nghệ, góp phần vào sự phát triển giáo dục của đất nước.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất các biện pháp dạy học môn Cơ kỹ thuật trong chương trình đào tạo CĐSP theo lý thuyết học tập kiến tạo nhằm dạy SV nắm vững kiến thức và cả phương pháp chiến lĩnh kiến thức đó (phương pháp nghiên cứu), giúp họ có khả năng học tập suốt đời.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình dạy học Cơ kỹ thuật cho sinh viên ngành Sư phạm công nghệ trình độ cao đẳng.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    - Khả năng ứng dụng lý thuyết học tập kiến tạo vào dạy học và vận dụng vào dạy học môn Cơ kỹ thuật.
    - Các biện pháp dạy học môn Cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu lý thuyết học tập kiến tạo và vận dụng vào dạy học môn Cơ kỹ thuật trong chương trình đào tạo giáo viên Công nghệ trình độ cao đẳng.
    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu đề xuất và vận dụng hợp lý các biện pháp dạy học môn Cơ kỹ thuật (trong chương trình đào tạo CĐSP) theo lý thuyết học tập kiến tạo thì sẽ dạy được cho SV không chỉ nắm vững kiến thức mà cả phương pháp chiễn lĩnh (phương pháp nghiên cứu) kiến thức đó, giúp cho họ có khả năng học tập suốt đời.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về lý thuyết học tập kiến tạo, và ứng dụng trong dạy học nói chung và trong dạy học Cơ kỹ thuật của chương trình đào tạo giáo viên Công nghệ trung học cơ sở.
    5.2. Tìm hiểu thực trạng dạy học Cơ kỹ thuật ở trường cao đẳng sư phạm trên quan điểm của lý thuyết học tập kiến tạo.
    5.3. Phân tích logic kiến thức Cơ kỹ thuật trong chương trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở làm cơ sở cho dạy học các nội dung của môn học theo lý thuyết học tập kiến tạo; xây dựng quy trình dạy học theo lý thuyết học tập kiến tạo cho môn Cơ kỹ thuật.
    5.4. Kiểm nghiệm và đánh giá dạy học Cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo để kiểm chứng giả thuyết của đề tài.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng phối hợp hệ thống phương pháp nghiên cứu sau:
    6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh các tài liệu lý luận dạy học liên quan, đặc biệt là tài liệu về lý thuyết học tập kiến tạo. Từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho việc vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo vào dạy học Cơ kỹ thuật trong đào tạo giáo viên Công nghệ.
    6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    6.2.1. Phương pháp điều tra cơ bản: Điều tra thực trạng dạy học Cơ kỹ thuật ở trường cao đẳng sư phạm trên quan điểm của lý thuyết học tập kiến tạo.
    6.2.2. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của chuyên gia về vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo vào dạy học môn Cơ kỹ thuật trong đào tạo giáo viên cao đẳng sư phạm công nghệ.
    6.2.3. Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học.
    6.2.4. Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học tập của sinh viên để có những nhận xét, đánh giá thực tiễn ứng dụng lý thuyết học tập kiến tạo.
    6.2.5. Phương pháp thống kê: Sử dụng thống kê Toán học để tính toán và biểu thị các kết quả một cách định lượng.
    7. Những đóng góp mới của luận án
    7.1. Phát triển lý thuyết học tập kiến tạo trong dạy học Cơ kỹ thuật ở trường cao đẳng sư phạm.
    7.2. Đề xuất các nguyên tắc dạy và quy trình dạy học Cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo ở trường cao đẳng sư phạm.
    7.3. Đề xuất ba biện pháp (có thực nghiệm) vận dụng lý thuyết học tập kiến tạo vào dạy học Cơ kỹ thuật.
    8. Cấu trúc của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục luận án gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo.
    Chương 2: Biện pháp dạy học cơ kỹ thuật theo lý thuyết học tập kiến tạo.
    Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...