Thạc Sĩ Dạy - học ca dao trong Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    Phần mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài

    1.1. Đề tài này được chọn từ yêu cầu giải quyết tiếp vấn đề dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
    Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại là một vấn đề không mới. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Những năm đầu thập kỷ bẩy mươi của thế kỷ XX ta có thể nói đến cuốn sách “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng loại thể” của GS Trần Thanh Đạm chủ biên (NXB Giáo dục, H, 1971). Trong công trình này, những người viết đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của từng loại thể và phương pháp dạy theo đặc trưng loại thể. Đây là những đóng góp quan trọng trong công việc định hướng dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Thế nhưng ở công trình này, các tác giả mới chỉ chú ý đến các thể loại văn học thành văn còn các thể loại của văn học dân gian, trong đó có ca dao thì chưa được quan tâm đầy đủ. Mặc dù chúng ta đều biết rằng văn học dân gian cũng được phân ra các thể loại (tự sự trữ tình, kịch). Dạy một tác phẩm văn học dân gian cũng như dạy một tác phẩm văn chương, nhưng đây là một bộ phận có những đặc điểm riêng. Cũng là thể loại trữ tình nhưng ngoài những đặc điểm của trữ tình nói chung thì trữ tình dân gian còn có những đặc điểm riêng. Vì vậy không thể không bàn đến dạy học tác phẩm văn học dân gian theo thể loại. Các nhà nghiên cứu đã bàn đến vấn đề dạy học tục ngữ, ca dao, truyện dân gian ở trung học phổ thông (THPT). Song vấn đề dạy học ca dao trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (xuất bản năm 2006) thì chưa có một công trình nào đề cập đến một cách công phu và có hệ thống. Đề tài này nhằm góp thêm một tiếng nói vào lý luận về dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại mà những người đi trước đã đặt ra.

    1.2. Đề tài này còn được lựa chọn từ thực tiễn dạy học ca dao trong sách Ngữ văn 10 hiện nay ở trường THPT theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
    Hiện nay nền giáo dục nước ta đang thực thi việc đổi mới chương trình, SGK các cấp học. Năm học 2006 - 2007, SGK Ngữ văn 10 mới chính thức đưa vào dạy học đại trà trên toàn quốc. Trong cuốn SGK “Văn học 10, tập 1” (Sách chỉnh lý hợp nhất) NXB Giáo dục, 2000 có hai chùm bài ca dao: Những câu hát thân thân; Những câu hát tình nghĩa. Cho đến năm 2006 SGK “Ngữ văn 10” (sách cơ bản) lại gộp hai chùm bài ca dao Những câu hát thân thân; Những câu hát tình nghĩa thành chùm Ca dao than thân yêu thương, tình nghĩa và có thêm một chùm Ca dao hài hước. Trong quá trình thực hiện chương trình SGK mới, giáo viên và học sinh không phải không gặp những khó khăn nhất định.
    Trong đợt thực tế sư phạm vừa qua, chúng tôi đã chú ý tìm hiểu việc dạy học ca dao trong sách Ngữ văn 10 ở một số trường phổ thông. Chúng tôi nhận thấy, trên thực tế việc dạy ca dao trường THPT đã có nhiều thuận lợi (đa số học sinh yêu thích ca dao vì thể loại này có đặc điểm giản dị, dễ hiểu) song điều đó không có nghĩa là việc dạy học ca dao đã đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong những giờ học đó vẫn có những bài học được khai thác giống như bài học ở các thể văn học thành văn. Giáo viên chỉ phân tích một cách cô lập trên văn bản ngôn từ mà không đặt tác phẩm vào môi trường văn học dân gian, thời điểm phát sinh để khai thác. Hoặc có bài lại dạy theo cách “diễn nôm ca dao”, làm phức tạp hoá sự giản dị dễ hiểu của ca dao. Vấn
    đề dạy học ca dao theo hướng tích hợp và tích cực là vấn đề mới mẻ. Nhiều giáo viên lúng túng khi thực thi điều này. Dạy học ca dao như thế nào để thực hiện được nguyên tắc tích hợp và lôi cuốn được học sinh vào hoạt động liên tưởng, tưởng tượng, sáng tạo? Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Dạy - học ca dao trong Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực”, nhằm góp một tiếng nói giải quyết khó khăn cho người đứng lớp trong đó có chúng tôi.



    Mục lục

    Mở đầu .1


    1. Lý do chọn đề tài . 1

    2. Lịch sử vấn đề . 3

    3. Mục đích nghiên cứu . 11

    4. Đối tượng nghiên cứu 11

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 11

    6. Phương pháp nghiên cứu 12

    7. Giả thuyết của luận văn . 12

    8. Bố cục của luận văn 12

    Nội dung . 13

    Chương 1: Cơ sở lý luận của việc dạy - học ca dao theo hướng tích hợp, tích cực . 13
    1.1. Dạy học ca dao theo cách tiếp cận từ đặc trưng của thể loại ca dao 13

    1.1.1. Vận dụng thi pháp ca dao vào dạy học ca dao 13

    1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy - học ca dao 26

    1.1.3. Những ưu điểm của dạy học ca dao theo hướng thi pháp . 34

    1.1.4. Những hạn chế của dạy học ca dao theo hướng thi pháp . 36

    1.2. Quan điểm tích hợp và dạy - học ca dao theo hướng tích hợp 37

    1.2.1. Quan điểm tích hợp trong dạy - học Ngữ văn . 37

    1.2.2. Nội dung tích hợp trong dạy - học Ngữ văn ở THPT . 39

    1.2.3. Vận dụng nội dung tích hợp trong dạy - học ca dao ở lớp 10 . 43

    1.3. Quan điểm tích cực và nội dung dạy-học ca dao theo hướng tích cực 45

    1.3.1. Quan điểm tích cực trong dạy - học Ngữ văn . 45

    1.3.2. Nội dung tích cực trong dạy - học Ngữ văn ở THPT . 45

    1.3.3. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy - học ca dao ở lớp 10 48



    Chương 2: Tổ chức dạy - học ca dao ở lớp 10 theo hướng tích hợp, tích cực 50
    2.1. Việc thực thi chương trình và SGK Ngữ văn 10 ở phần ca dao 50

    2.1.1. Nhận thức của giáo viên về dạy học theo hướng tích hợp tích cực 50

    2.1.2. Việc thực thi của giáo viên ở giờ dạy ca dao 53

    2.2. Chương trình và SGK Ngữ văn 10 . 56

    2.2.1. Một số vấn đề chung về chương trình và SGK mới . 56

    2.2.2. Chương trình và SGK Ngữ văn 10 58

    2.3. Tổ chức dạy - học ca dao ở Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp, tích cực 59

    2.3.1. Dạy ca dao theo hướng tích hợp . 59

    2.3.1.1. Tích hợp và Tập làm văn . 59

    2.3.1.2. Tích hợp với tiếng Việt 60

    2.3.2. Dạy học ca dao theo hướng tích cực 60

    Chương 3: Thiết kế thể nghiệm 68

    3.1. Mục đích thể nghiệm 68

    3.2. Nội dung thể nghiệm 68

    3.3. Đối tượng thể nghiệm 70

    3.4. Thiết kế bài học . 70

    3.5. §¸nh gi¸ thiÕt kÕ thÓ nghiÖm 89

    Kết luận 90

    Tài liệu tham khảo 93
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...