Thạc Sĩ Dạy - học ca dao trong ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Lan Chip, 23/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Đề tài này được chọn từ yêu cầu giải quyết tiếp vấn đề dạy học tác
    phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
    Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại là một vấn
    đề không mới. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Những
    năm đầu thập kỷ bẩy mươi của thế kỷ XX ta có thể nói đến cuốn sách “Vấn
    đề giảng dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng loại thể” của GS Trần Thanh
    Đạm chủ biên (NXB Giáo dục, H, 1971). Trong công trình này, những người
    viết đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của từng loại thể và phương pháp dạy
    theo đặc trưng loại thể. Đây là những đóng góp quan trọng trong công việc
    định hướng dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Thế nhưng ở
    công trình này, các tác giả mới chỉ chú ý đến các thể loại văn học thành văn
    còn các thể loại của văn học dân gian, trong đó có ca dao thì chưa được quan
    tâm đầy đủ. Mặc dù chúng ta đều biết rằng văn học dân gian cũng được phân
    ra các thể loại (tự sự trữ tình, kịch). Dạy một tác phẩm văn học dân gian cũng
    như dạy một tác phẩm văn chương, nhưng đây là một bộ phận có những đặc
    điểm riêng. Cũng là thể loại trữ tình nhưng ngoài những đặc điểm của trữ tình
    nói chung thì trữ tình dân gian còn có những đặc điểm riêng. Vì vậy không
    thể không bàn đến dạy học tác phẩm văn học dân gian theo thể loại. Các nhà
    nghiên cứu đã bàn đến vấn đề dạy học tục ngữ, ca dao, truyện dân gian ở
    trung học phổ thông (THPT). Song vấn đề dạy học ca dao trong sách giáo
    khoa Ngữ văn 10 (xuất bản năm 2006) thì chưa có một công trình nào đề cập
    đến một cách công phu và có hệ thống. Đề tài này nhằm góp thêm một tiếng
    nói vào lý luận về dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại mà
    những người đi trước đã đặt ra.
    2
    1.2. Đề tài này còn được lựa chọn từ thực tiễn dạy học ca dao trong sách
    Ngữ văn 10 hiện nay ở trường THPT theo yêu cầu đổi mới phương pháp
    dạy học
    Hiện nay nền giáo dục nước ta đang thực thi việc đổi mới chương trình,
    SGK các cấp học. Năm học 2006 - 2007, SGK Ngữ văn 10 mới chính thức
    đưa vào dạy học đại trà trên toàn quốc. Trong cuốn SGK “Văn học 10, tập 1”
    (Sách chỉnh lý hợp nhất) NXB Giáo dục, 2000 có hai chùm bài ca dao: Những
    câu hát thân thân; Những câu hát tình nghĩa. Cho đến năm 2006 SGK “Ngữ
    văn 10” (sách cơ bản) lại gộp hai chùm bài ca dao Những câu hát thân thân;
    Những câu hát tình nghĩa thành chùm Ca dao than thân yêu thương, tình
    nghĩa và có thêm một chùm Ca dao hài hước. Trong quá trình thực hiện
    chương trình SGK mới, giáo viên và học sinh không phải không gặp những
    khó khăn nhất định.
    Trong đợt thực tế sư phạm vừa qua, chúng tôi đã chú ý tìm hiểu việc
    dạy học ca dao trong sách Ngữ văn 10 ở một số trường phổ thông. Chúng tôi
    nhận thấy, trên thực tế việc dạy ca dao trường THPT đã có nhiều thuận lợi (đa
    số học sinh yêu thích ca dao vì thể loại này có đặc điểm giản dị, dễ hiểu) song
    điều đó không có nghĩa là việc dạy học ca dao đã đạt được hiệu quả như
    mong muốn. Trong những giờ học đó vẫn có những bài học được khai thác
    giống như bài học ở các thể văn học thành văn. Giáo viên chỉ phân tích một
    cách cô lập trên văn bản ngôn từ mà không đặt tác phẩm vào môi trường văn
    học dân gian, thời điểm phát sinh để khai thác. Hoặc có bài lại dạy theo
    cách “diễn nôm ca dao”, làm phức tạp hoá sự giản dị dễ hiểu của ca dao. Vấn
    đề dạy học ca dao theo hướng tích hợp và tích cực là vấn đề mới mẻ. Nhiều
    giáo viên lúng túng khi thực thi điều này. Dạy học ca dao như thế nào để thực
    hiện được nguyên tắc tích hợp và lôi cuốn được học sinh vào hoạt động liên
    tưởng, tưởng tượng, sáng tạo? Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài:
    “Dạy - học ca dao trong Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực”,
    nhằm góp một tiếng nói giải quyết khó khăn cho người đứng lớp trong đó có
    chúng tôi.
    3
    2. Lịch sử vấn đề
    2.1. Nâng cao hiệu quả dạy học văn nói chung, dạy học ca dao nói
    riêng là công việc đầy khó khăn thử thách đối với không chỉ độ ngũ giáo viên
    đứng lớp mà còn đối với các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu.
    Trong số những tài liệu chúng tôi có được, vấn đề phân tích, bình giảng
    ca dao và dạy học ca dao đã được đặt ra và giải quyết ở những công trình sau:
    * Cuốn sách “Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân
    gian” của GS Đỗ Bình Trị, NXB Giáo dục, 1999 đề cập tới mục đích, ý nghĩa
    của việc nghiên cứu thi pháp thể loại: “Thể loại được gọi là đơn vị cơ sở của
    văn học dân gian và là điểm xuất phát tất yếu của công việc nghiên cứu văn
    học dân gian. Và mỗi thể loại văn học dân gian có cách nói riêng của nó. Thi
    pháp thể loại chính là cách nói riêng ấy. Có nắm được thi pháp thể loại mới có
    kh¶ “giải mã” các tác phẩm thuộc thể loại”. Tác giả cũng chỉ rõ, trong nhà
    trường “việc nghiên cứu thi pháp thể loại giúp người giáo viên không những
    có khả năng tự mình hiểu đúng, hiểu sâu hơn các tác phẩm văn học dân gian
    trong chương trình, mà có khả năng hoàn thiện hệ thống thao tác phân tích tác
    phẩm nhằm luyện tập cho học sinh cách đọc - hiểu tác phẩm ngay chính trong
    quá trình các em được hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm”.
    Như vậy ở đây một lần nữa tác giả lại nhấn mạnh tới vai trò của thi
    pháp thể loại, coi nó là chìa khoá giúp cho người giáo viên mở cánh cửa văn
    học dân gian trong nhà trường. Cũng xuất phát từ đó khi đề cập đến những
    đÆc điểm thi pháp của ca dao tác giả cho rằng: sự tổng hoà của những đặc
    điểm thi pháp những nhân vật trữ tình, những hoàn cảnh điển hình trong ca
    dao, kết cấu ca dao, hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ, thể thơ và sự vận dụng
    các thể thơ trong ca dao đã tạo nên một phong cách chung bền vững của ca
    dao truyền thống.
    4
    * Cuốn “Bình giảng ca dao” của nhà nghiên cứu VHDG Hoàng Tiến
    Tựu (NXB Giáo dục 1992) có nói về “Công việc bình giảng ca dao” như sau:
    - Một bài ca dao được chọn để bình giảng phải có ít nhất ba điều kiện
    sau đây: Thứ nhất, phải là một bài ca dao hay, có giá trị thực sự về nội dung
    và nghệ thuật, đồng thời phải có vấn đề, có chỗ để bình giảng, đánh bình
    giảng. Thứ hai, phù hợp với khả năng và sở trường của người bình giảng. Thứ
    ba, phù hợp với nhu cầu thị hiếu người nghe, người đọc (tr.15).
    - Mục đích của việc bình giảng ca dao nói riêng cũng như việc nghiên cứu
    văn học dân gian nói chung, không phải chủ yếu là chứng minh cho cái chung và
    sự giống nhau. Càng không phải chỉ là như thế (mặc dù điều này cũng cần thiết),
    mà chủ yếu là tìm tòi, phát hiện và lý giải những cái riêng, những nét đặc thù,
    độc đáo, trong sáng tác dân gian của từng dân tộc, từng địa phương, từng thời kỳ
    lịch sử, cũng như cái riêng của từng tác phẩm cụ thể (tr.9).
    - Người làm ca dao cũng như người làm thơ, biến ý thành tứ người bình
    giảng ca dao và thơ phải dựa vào tứ mà tìm ra ý, và khi đã hiểu rõ và nắm
    vững được chủ ý (hay chủ đề) của tác giả rồi, người bình giảng mới có điều
    kiện và cơ sở chắc chắn để tiến hành công việc bình giảng và bình luận, khen
    chê bài ca dao hay bài thơ một cách kỹ càng, chính xác và tinh tế (tr.28).
    - Trong ca dao, ngoài mối quan hệ giữa ý và tứ, còn mối quan hệ giữa
    tình và tứ, sự và tình, đều là mối quan hệ quan trọng mà người bình giảng
    không thể quan tâm chú ý (tr.30).
    - Muốn hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu sắc và thấu đáo một bài ca dao phải
    bám sát vào từ ngữ của nó, thông qua từ ngữ để tìm ra ý, tứ, sự, tình ở trong
    đó. Và sau khi nắm được ý, tứ, sự, tình của toàn bài mới có điều kiện đầy đủ
    và chắc chắn để nhận rõ ý nghĩa đích thực (nghĩa trong bài) của các từ ngữ đã
    được tác giả sử dụng. Hiện tượng “ý tại ngôn ngoại” ở trong ca dao không
    phải là hiếm (tr.34).
    5
    Tác giả đã vận dụng lý thuyết trên vào bình giảng một số bài ca dao
    hay trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam. Trong tổng số 48 bài ca dao
    tuyển chọn, có 8 bài được dạy trong chương trình THCS, THPT.
    * Cuốn “Thi pháp ca dao” của nhà nghiên cứu văn học dân gian
    Nguyễn Xuân Kính (NXB Giáo dục KHXH - Hà Nội 1992), là công trình
    nghiên cứu về đặc điểm thi pháp ca dao cổ truyền của người Việt.
    Tác giả đã khái quát đặc điểm thi pháp ca dao như sau: “Xét về mặt thi
    pháp, bên cạnh những điểm giống thơ của các tác giả thuộc dòng văn học viết,
    những nét giống vè (một thể loại văn học dân gian), ca dao có những đặc
    điểm riêng biệt: Ngôn ngữ ca dao là sự kết hợp giữa ngôn ngữ thơ và ngôn
    ngữ đời thường. Đa số các lời ca dao trữ tình là những văn bản biểu hiện.
    Cách sử dụng tên riêng chỉ địa điểm trong ca dao về cơ bản khác với cách
    dùng loại từ này trong thơ bác học. Về thể thơ, 95% ca dao cổ truyền được
    sáng tác theo thể thơ lục bát. Các tác giả văn học dân gian khác các tác giả
    văn học viết ở chỗ họ không chịu khuôn sáng tác vào những luật lệ có sẵn, do
    đó thơ ca dân gian có phần hồn nhiên mộc mạc hơn. Mặt khác, hiện tượng đó
    lại chứng tỏ người bình dân ít có khả năng tung hoành sáng tạo trong khuôn
    khổ nghiêm ngặt của luật thơ. Sự ngắn gọn của các tác phẩm ca dao, phản ánh
    đặc điểm, hoàn cảnh; điều kiện sáng tác và sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân
    gian; mặt khác tính chất này cũng cho thấy tác giả dân gian chưa có khả năng
    xây dựng những tác phẩm thơ với quy mô đồ sộ. Kết cấu một số vế có phần
    vần, kết cấu hai tương hợp, kết cấu hai vế đối lập và trong khi sáng tạo lời
    mới một dòng hoặc nhiều dòng ca dao có sẵn có thể được sử dụng Là
    những dạng kết cấu độc đáo và là đặc điểm của ca dao. Thời gian nghệ thuật
    trong ca dao là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng. Không ít trường hợp
    trong đó thời gian miêu tả có tính chất công thức, ước lệ. Không gian nghệ
    thuật trong ca dao chủ yếu là không gian trần thế, đời thường, bình dị, phiếm
    6
    chỉ với những nhân vật chưa được cá thể hoá, mang tâm trạng, tình cảm
    chung của nhiều người. Tuy cùng xây dựng các biểu tượng trên cơ sở là hiện
    thực khách quan, nhưng nhiều ý nghĩa của các biểu tượng trong ca dao khác
    hẳn với thơ bác học Các đặc điểm thi pháp vừa nêu tạo thành một thẻ loại
    riêng trong lịch sử văn học Việt Nam: “Thể ca dao” (tr. 233 - 234).
    * Cuốn “Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy - nghiên cứu văn học
    dân gian” của GS Hoàng Tiến Tựu (NXB Giáo dục 1993) đã khẳng định sự
    cần thiết xây dựng những quy phạm riêng cho việc dạy học văn học dân gian
    ở trường phổ thông. Tác giả đã đề cập đến các phương pháp nghiên cứu văn
    học dân gian, làm sáng tỏ vấn đề giảng dạy văn học dân gian theo đặc trưng
    thể loại như: Dạy truyện dân gian, tục ngữ, ca dao
    Trong chương IV “Mấy vấn đề cụ thể nghiên cứu và giảng dạy ca dao”
    (35 trang), tác giả đã chỉ ra một số cách dạy ca dao phổ biến hiện nay và nêu
    lên những khó khăn đối với việc tìm hiểu một bài ca dao cổ. Theo ông “Quá
    trình lĩnh hội và phân tích, lý giải một bài ca dao cổ gồm nhiều khâu, nhiều
    bước cụ thể khác nhau”. Những khâu, những bước chủ yếu và quan trọng có
    thể được tóm tắt dưới dạng những câu hỏi sau:
    1. Bài ca dao ra đời trong hoàn cảnh và trường hợp nào? (Vấn đề xác
    định được hoàn cảnh lịch sử, cái “khung” thời gian của tác phẩm).
    2. Bài ca dao được lưu hành sớm nhất và nhiều nhất ở vùng nào? (Vấn
    đề xác định quê hương gốc và địa bàn lưu hành chủ yếu của tác phẩm).
    3. Bài ca dao thuộc thể loại nào? (Vấn đề xác định đặc trưng thể loại và
    tiểu thể loại của nó).
    4. Chủ thể và nhân vật trữ tình của bài ca dao là gì? Hay là bài ca dao
    của ai? Người ấy như thế nào? (Vấn đề xác định chủ thể và nhân vật trữ tình
    trong phần lời và trong sự biểu diễn, sử dụng thực tế của bài ca dao).
    7
    5. Đối tượng trữ tình của bài ca dao là gì? Hay là bài ca dao là lời trao
    đổi bày tỏ với ai? Người ấy như thế nào? (Vấn đề xác định đối tượng trữ tình
    trực tiếp hay gián tiếp, chung hoặc riêng của mỗi bài ca dao).
    6. Nội dung của bài ca dao là gì? (Hay là bài ca dao nói về những điều
    gì?). Vấn đề xác định nội dung truyền đạt, phô diễn của bài ca dao.
    7. Chủ thể bài ca dao là gì? (Hay vấn đề chủ yếu của bài ca dao muốn
    nói gì? Vấn đề phân tích chủ đề bài ca dao thường phải tìm hiểu đầy đủ các
    tác phẩm mới xác định đúng được).
    8. Hình thức nghệ thuật bài ca dao như thế nào? Hay bài ca dao phô
    diễn tâm tư, tình cảm bằng những phương pháp, phương tiện và thủ thuật như
    thế nào? (Vấn đề phân tích lý giải hình thức nghệ thuật của tác phẩm thường
    chỉ có thể nhận thức được rõ khi đã nắm chắc nội dung và chủ thể của nó).
    9. Bài ca dao còn có liên hệ gì với cuộc sống và tâm tư tình cảm của
    nhân dân hiện nay và mai sau không? Mối liên hệ ấy như thế nào? Vấn đề ý
    nghĩa và giá trị hiện đại của bài ca dao cổ về mặt nội dung cũng như mặt nghệ
    thuật (tr. 134 - 135).
    Bên cạnh các công trình chúng tôi nêu trên còn rất nhiều công trình quý
    báu giúp chúng tôi hoàn thành luận văn như cuốn “Văn học Việt Nam - Văn
    học dân gian, những công trình nghiên cứu” (của nhiều tác giả, do GS Bùi
    Mạnh Nhị chủ biên, NXB Giáo dục, tái bản 2000); cuốn “Giảng văn văn học
    dân gian Việt Nam” của hai tác giả Vũ Anh Tuấn và Nguyễn Xuân Lạc -
    NXB Giáo dục 1993; Luận án tiến sỹ của Nguyễn Xuân Lạc “Quan điểm tiếp
    cận và phương pháp dạy học ca dao ở THPT” (1996); cuốn “Phương pháp
    dạy học tác phẩm văn chương” (theo thể loại) của Tiến sỹ Nguyễn Viết Chữ,
    NXB ĐHSP, 2005.
    Gần đây khi SGK Ngữ văn 10 đã được thực thi trong nhà trường, có
    nhiều cuốn sách tham khảo đã được xuất bản. Sách tham khảo dạy học Ngữ
    8
    văn 10 chia làm hai loại: loại sách phân tích, bình giảng các tác phẩm có trong
    Ngữ văn 10; loại sách gợi ý về phương pháp dạy học như cuốn Thiết kế bài
    giảng Ngữ văn 10 của TS. Hoàng Hữu Bội, Thiết kế bài học Ngữ văn 10 do
    GS. Phan Trọng Luận chủ biên
    2.2. Ca dao là mảnh đất nuôi dưỡng và lưu giữ đời sống tinh thần của
    nhân dân lao động, vì thế, ca dao từ lâu không chỉ trở thành đối tượng nghiên
    cứu của các nhà khoa học cơ bản mà còn là đối tượng quan trọng của giới
    nghiên cứu phương pháp dạy học. Là thể loại trữ tình dân gian ngoài đặc điểm
    của loại hình trữ tình nói chung, ca dao còn có những đặc điểm riêng. Do đó,
    đứng trước những yêu cầu mới của chương trình và SGK nhiều giáo viên
    không tránh khỏi những khó khăn khi dạy - học ca dao. Vấn đề đặt ra là dạy -
    học ca dao như thế nào để vừa bảo đảm yêu cầu tích hợp, vừa phù hợp với
    đặc trưng thể loại và phát huy được sự tích cực ở người học là vấn đề cần
    quan tâm của mỗi giáo viên Ngữ văn.
    * Quan tâm đến vấn đề tích hợp, TS. Đỗ Ngọc Thống người tham gia
    biên soạn SGK Ngữ văn THCS cũng có nhiều đóng góp đáng ghi nhận. Trong
    cuốn “Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn ở THCS”, NXB Giáo dục 2002,
    tác giả có một hệ thống bài viết về quan điểm tích cực và việc dạy học văn
    theo hướng tích hợp, giúp người đọc hiểu rõ “việc lấy tên chung của cuốn
    sách là Ngữ văn không chỉ đơn thuần là dồn ba phân môn lại thành một cuốn
    sách theo kiểu gộp lại mà chúng được xây dựng theo tinh thần tích hợp”.
    Trong bài viết “Dạy học môn Ngữ văn theo nguyên tắc tích hợp”, tác
    giả chỉ ra ba biểu hiện của tích hợp là “trong cuốn sách cả ba môn Văn, Tiếng
    Việt, Làm văn cùng dựa trên một văn bản chung để khai thác, hình thành, rèn
    luyện các kiến thức và kỹ năng của mỗi phân môn”. Trên cơ sở đó tác giả chỉ
    ra ưu điểm của nguyên tắc dạy học tích hợp, tích hợp thể hiện trong việc xây
    9
    dựng cấu trúc SGK, trong quá trình tổ chức giờ dạy học, thay đổi cách soạn
    giáo án, cách kiểm tra đánh giá chất lượng của học sinh.
    * Tâm huyết với vấn đề đọc hiểu và vấn đế tích hợp GS-TS. Nguyễn
    Thanh Hùng, trong bài viết “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn” (Tạp chí khoa
    học giáo dục số 6, tháng 3 năm 2006) đã chỉ ra bản chất của tích hợp và
    “phương hướng phối hợp (Integrate) một cách tốt nhất của quá trình học tập
    của nhiều môn học cũng như các phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn trong
    một môn Ngữ văn”. Trên cơ sở phân tích tư tưởng tích hợp tác giả chỉ ra ý
    nghĩa của tích hợp: “Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp học sinh học tập thông
    minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng và phương pháp của khối
    lượng tri thức toàn diện, hài hoà (Hamonie) và hợp lý (Algebra) trong tình
    huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại”.
    Cũng bài viết này tác giả chỉ ra “Cái gốc của quan niệm tích hợp trong
    dạy học Ngữ văn” là “Hiểu một cách đơn giản là dạy học ba phân môn hợp
    nhất, hoà trộn vào nhau, học cái này thông qua cái kia và ngược lại”. Tác giả
    nêu rõ: “Mục đích bao quát của nguyên tắc tích hợp trong chương trình và
    SGK Ngữ văn là điều kiện giáo dục phù hợp, khả thi, phương pháp dạy và
    học mới có hiệu quả và cơ sở lý luận tích hợp một cách khoa học cùng với
    cách thức và mô hình tích hợp đa dạng để hình thành và phát triển năng lực
    đọc hiểu tác phẩm văn chương kết hợp với việc nâng cao dần kỹ năng nghe,
    nói, đọc, viết trong văn hoá giao tiếp cho học sinh”.
    * Dạy học theo hướng tích cực đã được thử nghiệm từ năm 1993 và
    được giới thiệu cụ thể qua các cuốn sách “Một số vấn đề về phương pháp
    giáo dục” (Nguyễn Kỳ và Dương Xuân Nghiên, Vụ giáo viên, H. 1993);
    “Phương pháp giáo dục tích cực” (Nguyễn Kỳ, NXB Giáo dục, H. 1994);
    Cuốn “Phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm” (Nguyễn Kỳ chủ
    biên - NXB Giáo dục, H. 1995) có thể xem là công trình lý luận khá đầy đủ về
    10
    phương pháp dạy học tích cực đang được nhiều giáo viên quan tâm. Bên cạnh
    đó còn có rất nhiều các bài viết đăng trên các báo và tạp chí cũng đề cập đến
    phương pháp này như: “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” (GS. Trần Bá
    Hoành - Nghiên cứu giáo dục, 1/1994); “Bàn về phương pháp giáo dục tích
    cực” (PGS. Phạm Viết Vượng - Nghiên cứu giáo dục, 10/1995); “Phương
    pháp tích cực bàn về học và nghiên cứu khoa học” (GS-VS. Nguyễn Cảnh
    Toàn - Nghiên cứu giáo dục, 9/1996)
    Vấn đề mà các công trình về dạy - học tích cực luôn luôn quan tâm là
    dùng các phương pháp dạy học đa dạng, kiến thức phải được trình bày trong
    dạng động, nghĩa là giáo viên phải tổ chức cho học sinh hoạt động, dẫn dắt
    học sinh chiếm lĩnh tri thức bằng chính hoạt động của chúng. Bên cạnh đó,
    phải có hệ thống câu hỏi phong phú (hệ thống câu hỏi phát hiện, câu hỏi mở
    rộng, câu hỏi tổng hợp nhận xét đánh giá, câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi gợi mở,
    câu hỏi liên tưởng sáng tạo ) nhằm phát huy cao nhất khả năng tự chiếm
    lĩnh tri thức của học sinh.
    Cho đến nay, mặc dù vẫn còn những ý kiến khác biệt nhau, các nhà
    khoa học và quản lý giáo dục đều khá nhất trí là cần đổi mới mô hình dạy học
    thụ động đang chiếm ưu thế trong nhà trường hiện nay và đổi mới phương
    pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của chủ
    thể dạy và học.
    Các tài liệu trên đã đặt cơ sở lý luận cho việc dạy học theo hướng tích
    hợp, tích cực. Đề tài của chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp những vấn
    đề lý thuyết thi pháp ca dao, về tích hợp, về tích cực làm cơ sở cho việc khảo
    sát thực tế, để tìm ra những thành công và hạn chế trong dạy - học ca dao theo
    hướng tích hợp, tích cực. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp phù hợp
    với lý luận và thực tế, đồng thời thiết kế chùm “Ca dao than thân, yêu
    thương tình nghĩa”, “Ca dao hài hước” ở lớp 10 theo hướng tích hợp, tích
    11
    cực để dạy thể nghiệm nhằm rút ra những kết luận khoa học cần thiết và hiệu
    quả sư phạm cho những thiết kế đó.
    Tuy nhiên, dạy - học tác phẩm văn chương đặc biệt là ca dao vừa theo
    nguyên tắc tích hợp, vừa đảm bảo đặc trưng thể loại và phát huy được tính
    tích cực, sáng tạo ở học sinh là vấn đề mới và khó, nên trong quá trình thực
    hiện đề tài, chúng tôi mới đưa ra được sự định hướng nội dung và biện pháp
    bước đầu để thực hiện quan điểm tích hợp, tích cực trong dạy học ca dao ở
    lớp 10 mà thôi.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Tìm một phương án tối ưu cho việc vận dụng quan điểm tích hợp và
    tích cực trong dạy học ca dao ở lớp 10.
    4. Đối tượng nghiên cứu
    Cách dạy học ca dao trong SGK Ngữ văn 10 theo yêu cầu mới của
    chương trình vừa được thực hiện. Cụ thể là hoạt động của giáo viên và học
    sinh trong giờ học các chùm ca dao ở lớp 10 THPT theo hướng tích hợp và
    tích cực.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    a. Nghiên cứu trên bình diện lý thuyết
    Tìm hiểu khái niệm ca dao, đặc điểm thi pháp ca dao, cách tiếp cận ca
    dao theo thi pháp thể loại. Tìm hiểu lí thuyết về tích hợp, tích cực trong dạy
    học Ngữ văn.
    b. Tìm hiểu thực tiễn dạy học ca dao trong SGK Ngữ văn 10 trong
    những năm đầu thực hiện chương trình và SGK mới.
    c. Đề xuất một phương án có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả giờ
    học theo hướng tích hợp, tích cực (thể hiện qua thiết kế dạy học và tổ chức
    thể nghiệm sư phạm).
    12
    6. Phương pháp nghiên cứu
    a. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý luận
    Tổng hợp các bài viết, các công trình nghiên cứu về ca dao, về phương
    pháp dạy học ca dao trong SGK Ngữ văn 10.
    b. Phương pháp khảo sát
    Khảo sát các giờ dạy - học ca dao ở 2 lớp 10 trường THPT Phú Bình,
    huyện Phú Bình; trường THPT Đồng Hỷ - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên
    để tìm ra những vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy.
    c. Thể nghiệm sư phạm
    Thiết kế một số giáo án ca dao trong chương trình và dạy thể nghiệm.
    7. Giả thuyết của luận văn
    Nếu đổi mới dạy học những chùm ca dao trong Ngữ văn 10 theo hướng
    tích hợp, tích cực có cơ sở lý luận và thực tiễn thì hiệu quả, chất lượng dạy
    học ca dao sẽ được nâng cao.
    8. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tham khảo, luận văn
    của chúng tôi gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận của việc dạy - học ca dao theo hướng tích
    hợp, tích cực.
    Chương 2: Tổ chức dạy - học ca dao ở lớp 10 theo hướng tích hợp,
    tích cực.
    Chương 3: Thiết kế thể nghiệm dạy ca dao ở Ngữ văn 10.
    Mục lục
    Mở đầu .1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Lịch sử vấn đề . 3
    3. Mục đích nghiên cứu . 11
    4. Đối tượng nghiên cứu 11
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 11
    6. Phương pháp nghiên cứu 12
    7. Giả thuyết của luận văn . 12
    8. Bố cục của luận văn 12
    Nội dung . 13
    Chương 1: Cơ sở lý luận của việc dạy - học ca dao theo hướng tích
    hợp, tích cực . 13
    1.1. Dạy học ca dao theo cách tiếp cận từ đặc trưng của thể loại ca dao 13
    1.1.1. Vận dụng thi pháp ca dao vào dạy học ca dao 13
    1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy - học ca dao 26
    1.1.3. Những ưu điểm của dạy học ca dao theo hướng thi pháp . 34
    1.1.4. Những hạn chế của dạy học ca dao theo hướng thi pháp . 36
    1.2. Quan điểm tích hợp và dạy - học ca dao theo hướng tích hợp 37
    1.2.1. Quan điểm tích hợp trong dạy - học Ngữ văn . 37
    1.2.2. Nội dung tích hợp trong dạy - học Ngữ văn ở THPT . 39
    1.2.3. Vận dụng nội dung tích hợp trong dạy - học ca dao ở lớp 10 . 43
    1.3. Quan điểm tích cực và nội dung dạy-học ca dao theo hướng tích cực 45
    1.3.1. Quan điểm tích cực trong dạy - học Ngữ văn . 45
    1.3.2. Nội dung tích cực trong dạy - học Ngữ văn ở THPT . 45
    1.3.3. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy - học ca dao ở
    lớp 10 48
    Chương 2: Tổ chức dạy - học ca dao ở lớp 10 theo hướng tích hợp,
    tích cực 50
    2.1. Việc thực thi chương trình và SGK Ngữ văn 10 ở phần ca dao 50
    2.1.1. Nhận thức của giáo viên về dạy học theo hướng tích hợp tích cực 50
    2.1.2. Việc thực thi của giáo viên ở giờ dạy ca dao 53
    2.2. Chương trình và SGK Ngữ văn 10 . 56
    2.2.1. Một số vấn đề chung về chương trình và SGK mới . 56
    2.2.2. Chương trình và SGK Ngữ văn 10 58
    2.3. Tổ chức dạy - học ca dao ở Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp, tích cực 59
    2.3.1. Dạy ca dao theo hướng tích hợp . 59
    2.3.1.1. Tích hợp và Tập làm văn . 59
    2.3.1.2. Tích hợp với tiếng Việt 60
    2.3.2. Dạy học ca dao theo hướng tích cực 60
    Chương 3: Thiết kế thể nghiệm 68
    3.1. Mục đích thể nghiệm 68
    3.2. Nội dung thể nghiệm 68
    3.3. Đối tượng thể nghiệm 70
    3.4. Thiết kế bài học . 70
    3.5. §¸nh gi¸ thiÕt kÕ thÓ nghiÖm 89
    Kết luận 90
    Tài liệu tham khảo 93
    [charge=450]http://up.4share.vn/f/43727a77717b737a/LV_07_SP_VH_NTPC.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...