Tiến Sĩ Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần k

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/7/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu . 3
    4. Giả thuyết khoa học 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Phạm vi nghiên cứu 4
    7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 4
    8. Đóng góp mới của luận án 6
    9. Cấu trúc của luận án 6
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY CHỈNH TRỊ ĐỌC HIỂU CHO
    HỌC SINH TIỂU HỌC CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI 7
    1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ . 7
    1.1.1. Nghiên cứu về đọc và đọc hiểu 7
    1.1.2. Những nghiên cứu về dạy cho trẻ có khó khăn về đọc và đọc hiểu 12
    1.2. ĐỌC HIỂU CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI 15
    1.2.1. Lý thuyết của tâm lý học thần kinh về chức năng tâm lý cấp cao . 15
    1.2.2. Cơ sở tâm lý học thần kinh của đọc hiểu . 19
    1.2.3. Học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới . 26
    1.2.4. Đọc hiểu ở học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ
    tâm lý học thần kinh 29
    1.3. CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC THẦN KINH CỦA DẠY CHỈNH TRỊ ĐỌC
    HIỂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI 37
    1.3.1. Dạy chỉnh trị . 37
    1.3.2. Các lý thuyết liên quan đến DCT cho trẻ CPTRG 39
    1.3.3. Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh
    giới từ góc độ tâm lý học thần kinh . 47
    1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG . 55
    Kết luận chương 1 . 61
    Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 62
    2.1. NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN 62
    2.1.1. Mục đích . 62
    2.1.2. Nhiệm vụ . 62
    2.1.3. Nội dung . 63
    2.1.4. Phương pháp nghiên cứu và cách thức tiến hành . 63
    2.2. NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN . 64
    2.2.1. Mục đích . 64
    2.2.2. Nhiệm vụ . 64
    2.2.3. Nội dung . 64
    2.2.4. Phương pháp và cách thức tiến hành 64
    2.3. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH . 68
    2.3.1. Mục đích . 68
    2.3.2. Nhiệm vụ . 68
    2.3.3. Nội dung . 68
    2.3.4. Cách thức tiến hành . 68
    2.4. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM HÌNH THÀNH 80
    2.4.1. Mục đích . 80
    2.4.2. Nhiệm vụ . 80
    2.4.3. Nội dung thực nghiệm . 81
    2.4.4. Cách thức tiến hành thực nghiệm hình thành . 81
    2.5. CÁCH XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ . 89
    2.5.1. Cách xử lý số liệu 89
    2.5.2. Tiêu chí sàng lọc và chẩn đoán 90
    Kết luận chương 2 . 93
    Chương 3. THỰC NGHIỆM DẠY CHỈNH TRỊ ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH
    TIỂU HỌC CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI 94
    3.1. THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH: SÀNG LỌC VÀ CHẨN ĐOÁN HỌC
    SINH CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI CÓ KHÓ KHĂN ĐỌC HIỂU 94
    3.1.1. Kết quả sàng lọc phát hiện học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới 94
    3.1.2. Kết quả chẩn đoán định khu chậm phát triển ở học sinh tiểu học
    chậm phát triển ranh giới . 96
    3.2. THỰC NGHIỆM HÌNH THÀNH: DẠY CHỈNH TRỊ ĐỌC HIỂU CHO
    HỌC SINH TIỂU HỌC CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI 110
    3.2.1. Thiết kế các tác động dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học
    chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh 110
    3.2.2. Kết quả thực nghiệm hình thành .125
    3.2.3. Các trường hợp nghiên cứu điển hình .127
    3.3. CÁC ĐIỀU KIỆN DẠY CHỈNH TRỊ ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH
    TIỂU HỌC CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI .142
    3.3.1. Về phía học sinh .143
    3.3.2. Về phía nhà trường và giáo viên .146
    3.3.3. Về phía cha mẹ học sinh .148
    Kết luận chương 3 150
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 151
    1. Kết luận .151
    2. Kiến nghị .153
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
    ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .155
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 156
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1. Ở trường tiểu học, sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ ở các bình diện nghe,
    nói, đọc, viết là một mục tiêu cơ bản của việc dạy học Tiếng Việt. Trong đó, đọc
    hiểu là một bộ phận của nội dung môn học tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ trong các trường
    phổ thông. Phát triển năng lực đọc hiểu tiếng mẹ đẻ như một công cụ lĩnh hội các tri
    thức, kinh nghiệm của loài người, được kết tinh trong sách giáo khoa và các tài liệu
    học tập là hết sức cần thiết.
    1.2. Dạy đọc hiểu cho học sinh trong trường tiểu học giúp hình thành các
    hành động học để lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử chứa đựng trong các văn
    bản, làm giàu vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình, phát triển tư duy và năng lực
    giải quyết vấn đề ở các em. Chính nhờ biết đọc và đọc hiểu văn bản mà học sinh
    dần dần có khả năng đọc rộng để tự học, tự bổ sung kiến thức mà cuộc sống của họ
    đòi hỏi và từ đó hình thành thói quen, hứng thú với việc đọc, việc tự học thường
    xuyên. Về ảnh hưởng của việc đọc đối với năng lực học tập của học sinh đã được
    Mathew (1999) miêu tả như sau: Kĩ năng đọc càng vững chắc thì học vấn/ hiểu biết
    ngày càng giàu hơn. Và cũng cùng quy luật, kĩ năng đọc càng yếu thì học vấn/ hiểu
    biết ngày càng nghèo đi [57].
    1.3. "Sổ tay chẩn đoán và thống kê bệnh tâm thần" IV (DSM - IV:
    Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) của Hiệp hội Tâm thần học
    Hoa Kỳ chỉ ra ba dạng chính thể hiện sự khó khăn trong học tập: khó khăn trong tập
    đọc - dyslexia; khó khăn trong tập viết - dysgraphia (bao gồm các vấn đề liên quan
    đến đánh vần và viết cú pháp); khó khăn trong tính toán - dyscalculia (bao gồm các
    vấn đề về việc nhận dạng các ký tự toán học và hoàn thành các phép tính, toán) [5].
    Cả ba dạng khó khăn trong học tập ít nhiều đều liên quan đến khả năng đọc hiểu của
    trẻ. Theo ước tính của Shaywitz, Sally E.; Bennett A. Shaywitz (2001) và
    Multidisciplinary Research Centers - Hoa Kỳ (1994), sự phổ biến của chứng khó
    đọc (dyslexia) chiếm từ 5% - 9% số trẻ độ tuổi đi học, cá biệt có nơi lên đến 17%
    [57]. Do vậy, chứng khó đọc hay "vụng đọc" (theo cách gọi của tác giả Nguyễn
    Khắc Viện), trong đó, rối loạn đọc hiểu là một trong những khó khăn, gây cản trở
    việc học tập của học sinh ở đầu cấp tiểu học.
    Khó đọc ở HSTH không chỉ gây cản trở khi học môn Tiếng Việt, mà còn bị
    hạn chế ở việc tiếp thu các môn học khác. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải
    xác định nguyên nhân gây khó khăn về đọc và xây dựng những phương pháp hỗ trợ
    phù hợp giúp các em vượt qua khó khăn để học tập như các bạn bè cùng trang lứa.
    1.4. Ngày nay, quan điểm coi não người là cơ sở vật chất của các quá trình
    tâm lý, là điều kiện “cần” để hình thành và phát triển tâm lý người đã được thừa
    nhận. Sự phát triển thấp hơn so với giới hạn ở độ tuổi của não bộ - cơ quan điều
    khiển các chức năng cấp cao - ở trẻ, dẫn đến những khó khăn trong việc thực thi các
    chức năng này. Song những khó khăn về đọc và đọc hiểu, cũng như những khó
    khăn khác về học tập, ở các trẻ này lại thường xuất hiện dưới dạng “khuyết tật tiềm
    ẩn” (a hidden handicap). Những trẻ này đang học tập trong các nhà trường phổ
    thông cùng với bạn bè trang lứa, không có biểu hiện lệch lạc rõ ràng (không nhìn
    thấy được) trong sự phát triển. Mọi rắc rối chỉ xảy ra khi trẻ “bắt tay” vào việc học,
    với biểu hiện không thích nghi được với học tập: học kém (khó học), gây nhiều khó
    khăn cho các giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giảng dạy.
    Theo “Bảng phân loại bệnh tật quốc tế” (ICD - International Classfinication
    of Diseaser) của Tổ chức Y tế Thế giới, khó đọc - dyslexia - xuất hiện ở những trẻ
    CPTRG - retarded boundary [89], đó là những trẻ có một hay vài vùng não CPT
    theo độ tuổi (Khác với trẻ CPT trí tuệ: các vùng trên não đều CPT theo độ tuổi, nên
    khả năng bù trừ giữa các chức năng không thể thực hiện được). Vì thế, cần phát
    hiện và có biện pháp hỗ trợ kịp thời để mở ra cơ hội học tập đối với những học sinh
    thuộc nhóm này.
    1.5. Từ góc độ TLH TK, đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu sự biến đổi các
    chức năng tâm lý cấp cao do tổn thương hay CPT định khu các vùng chức năng
    trên não, mà trước hết là vỏ não. Việc nghiên cứu cấu trúc não của quá trình đọc
    hiểu và cơ chế gây rối loạn đọc hiểu nhằm thiết kế các phương pháp tác động “bù trừ chức năng” tương ứng cho trẻ CPTRG có rối loạn đọc hiểu là một hướng tiếp
    cận mới, hiệu quả ở một số nước phát triển trên thế giới.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
    "Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc
    độ tâm lý học thần kinh".
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở xác định mức độ và tính chất CPT các vùng chức năng trên não ở
    HSTH CPTRG khó khăn về đọc hiểu, thiết kế các tác động trong DCT nhằm giúp
    học sinh khắc phục khó khăn đọc hiểu và có thể theo học kịp chương trình phổ thông.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Các tác động bù trừ chức năng trong DCT đọc hiểu cho HSTH CPPTRG
    dưới góc độ TLH TK
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    Học sinh khối lớp 1 và khối lớp 2 bậc tiểu học, trong đó:
    - Thực nghiệm xác định:
    + Bước 1: gồm có 517 khách thể tham gia sàng lọc
    + Bước 2: gồm có 425 khách thể tham gia chẩn đoán chuyên sâu
    - Thực nghiệm hình thành: DCT đọc hiểu gồm 8 khách thể tham gia
     
Đang tải...