Tiểu Luận Dạy cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 - 5 qua môn Tiếng Việt

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Chương trình Tiểu học không có môn Văn nhưng với tư cách là một môn học độc lập, môn Tiếng Việt nói chung và mà đặc biẹt là phân môn Tập đọc vẫn có thể hình thành năng lực văn học cho học sinh. Mục đích này được tích hợp qua việc dạy tiếng mẹ đẻ (Tiếng Việt) nhưng để hình thành năng lực văn học, trước hết phải hình thành cho các em năng lức cảm thụ văn học. Phân môn này măng tính tổng hợp, ngoài chức năng rèn đọc, nó còn cung cấp cho học sinh kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống và giáo dục tình cảm, mỹ cảm. Qua bài Tập đọc, học sinh có thể cảm thụ được cái hay, cái đẹp và từ đó giáo viên có thể bồi dưỡng cho các em tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu con người, . vì vậy, môn Tiếng Việt mà đặc biệt là phân môn Tập đọc có tác dụng to lớn trong việc vun đắp, bồi dưỡng tâm hôn trẻ thơ.
    Ngày nay, trong công cuộc đổi mới sự nghiệp Giáo dục, Đảng, nhà nước luôn luôn quan tâm, chăm lo đến việc đào tạo thế hệ trẻ, gioá dục Tiểu học lại càng có ý nghĩa bởi đây là bậc học nền móng, là cơ sở, là nền tảng cho các bậc học tiếp theo. Trong trường tiểu học, cùng với các môn học khác, Tập đọc góp phần đáng kể trong việc rèn đọc và cảm thụ văn học cho học sinh. Tiếp xúc với môn học này sẽ khơi dậy trong các em những cảm xúc chân thành, mãnh liệt đồng thời nhen lên trong tâm hồn
    Các em những ước mơ, những khát vọng cuộc sống có ích cho đời. Bởi từ những bài Tập đọc, người giáo viên giúp cho học sinh cản nhận được nỗi gian lao, vất vả, sự cần cù chịu khó của người dân lao động từ bao đời nay. Từ những bài Tập đọc, học sinh hiểu được sâu sắc hơn đức hy sinh, lòng dũng cảm và truyền thống yêu nước của ông cha ta từ ngàn xưa, Cũng qua những bài Tập đọc, họpc sinh yêu quý hơn quê hương, đất nước, cảm nhận sâu sắc hơn công lao sinh thành, dưỡng dục to lớn của mẹ cha nếu như giáo viên biết khéo léo khai thác nội dung và những biến pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng khi gửi gắm cảm xúc của mình trong văn bản. Vì vậy, từ những lí do trên mà tôi có mong muốn tìm hiểu về “Một số phương pháp dạy cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4-5 qua môn Tiếng Việt”.
    II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
    Cảm thụ văn học còn được gọi là quá trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn từ-một hệ thống tín hiệu thứ hai của loài người. Nói một cách đơn giản, cảm thụ văn học là quá trình tiếp nhận, hiểu, cảm thụ được văn chương, đặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn chương. Đây là một quá trình hoạt động nhận thức thẩm mỹ rất đặc biệt, phức tạp và có tính sáng tạo.
    Quá trình cảm thụ văn học mang tính chủ quan vì nó phụ thuộc vào vốn sống, kinh nghiệm, hiểu biết riêng của người cảm thụ văn học.
    *Ví dụ: Chưa biết đến cái rét căm căm của miền Bắc giữa mùa đông giá lạnh; chưa hiểu hết tấm lòng của những người mẹ-hậu phương lớn của miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì làm sao có thể thấu hiểu một cách sâu sắc tình mẹ con thắm thiết giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tảo tần, vất vả, giàu tình thương nưoi chốn quê nhà trong đoạn trích “Bầm ơi!” của nhà thơ Tố Hữu?
    Vì vậy cảm thụ văn học đối với học sinh là một vấn đề khó khăn mà trong thực tế dạy học tôi thấy chỉ có đối tượng học sinh giỏi mới có được những cái hiểu biết khái quát tối thiểu về cái hạy trong văn bản. Vậy làm thế nào để mọi học sinh ở mọi trình độ đều cảm nhận được cái hay trong tác phẩm? Là giáo viên được phân công giảng dạy lớp 4-5, BDHSG môn tiếng việt lớp 4+5 trong nhiều năm qua, tôi đã rút ra được một số giải pháp giúp các em có năng lực cảm thụ văn học tốt hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...