Luận Văn Dạy các yếu tố hình học ở tiểu học

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU: Trong môn toán tiểu học, nội dung và phương pháp dạy các yếu tố hình học ngày càng được quan tâm. Hình học là một bộ phận được gắn bó mật thiết với các kiến thức về số học, đại số, đo lường và giải toán. Từ đó tạo thành bộ tạo thành Bộ môn toán thống nhất.

    Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học các yếu tố hình học nói riêng, môn toán ở trường tiểu học nói chung. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nội dung dạy các yếu tố hình học ở tiểu học - Những sai lầm của học sinh khi giải các bài toán về nội dung hình học". Các bài toán hình học ở tiểu học giúp các em phát triển tư duy về hình dạng không gian. Từ tri giác như là một cái "toàn thể" lớp 1, 2 đến việc nhận diện hình học qua việc phân tích đặc điểm các hình bằng con đường trực giác (lớp 3, 4, 5). Trong chương trình toán tiểu học, các yếu tối hình học được sắp xếp từ dễ đến khó, từ trực quan cụ thể đến tư duy trừu tượng, rồi đến khái quát vấn đề. Qua các lớp học, kiến thức hình học được nâng dần lên và cuối cấp (lớp 5) có biểu tượng về tính chu vi diện tích, thể tích. Học sinh được làm quen với các đơn vị đo độ dài, các đoạn thẳng, diện tích các hình học phẳng, hình học không gian, thể tích các hình hộp. Thông qua bộ môn hình học các em được làm quen với têngọi, công thức, ký hiệu, mối liên quan giữa các đơn vị. Biết biến đổi các đơn vị do. Qua đó biết tự phát hiện các sai lầm khi giải toán hình học.
    Như vậy, thông qua việc "Dạy các yếu tố hình học ở tiểu học" giúp các em nắm được kiến thức đầy đủ, tổng hợp về môn toán. Qua đó các em thấy được giá trị thực tiễn của toán trong cuộc sống, làm cho các em càng yêu thích học toán hơn. Từ đó góp phần phát triển tư duy cho các em một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả, trang bị cho các em vốn kiến thức cơ bản về hình học phẳng, hình học không gian để làm cơ sở cho việc học hình học ở cấp học trên.
    Nội dung nghiên cứu của đề tài:
    1. Nội dung dạy các yếu tố hình học ở tiểu học.
    2. Những sai lầm của học sinh khi giải các bài toán về nội dung hình học.
    Quá trình nghiên cứu, tôi đã hết sức cố gắng tìm tòi, phân tích, tổng hợp và khái quát vấn đề thành lý luận. Song chắc chắn việc nghiên cứu không tránh khỏi sự sơ suất, rất mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp nhiệt tình giúp đỡ.




    CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC Ở
    TIỂU HỌC .3
    1. Mục đích của việc giảng dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học . 5
    1.1 Làm cho học sinh có được những biểu tượng chính xác về một số hình hình học đơn
    giản và một số đại lượng hình học thông dụng. 5
    1.2 Rèn luyện một số kĩ năng thực hành, phát triển một số năng lực trí tuệ. . 5
    1.3 Tích lũy những hiểu biết cần thiết cho đời sống sinh hoạt và học tập của học sinh. 5
    2. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng khi dạy học các yếu tố hình học ở Tiểu học 6
    3. Đặc điểm về nội dung dạy học các yếu tố hình học ở Tiểu học . 7
    3.1 Về cấu trúc nội dung 7
    3.2 Một số đặc điểm về nội dung các yếu tố hình học. . 9
    4. Những điểm cần chú ý về phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở Tiểu học 10
    4.1 Hình học ở Tiểu học là hình học trực quan 10
    4.2 Kết hợp chặt chẽ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong giảng dạy các yếu tố hình
    học . 11
    4.3 Kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp quy nạp và phương pháp suy diễn trong dạy học
    các yếu tố hình học. . 11
    4.4 Coi trọng phương pháp thực hành luyện tập trong giảng dạy các yếu tố hình học ở
    Tiểu học. 12
    4.5 Cần quan tâm đến việc thường xuyên ôn tập, củng cố và hệ thống hóa các kiến thức
    và kĩ năng hình học. . 13
    4.6 Coi trọng việc rèn kĩ năng sử dụng các dụng cụ hình học. . 14
    4.7 Cần đảm bảo sự cân đối giữa tính khoa học và tính vừa sức trong giảng dạy các yếu
    tố hình học. 14
    4.8 Kết hợp chặt chẽ việc giảng dạy các yếu tố hình học với các tuyến kiến thức khác.
    15
    CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG SÁCH GIÁO KHOA VỀ DẠY HỌC CÁC
    YẾU TỐ HÌNH HỌC Ở TIỂU HỌC .14
    1. Dạy các biểu tượng hình học 16
    1.1. Điểm và đoạn thẳng 16
    1.2. Đường gấp khúc, tia, đường thẳng, đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc
    17
    1.2.1 Đường gấp khúc: . 17
    1.2.2 Tia số, đường thẳng: 18
    1.2.3 Đường thẳng song song và đường thẳng vuông góc: 20
    1.3. Góc và các loại góc 23
    1.4. Tam giác và tứ giác . 27
    1.4.1 Giai đoạn 1: . 27
    1.4.2 Giai đoạn 2: . 28
    1.5. Hình tròn và đường tròn 29
    1.6. Hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ và hình cầu . 32
    2. Dạy các vấn đề khác 34
    2.1 Dạy về các đại lượng hình học . 34
    2.1.1 Chu vi, tính chu vi hình chữ nhật và hình vuông: . 34
    2.1.2 Chu vi hình tròn và cách tính: 35
    2.1.3 Diện tích một hình : . 35
    2.1.4 Diện tích hình chữ nhật: 36
    2.1.5 Diện tích hình vuông: . 37
    2.1.6 Diện tích tam giác: . 38
    2.1.7 Diện tích hình bình hành, hình thoi: . 39
    2.1.8 Diện tích hình thang: . 40
    2.1.9 Diện tích hình tròn: 42
    2.1.10 Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập
    phương: 42
    2.1.11 Thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương: 44
    2.2 Rèn luyện một số kĩ năng cơ bản. . 47
    2.2.1 Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp hình: . 47
    2.2.2 Kĩ năng cắt, dán, xếp, gấp hình: . 50
    ♦ Kết luận chương II 52
    CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 54
    I. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM 56
    II. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM VÀ NỘI DUNG THỰC NGHIỆM 56
    1. Tổ chức thực nghiệm . 56
    2. Nội dung thực nghiệm 56
    3. Phân tích kết quả thực nghiệm . 65
    3.1 Đạt được: . 65
    3.2 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: (có sự góp ý của GV hướng dẫn) 66Trích từ: http://trangquynh.net .
     
Đang tải...