Tiểu Luận Dạy các bài hát trong chương trình Âm nhạc THCS theo hướng tích hợp

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Qua khảo sát, dự giờ của một số đồng nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đông về việc thực hiện chương trình giảng dạy môn Âm nhạc trong thời gian qua, tôi rút ra được một số hạn chế và nêu rõ những vấn đề cần chú trọng trong quá trình dạy các bài hát của giáo viên.
    Tôi nghiên cứu đề tài “Dạy các bài hát trong chương trình Âm nhạc THCS theo hướng tích hợp”.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    - Nâng cao kiến thức, hướng dẫn lối sử dụng, rèn luyện khả năng hoạt động và nêu rõ những vấn đề cần chú trọng trong quá trình dạy các bài hát trong chương trình Âm nhạc THCS cho giáo viên.
    - Giáo viên dạy hát vận dụng được phương pháp mới, phương pháp tích hợp các kiến thức âm nhạc, đó là sự vận dụng:
    + Lý thuyết âm nhạc.
    + Kỹ thuật thanh nhạc.
    + Lịch sử âm nhạc.
    + Các kỹ năng hoạt động âm nhạc.
    Trong chương trình âm nhạc ở trường THCS, phân môn học hát chiếm một phần quan trọng và chủ yếu. Muốn dạy hát tốt giáo viên dạy hát phải biết phân tích bài hát, phải nắm vững các phương pháp dạy hát, các khả năng thanh nhạc cơ bản. Đồng thời người dạy phải nắm được thể loại và tích chất của bài hát để thực hiện được ý đồ của tác giả. Mỗi bài hát là một cảm xúc, một tâm trạng, một cách nhìn thế giới khách quan và thể hiện mỗi tâm trạng khác nhau. Muốn dạy hát tốt không chỉ là những thao tác riêng lẽ mà là một hoạt động tổng hợp của kiến thức, kỹ năng và nhận thức thẫm mỹ. Đó là sự tích hợp của các nội dung học tập Âm nhạc trong quá trình dạy hát.
    Qua quá trình thực hiện việc dạy các bài hát theo hướng tích hợp kết đạt được như sau:
    - Kĩ thuật hát: học sinh hát đúng rõ lời, biết ngắt giọng, lấy hơi đúng chỗ.
    - Học sinh giữ nhịp rất đều, các em biết bắt giọng vào đàn, hát tốt.
    - Nhiều học sinh có ý thức tự rèn luyện mình.
    - Học sinh có khả năng tiếp thu bài rất tốt.
    Đối với những học sinh có năng lực cảm thụ âm nhạc đây là cơ hội để các em thể hiện mình trong các phong trào văn hoá, văn nghệ ở trường, ở địa phương và các nơi khác trong tương lai.
    3. Đối tượng nghiên cứu:
    - Giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở các trường THCS .
    4. Phạm vi nghiên cứu:
    - Giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc phân môn học hát ở các trường THCS trên địa bàn huyện Nam Đông.
    IV. Những giải pháp chính và cách thức tiến hành của sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
    Chương trình THCS – môn Âm nhạc được Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành quy định mục tiêu môn Âm nhạc như sau:
    - Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh (HS), tạo cho các em có trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện và hài hòa nhân cách.
    - Rèn luyện một số kỹ năng đơn giản về ca hát và tập đọc nhạc, bước đầu hát diễn cảm.
    - Khích lệ HS hăng hái tham gia hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu.
    Để đạt được mục tiêu đó, môn Âm nhạc ở Trường THCS có những chức năng sau đây:
    - Cung cấp cho các em một số hiểu biết sơ giản về kỹ thuật âm nhạc.
    - Xây dựng khả năng hoạt động âm nhạc, giúp thêm việc phát triển trí lực.
    - Giáo dục tình cảm đạo đức trong sáng lành mạnh, làm phong phú đời sống tinh thần cho các em.
    - Giúp cho HS có trình độ văn hóa Âm nhạc nhất định, góp phần phát triển toàn diện, hài hòa nhân cách HS.
    - Qua môn học nhằm phát triển những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, tạo điều kiện giúp các em phát triển năng khiếu của mình.
    Từ mục tiêu và chức năng của môn học, chúng ta hiểu rằng:
    1. Môn Âm nhạc trong Trường THCS không nhằm đào tạo những người làm nghề Âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ, ca sĩ mà chính là thông qua môn học để tác động vào đời sống tinh thần của các em, góp phần cùng với các môn học khác thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông cũng như mục tiêu của bậc học. Nhận thức này hết sức quan trọng để từ đó định ra nội dung học tấp và phương pháp giảng dạy thích hợp.
    2. Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của HS là một quá trình học tập, rèn luyện. Muốn thực hiện được phải cho các em tiếp cận với âm nhạc, tham gia ca hát, nghe âm nhạc. Nội dung học tập giảm bớt lý thuyết xoay quanh những ký hiệu ghi chép âm nhạc đơn thuần, những bài tập nặng nề về kỹ thuật đọc nhạc.
    3. Giáo dục thẫm mỹ trong nhà trường phổ một trong bốn mặt giáo dục quan trọng nhất: Đức – Trí – Thể - Mĩ. Âm nhạc và Mĩ thuật là những môn học chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ. Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng người, hướng con người tới Chân – Thiện – Mĩ.
    Giáo dục Âm nhạc trong Trường phổ thông ngoài việc cho HS được hoạt động Âm nhạc thông qua các giờ học hát, phải chú ý cho các em nghe nhạc dân gian của các nhạc sĩ trong nước và thế giới, đem tới cho các em niềm vui và những cảm xúc cao thượng.
    4. Hiểu biết sơ giản về nghệ thuật Âm nhạc đối với học sinh THCS là:
    - Biết hát một số bài hát quy định trong chương trình từng lớp.
    - Có ý thức phân biệt hát đúng – sai, hay – dở và cảm nhận được nội dung, tính chất, tình cảm của bài hát.
    - Biết một số kí hiệu ghi chép nhạc và bước đầu biết cách thể hiện những bài tập đọc nhạc đơn giản.
    - Biết một số tác giả, tác phẩm âm nhạc tiêu biểu trong nước và thế giới.
    - Có một số hiểu biết thông thường về dân ca, các nhạc cụ, về các hình thức biểu diễn âm nhạc, mối quan hệ và tác dụng của âm nhạc với đời sống xã hội.
    5. Môn Âm nhạc trong Trường THCS còn tạo cho HS có một “trình độ văn hóa âm nhạc nhất định”. Trình độ văn hóa phổ thông hay trình độ học vấn phổ thông ở bậc THCS là do tất cả những hoạt động giáo dục và tất cả các môn học tạo dựng nên, trong đó có “Văn hóa âm nhạc”, “Học vấn âm nhạc”. Muốn có trình độ văn hóa âm nhạc nhất định ở bậc THCS, học sinh phải được học chương trình Âm nhạc từ lớp 6 đến hết học kỳ I lớp 9 với thời lượng mỗi tuần một tiết. Trình độ văn hóa âm nhạc bao gồm những hiểu biết (kiến thức), năng lực thực hành tối thiểu và năng lực cảm thụ âm nhạc. Ở bậc THCS, giáo dục cho HS có năng lực hiểu biết, năng lực cảm thụ sẽ được chú trọng đối với đại trà, còn năng lực thực hành tốt phần lớn dành cho các em có năng khiếu và những em thực sự say mê, ham thích đối với nghệ thuật âm nhạc.

    6. Cần phải giáo dục thị hiếu âm nhạc tốt cho HS để các em biết yêu thích âm nhạc lành mạnh, giàu tính nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc. Giáo dục thị hiếu âm nhạc tốt sẽ góp phần làm trong sáng tình cảm đạo đức và làm phong phú đời sống tinh thần của các em trong hiện tại và tương lai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...