Luận Văn Đầu tư xóa đói giảm nghèo ở những xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh Hà Tỉnh. Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Đầu tư xóa đói giảm nghèo là vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, do đó tìm nguyên nhân và giải pháp để xoá đói, giảm nghèo là nhiệm vụ cấp bách có tính chiến lược lâu dài của mỗi quốc gia trên toàn thế giới.

    Đầu tư xoá đói, giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đó là một trong những vấn đề cơ bản của chính sách xã hội hướng vào phát triển con người nói chung và người nghèo nói riêng, tạo cơ hội hoà nhập vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng kêu gọi đồng bào cả nước phát huy tinh thần thân ái “ lá lành đùm lá rách” “ tương thân tương ái’ để cứu giúp người nghèo đói. Phong trào hũ gạo cứu dân và tuần lễ vàng kiến quốc đã được Người phát động và nêu gương bằng cử chỉ cao quý mỗi tuần nhịn một bữa ăn để dành gạo cứu đói. Bằng cách đó, Người đã huy động được sức mạnh vật chất và tinh thần của cả dân tộc vào cuộc vận động này. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn để lại lời căn dặn về trách nhiệm và tinh thần của Đảng và Nhà nước đối với cuộc sống của nhân dân “ hễ dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi, hễ dân rét là Đãng và Chính phủ có lỗi, hễ dân ốm đau bệnh tật là Đảng và Chính phủ có lỗi, hễ dân không được học hành là Đảng và Chính phủ có lỗi”.Tư tưởng đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các chính sách của Đảng và Nhà nước về xoá đói, giảm nghèo. Qua đó góp phần tạo động lực thực hiện mục tiêu “ dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh" mà bước đầu là thực hiện có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước những năm đầu thế kỉ XXI.

    Những năm qua Hà Tĩnh đã có bước phát triển kinh tế khá nhanh và tương đối ổn định, hơn nữa đã gắn việc phát triển kinh tế với đầu tư xoá đói, giảm nghèo . Vì thế đã góp phần ổn định và nâng cao đời sống dân cư, giảm chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư. Tuy nhiên sự chênh lệch giàu nghèo, phân hoá các tầng lớp dân cư diễn ra có ranh giới rõ rệt. Đó chính là vấn đề xã hội đặc biệt quan tâm.

    Trong thời kỳ đổi mới xoá đói, giảm nghèo đã và đang trở thành cuộc vận động lớn có tác dụng thiết thực góp phần giảm hộ đói, nghèo, tạo điều kiện giúp họ vươn lên hoà nhập với cuộc sống cộng đồng. Hoà chung với phong trào xoá đói giảm nghèo của cả nước, với đặc điểm là một tỉnh nghèo, được sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương, các tổ chức Quốc tế. Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh sớm phát động và thực hiện phong trào xoá đói giảm nghèo tập trung phát triển kinh tế -xã hội, đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững an ninh, quốc phòng góp phần thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo .

    Đầu tư xoá đói, giảm nghèo đến nay đã trở thành phong trào, chương trình hành động được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu đều khắp trên 11 huyện, thị xã, 261 xã, phường, thị trấn và các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể quần chúng. Đó là những mặt thuận lợi cơ bản để qua đó lượng hoá những chủ trương mục tiêu mà Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XV, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cấp từng ngành, từng tổ chức, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đó cũng chính là cơ sở để chúng ta từng bước tiếp cận chuẩn mực đói nghèo quốc tế góp phần vào quá trình hội nhập trong xu thế toàn cầu hoá, tạo điều kiện cho người nghèo tự vươn lên, nâng cao thu nhập, tiếp cận các dịch vụ xã hội để từng bước nâng cao tính bền vững của xoá đói, giảm nghèo .

    Tuy vậy, vẫn còn một phận dân cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng bãi ngang đang chịu cảnh đói nghèo và thiếu việc làm, không đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của cuộc sống. Đây là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan tâm thể hiện qua các chính sách, chương trình, dự án hướng vào mục tiêu xoá đói, giảm nghèo cho các vùng đặc biệt khó nhưng những kết quả đạt được còn rất nhiều hạn chế, tốc độ giảm còn chậm, hơn nữa những kết quả này chưa vững chắc, tình trạng tái nghèo vẫn còn xuất hiện, thêm vào đó khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng đặc biệt khó khăn và các vùng khác trong toàn tỉnh có xu hướng ngày một nới rộng ra. Đối với các vùng này đói nghèo đối với họ trở thành một vấn đề nan giải, nó như một căn bệnh cố hữu trong cuộc sống của họ, hơn nữa do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, phương thức canh tác lạc hậu, trình độ nhận thức thấp, nên việc xoá đói, giảm nghèo cho các vùng đặc biệt khó khăn là việc vô cùng khó khăn phức tạp không chỉ là một sớm một chiều mà phải là một công việc thường xuyên lâu dài, nó đòi hỏi phải có những chương trình, dự án, những chính sách đồng bộ về phương tiện, kỹ thuật, về vốn, về cây con và phương thức sản xuất để họ có thể tự thoát đói nghèo.

    Chính vì vậy, bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình và được sự giúp đỡ hướng dẫn của thày cô Khoa Đầu tư và các cô chú Phòng kế hoạch phát triển sản xuất, em mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Đầu tư xóa đói giảm nghèo ở những xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh Hà Tỉnh. Thực trạng và giải pháp

    Nội dung của đề tài bao gồm 2 phần:

    Phần I: Thực trạng đầu tư xóa đói giảm nghèo ở các xã gặp khó khăn ở Hà Tĩnh

    Phần II: Giải pháp đầu tư xóa đói giảm nghèo.

    Tuy nhiên, do tầm hiểu biết, kiến thức còn hạn chế, thông tin không đầy đủ nên đề tài không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, em rất mong được sự góp ý của thầy và các cô chú Phòng kế hoạch phát triển sản xuất để em hoàn thành đề tài này.

    Em xin chân thành cảm ơn các thày cô Khoa Đầu tư cùng với các cán bộ tại sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh mà đặc biệt là Phòng kế hoạch phát triển ngành đã quan tâm và tạo điều kiện thuận trong thời gian em thực hiện chuyên đề thực tập.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...