Luận Văn đầu tư xây dựng xưởng sản xuất nấm thương phẩm

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu đầu tư xây dựng xưởng sản xuất nấm thương phẩm
    MỞ ĐẦU
    Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới hàng trăm năm nay. Nấm là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Hàm lượng protein(đạm thực vật) chỉ sau thịt, cá và rất giàu chất khoáng, axit amin không thay thế, các loại vitamin A, B, C, D, E đặc biệt nấm ăn không có độc tố. Người ta vẫn liệt nấm ăn vào loại “rau sạch”, “thịt sạch”. Ngoài giá trị dinh dưỡng, từ lâu người ta còn biết nấm ăn có khả năng phòng bệnh, chống béo phì, ung thư Việc nghiên cứu và sản xuất nấm ăn trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, đã trở thành một ngành công nghiệp thực phẩm.
    Ở nước ta, nấm ăn cũng đã được biết đến từ lâu. Tuy nhiên, chỉ trong khoảng một đến hai thập niên trở lại đây nghề trồng nấm mới phát triển và được xem như là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao.
    Vì vậy, chúng tôi lựa chọn phương án đầu tư:
    “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG XƯỞNG SẢN XUẤT NẤM THƯƠNG PHẨM”
    + Công suất:15 tấn/năm.
    + Số ngày sản xuất: 250 ngày/năm.
    + Số lượng ca: 01 ca( 8 giờ/ ngày.
    + Địa điểm: Xã Nhân Hòa- Huyện Mỹ Hào- Tỉnh Hưng Yên.
    + Tổng số vốn đầu tư: 500.000.000 đ.
    PHẦN 1: PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN:
    1.Phân tích tổng quan về kinh tế- xã hội của dự án:
    1.1 Căn cứ pháp lý.
    - Căn cứ vào công văn số 241/CP ngày 14/03/2000 của Thủ Tướng Chính Phủ yêu cầu các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hỗ trợ và phát triển nấm ăn.
    - Căn cứ vào quyết định 09/2000/NQ/CP ngày 15/06/2000 của Chính Phủ về một số chủ chương chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong đó đề cập đến việc” Phát triển các loại rau mới như nấm ăn và nấm dược liệu”
    - Căn cứ vào công văn số 358/CBNLS-CB V/V một số biện pháp nhằm phát triển sản xuất nấm, ngày 10/07/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
    1.2 Điều kiện tự nhiên.
    Nước ta là một nước nhiệt đới và một phần cận nhiệt đới, với nền nhiệt độ khoảng từ 25-35 độ, độ ẩm 70-80% nên chúng ta có thể trồng hầu hết các loại nấm nhiệt đới như: nấm rơm, mộc nhĩ(nấm mèo), nấm sò( nấm bào ngư), nấm mỡ và nấm hương.
    1.3 Nguyên liệu trồng nấm.
    Nguyên liệu trồng nấm ở nước ta rất dồi dào như rơm rạ, bã mía, mùn cưa các loại phế liệu sau khi thu hoạch rất giàu xenluzo. Nếu tính trung bình thu được 1 tấn thóc sẽ thu được 1,2 tấn rơm rạ khô thì tổng sản lượng rơm rạ trong cả nước khoảng vài chục triệu tấn mỗi năm. Chỉ cần dùng một lượng nhỏ rơm rạ trong số đó là có thể tạo ra vài chục triệu tấn nấm. Mặt khác, phế thải sau khi thu hoạch nấm qua vài bước xử lý đơn giản thì có thể dùng làm phân bón cho chăn nuôi, trồng trọt.
    Địa phương là một xã thuần nông, với diện tích cấy lúa lớn( chiếm trên 70% diện tích toàn huyện), mỗi năm có hàng chục tấn rơm rạ được tạo ra, hoản toàn đủ phục vụ cho cơ sở sản xuất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...