Tiểu Luận Đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp No10A và No12-3.

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 3/10/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Đề bài
    Đứng ở vị trí nhà quản trị rủi ro của chủ đầu tư, anh/chị hãy thiết lập một danh mục các rủi ro có thể có đối với quá trình thực hiện dự án (giả thiết thời điểm phân tích đầu năm 2013). Đánh giá mức độ rủi ro theo phương pháp định tính đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp tại Sài Đồng (chủ đầu tư: Công ty cổ phần xây dựng số 3 Hà Nội – Hanco 3).
    Sau đây là phần trình bày tiểu luận môn Quản lý rủi ro thực hiện dự án ĐTXD.
    1. Giới thiệu khái quát về dự án
    - Tên dự án: Đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp No10A và No12-3.
    - Chủ đầu tư: công ty cổ phần xây dựng số 3 Hà Nội – Hanco 3.
    - Địa điểm xây dựng: khu đô thị mới Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội.
    - Tiến độ xây dựng dự án: khởi công Quý III/2010, hoàn thành Quý II/2013.
    - Quy mô: dự án này có tổng diện tích đất là 7.715,5 m2, trong đó lô đất No10A có 240 căn, No12-3 có 180 căn. Cả hai tòa nhà đều được xây 16 tầng và 1 tầng hầm, diện tích căn hộ từ 64-76m2. Tổng mức đầu tư của dự án là 336 tỷ đồng.
    - Hiện người mua đã nhận gần 140 trong tổng số 420 căn nhà thu nhập thấp.
    - Theo hợp đồng thời gian bàn giao căn hộ là quý II/2013 nhưng tại thời điểm này (đầu năm 2013) chủ đầu tư đã không thể bàn giao cho các hộ dân. Sau đó, chủ đầu tư cam kết chậm nhất đến 31/12/2013 bàn giao nhà cho hộ dân.
    2. Nhận dạng rủi ro đối với quá trình thực hiện dự án
    2.1. Rủi ro về tài chính của Chủ đầu tư
    Năm 2013 mặc dù được xem là năm dành cho loại hình nhà ở xã hội, được Nhà nước áp dụng nhiều chính sách ưu đãi (miễn tiền sử dụng đất, áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp 10%, thuế VAT được giảm 50%, hỗ trợ vốn vay lãi suất 6%, ) tuy nhiên nằm trong tình hình khủng hoảng chung của nền kinh tế thế giới nên việc huy động vốn của chủ đầu tư cũng suy giảm, chủ đầu tư phải tìm nguồn vốn vay khác với lãi suất cao (gói hỗ trợ 30.000 tỷ VNĐ được ưu đãi vay nhưng tiến độ giải ngân cho dự án rất chậm).
    Bên cạnh đó, công ty cũng phải đối diện với những khó khăn trong kế hoạch tài chính do một bộ phận hộ dân đã không nộp tiền theo đúng tiến độ như quy định trong hợp đồng.
    Điều đó dẫn đến khó khăn về vốn. Do đó ảnh hưởng đến khả năng chi trả, thanh toán, bàn giao nhà của chủ đầu tư.
    2.2. Rủi ro về năng lực quản lý của Chủ đầu tư
    Hanco 3 là công ty cổ phần, Tập đoàn BRG nắm vốn chi phối. Tập đoàn này đầu tư, hoạt động tập trung chủ đạo vào lĩnh vực tài chính – ngân hàng và kinh doanh sân golf. Cùng với việc phải triển khai các dự án khác, dẫn tới năng lực quản lý của chủ đầu tư có thể có rủi ro khi thực hiện dự án này. Điều đó làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và chi phí của công trình.

    MỤC LỤC
    Đề bài 1
    1. Giới thiệu khái quát về dự án 1
    2. Nhận dạng rủi ro đối với quá trình thực hiện dự án 1
    2.1. Rủi ro về tài chính của Chủ đầu tư 1
    2.2. Rủi ro về năng lực quản lý của Chủ đầu tư 2
    2.3. Rủi ro về năng lực của nhà thầu thi công và nhà cung cấp 2
    2.4. Rủi ro về tài chính của nhà thầu thi công và nhà cung cấp 2
    2.5. Rủi ro về thiết kế 2
    2.6. Rủi ro về thị trường đầu tư 3
    2.7. Rủi ro về thị trường đầu vào 4
    2.8. Rủi ro thuần túy về điều kiện tự nhiên và tài nguyên 4
    2.9. Rủi ro về tình hình kinh tế của nước ta và tình hình kinh tế chung của thế giới 4
    2.10. Rủi ro về địa điểm đặt dự án 4
    3. Bảng danh mục các rủi ro 5
    4. Đo lường rủi ro bằng phương pháp định tính 5
    4.1. Xác định xác suất xuất hiện rủi ro 5
    4.2. Xác định mức độ tác động của rủi ro 6
    4.3. Sử dụng phương pháp cộng dồn để đánh giá mức độ rủi ro 7
    Kết luận 8
     
Đang tải...