Luận Văn đầu tư vùng đồng bằng sông cửu long giai đoạn 2006-2010 và phương hướng 2011-2015

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẦU TƯ
    VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2006-2010 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG 2011-2015


    1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2006-2010
    1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội
    Vùng đồng bằng sông Cửu Long đã vượt qua các khó khăn thách thức do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng, cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo chiều hướng tích cực. Cụ thể như sau:
    - Kinh tế phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 của vùng là 13,01%, cao hơn so với mục tiêu đề ra là 12-13%. Các năm 2008-2010 mặc dù chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu và những khó khăn trong nội tại nền kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng năm 2009 đạt 11,05%, năm 2010 đạt khoảng 12,2%.
    - Giá trị sản xuất năm 2006- 2010 đạt 385.926 tỷ đồng (giá 94), bình quân tăng 13,5%, trong đó ngành nông, lâm nghiệp tăng 6,14%, công nghiệp xây dựng tăng 20,1%, ngành dịch vụ tăng 12,5%.
    - Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Trong 2 năm 2006-2007 cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá nhanh, nhưng bị chậm lại từ năm 2008 do sự giảm sút tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2010, ngành nông lâm nghiệp chiếm tỉ trọng 39%, công nghiệp - xây dựng 26%, dịch vụ 35%, cơ bản đạt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khoảng cách phát triển giữa các tỉnh, thành phố đã được thu hẹp. Vùng kinh tế trọng điểm Tây Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển, tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Đóng góp của vùng trọng điểm năm 2010 chiếm khoảng 42% GDP và khoảng 44,67% tổng thu ngân sách cả vùng ĐBSCL.
    - Thu nhập bình quân đầu ngư¬ời (GDP bình quân đầu người) giai đoạn 2006- 2010 đạt khoảng 15,095 triệu đồng. Năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt 20,719 triệu đồng, gấp 1,74 lần so với năm 2005 và 4,44 lần so với năm 2000.
    - Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006-2010 là 18,6%/năm. Kim ngạch xuất khẩu từ mức đạt 3.612,5 triệu USD năm 2006, tới năm 2010, đạt mức 6.607 triệu USD tăng 1,83 lần. Chênh lệch về kim ngạch xuất khẩu giữa các địa phương trong vùng là nhỏ nhất so với các vùng khác của cả nước. Địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất là Long An (kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt khoảng 1,46 tỷ USD), Cần Thơ (1,06 tỷ USD), Cà Mau (871 triệu USD), An Giang (557 triệu USD). Địa phương có kim ngạch nhập khẩu nhỏ nhất là Hậu Giang (kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt khoảng trên 22 triệu USD). Hầu hết kim ngạch xuất khẩu năm 2010 của các tỉnh còn lại đều đạt khoảng 200-300 triệu USD.
    - Thu ngân sách toàn vùng năm 2006-2010 đạt 114.833 tỷ đồng (riêng 2010 thu ngân sách đạt 28.101 tỷ đồng, chỉ đáp ứng 78,86% nhu cầu chi của các địa phương), trong đó thu nội địa chiếm 79% tổng thu, bình quân giai đoạn 2006 - 2010 tăng 21,6/năm.
    1.2. Tình hình đầu tư giai đoạn 2006-2010
    1.2.1. Đầu tư của nhà nước
    Đầu tư phát triển thuộc NSNN:
    Căn cứ Quyết định về việc giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước qua các năm 2006- 2010, tổng vốn đầu tư phát triển cho vùng ĐBSCL là: 90.793,85 tỷ đồng, cụ thể như sau:
    - Vốn cân đối ngân sách địa phương: 74.091 tỷ đồng;
    - Vốn các chương trình mục tiêu quốc gia: 1.627,45 tỷ đồng;
    - Vốn hỗ trợ có mục tiêu: 13.048 tỷ đồng;
    - Vốn nước ngoài (ODA): 2.027,4 tỷ đồng
    Nguồn trái phiếu Chính phủ:
    Căn cứ các văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thông báo vốn trái phiếu Chính phủ năm 2006-2010 cho các tỉnh ĐBSCL là: 19.069 tỷ đồng (chiếm 18,73% so với tổng vốn TPCP của cả nước đối với phần vốn TPCP địa phương quản lý); giải ngân 18.397,2 tỷ đồng, trong đó:
    Chỉ tiêu Kế hoạch Giải ngân
    - Giao thông, thuỷ lợi 13.969,8 13.533,1
    - Y tế 2.670,0 2.612,1
    - Kiên cố hóa trường học 2.138,5 1.961,2
    - Ký túc xá sinh viên 291 291
    Nguồn XSKT:
    Ngoài ra 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng còn có nguồn vốn XSKT là 12.318 tỷ đồng để đầu tư chủ yếu cho Y tế, Giáo dục và hạ tầng xã hội.
    1.2.2. Vốn ODA
    Bên cạnh các nguồn vốn trong nước, nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội và điều chỉnh cơ cấu kinh tế của các vùng trong cả nước. Nguồn vốn ODA cũng đã hỗ trợ thiết thực cải thiện điều kiện sinh hoạt cho nhân dân ở các vùng, nhất là khu vực nông thôn. Cho tới nay, tất cả các vùng trong nước đều được hưởng lợi từ nguồn vốn ODA. Nhiều chương trình, lĩnh vực thuộc nguồn vốn này đã được trải đều trên cả nước như: Chương trình y tế cơ sở; chương trình tiêm chủng mở rộng; chương trình sinh đẻ có kế hoạch; chương trình phòng chống HIV/AIDS; chương trình đường giao thông nông thôn; chương trình cấp nước sạch cho các thành phố, thị xã các tỉnh; chương trình trồng rừng các tỉnh ven biển; chương trình trường tiểu học cho các tỉnh ven biển; chương trình hạ tầng nông thôn . Số người được đào tạo ngắn hạn, dài hạn về chuyên môn, quản lý, ngoại ngữ ở các vùng ngày càng được gia tăng. Sự đa dạng, phong phú theo lĩnh vực, theo tính chất nguồn vốn trên các vùng trong những năm gần đây tăng lên rõ rệt.
    Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng được tiếp nhận ít nguồn vốn này nếu so sánh tỷ lệ nguồn vốn ODA vào vùng/ tổng nguồn vốn ODA được ký kết giai đoạn.Từ năm 2006 đến 31/12/2010, tổng số vốn ODA đã ký kết cho các tỉnh vùng Tây Nam Bộ khoảng 1.899,8 triệu USD, trong đó vốn vay khoảng 1.700 triệu USD vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 99 triệu USD, các dự án lớn như: Dự án Xây dựng cầu Cần Thơ do Nhật Bản tài trợ trị giá 4,626 tỷ Yên (tương đương 49,67 triệu USD); Dự án Khôi phục cầu trên Quốc lộ 1 giai đoạn 3 (đoạn Cần Thơ - Cà Mau) do Nhật Bản tài trợ trị giá 1,038 tỷ Yên (tương đương 11,14 triệu USD), Dự án cầu Cao Lãnh do Chính phủ Úc tài trợ trị giá khoảng 300 triệu USD; Dự án cầu Vàm Cống do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ trị giá khoảng 320 triệu USD
    Những chương trình, dự án ODA có giá trị lớn được ký kết bao gồm: Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (207 triệu USD vốn vay WB), Dự án Xây dựng nhà máy nhiệt điện Ô Môn và đường dây truyền tải Đồng bằng sông Cửu Long IV (77,48 triệu USD vốn vay Nhật Bản), Dự án Hỗ trợ y tế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (75 triệu USD vốn vay WB), Dự án Cấp nước Hòa Khánh Tây (35 triệu vốn vay Hàn Quốc)
    1.2.3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
    Trong 5 năm 2006 - 2010, vùng ĐBSCL thu hút được 358 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 7,61 tỷ USD trong đó:
    Phân theo ngành
    Từ năm 2006 – 2010 đầu tư nước ngoài tại vùng ĐBSCL chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 289 dự án, tổng vốn đăng ký là 3,75 tỷ USD, chiếm 80,7% về số dự án và 49,3% về vốn đăng ký. Lĩnh vực Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 10 dự án với số vốn đăng ký là 1,87 tỷ USD chiếm 24,6% tổng số vốn đầu tư. Tiếp đến là lĩnh vực sản xuất phân phối điện với 4 dự án với tổng số vốn gần 800 triệu USD chiếm 10,5% tổng số vốn, còn lại là các ngành lĩnh vực khác.
    Phân theo địa phương
    Từ năm 2006 -2010 các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư tất cả các tỉnh của Vùng, trong đó Long An là tỉnh dẫn đầu về thu hút vốn FDI với 226 dự án có tổng vốn đầu tư là 2,54 tỷ USD, chiếm 63,1% số dự án và 33,4% tổng vốn đầu tư đăng ký của toàn Vùng.
    Đứng thứ 2 là Kiên Giang có 9 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt 2,33 tỷ USD chiếm 30,7% tổng vốn đăng ký của cả Vùng.
    Tiếp theo là Cà Mau, với 5 dự án tổng vốn đăng ký là 779,5 triệu USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả Vùng.
    Phân theo đối tác đầu tư
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...