Báo Cáo đầu tư từ ngân sách nhà nước

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Theo tổng cục thống kê, “vốn đầu tư là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hay duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư thường được thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động”.


    Có hai nhận xét nhỏ về định nghĩa trên.


    Thứ nhất, từ “vốn” trong thuật ngữ “vốn đầu tư” của định nghĩa trên có thể gây ra sự lẫn lộn. Trong kinh tế học không có khái niệm “vốn đầu tư”. Vốn (capital) là khái niệm mang tính khối tích lũy (stock) và có thể được xác định tại một thời điểm (thí dụ 31 tháng 12 hay bất cứ thời điểm nào của năm), còn “đầu tư” (investment) mang tính dòng, luồng, lượng chảy (flow) trong một khoảng thời gian nhất định (thí dụ, trong một tháng, một quý hay một năm chứ không phải tại một thời điểm). Vốn tại một thời điểm (thí dụ 31-12 năm nay) bằng vốn ở thời điểm trước (chẳng hạn 30- tháng 6 năm đó) cộng với (+) đầu tư trong thời gian từ thời điểm trước đến thời điểm đang nói đến, trừ đi (-) hao mòn trong cùng khoảng thời gian đó. Vốn và đầu tư, tuy có liên hệ với nhau nhưng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vì thế “vốn đầu tư” là vô nghĩa và gây lẫn lộn. Chính vì thế nên bỏ chữ “vốn” trong từ “vốn đầu tư” cho khỏi lẫn lộn.


    Thứ hai, định nghĩa trên chỉ nói đến những chi tiêu “để làm tăng hay duy trì tài sản vật chất” mà không nói đến các chi tiêu để duy trì, nâng cao sức khỏe, và sự hiểu biết của con người (cũng như để duy trì, và tăng cường mạng lưới các mối quan hệ tin cậy trong nền kinh tế, chẳng hạn các định chế thích hợp) tức là duy trì hay làm tăng “vốn con người” (cũng như “vốn xã hội”). Đấy là điều dễ hiểu vì tập quán thống kê phổ biến hiện hành (theo hệ thống tài khoản quốc gia của Liên Hiệp Quốc) là như vậy.


    Với hai sự hạn chế nêu trên, trong báo cáo này chúng ta dựa hoàn toàn vào các số liệu chính thức về “vốn đầu tư”, cũng như về quyết toán ngân sách nhà nước của Tổng cục thống kê để phân tích.


    Đầu tư từ ngân sách nhà nước là một phần của đầu tư của khu vực nhà nước. Đầu tư của khu vực nhà nước lại là một phần của đầu tư của toàn xã hội. Để có bức tranh về quy mô và tầm quan trọng của đầu tư từ ngân sách, trước tiên hãy xem xét cơ cấu đầu tư của toàn xã hội (Bảng 1).


    Có thể thấy từ bảng này rằng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước (trong đó có đầu tư từ ngân sách) chiếm tỷ lệ khá cao, gần 50% trong các năm giữa 1990, rồi tăng rất nhanh trong các năm sau đó với đỉnh điểm gần 60% trong các năm 1999-2001, rồi giảm




    1 Báo cáo tại Hội thảo “Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế” do
    Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội và Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức, Huế - 28-29/12/2010

    dần đến mức thấp nhất gần 34% vào năm 2008, và từ đó lại có xu hướng tăng nhanh. Tỷ lệ đầu tư của khu vực nhà nước khoảng gần hay trên 50% tổng đầu tư suốt mười năm (1996-2005), và có thể thấy rõ sự biến động theo chính sách “kích cầu” nhằm đối phó với tác động của khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997-1998 và khủng hoảng toàn cầu 2007-2008.




    Bảng 1: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế (%)











    Tổng số





    Kinh tế Nhà nước

    Chia ra


    Kinh tế ngoài
    nhà nước





    Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài









    1995




    100,0




    42,0




    27,6




    30,4
    1996 100,0 49,1 24,9 26,0
    1997 100,0 49,4 22,6 28,0
    1998 100,0 55,5 23,7 20,8
    1999 100,0 58,7 24,0 17,3
    2000 100,0 59,1 22,9 18,0
    2001 100,0 59,8 22,6 17,6
    2002 100,0 57,3 25,3 17,4
    2003 100,0 52,9 31,1 16,0
    2004 100,0 48,1 37,7 14,2
    2005 100,0 47,1 38,0 14,9
    2006 100,0 45,7 38,1 16,2
    2007 100,0 37,2 38,5 24,3
    2008 100,0 33,9 35,2 30,9
    Sơ bộ 2009 100,0 40,6 33,9 25,5
    Nguồn: Tổng cục Thống kê






    Đầu tư từ ngân sách là một phần của đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước. Bảng 2 cho ta biết tỷ lệ của đầu tư từ ngân sách trong tổng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước.


    Có thể thấy đầu tư từ ngân sách nhà nước luôn chiếm trên 40% của tổng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước, thấp nhất là 40,4% năm 1998 và từ đó tăng gần như liên tục (với ngoại lệ của năm 2002) lên mức 64,4 % trong năm 2009.


    Lấy (tỷ lệ đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước trong tổng đầu tư xã hội) (x) nhân với (tỷ lệ đầu tư từ ngân sách trên tổng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước) cho ta tỷ lệ của đầu tư từ ngân sách nhà nước trên tổng đầu tư xã hội. Tỷ lệ này (các số trong ngoặc) cũng được trình bày trong Bảng 2 ở cột “vốn ngân sách nhà nước”. Những con số này

    cho ta cảm nhận về vai trò của đầu tư từ ngân sách nhà nước trong tổng đầu tư xã hội. Trừ năm 1995, đầu tư từ ngân sách luôn chiếm hơn 1 phần 5 tổng đầu tư xã hội, trong đó gần một thập kỷ (9 năm) tỷ lệ này là gần hay hơn 1/4.




    Bảng 2: Cơ vốn cấu đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước theo nguồn vốn (%)











    Tổng số







    Vốn ngân sách

    Chia ra





    Vốn của các
    doanh nghiệp Nhà

    Nhà nước Vốn vay

    nước và nguồn

    vốn khác




    1995 100,0 44,6 (18,7) 19,9 35,5
    1996 100,0 45,6 (22,4) 19,3 35,1
    1997 100,0 44,0 (21,7) 23,7 32,3
    1998 100,0 40,4 (22,4) 28,3 31,3
    1999 100,0 41,3 (24,2) 32,1 26,6
    2000 100,0 43,6 (25,8) 31,1 25,3
    2001 100,0 44,7 (26,7) 28,2 27,1
    2002 100,0 43,8 (25,1) 30,4 25,8
    2003 100,0 45,0 (23,8) 30,8 24,2
    2004 100,0 49,5 (23,8) 25,5 25,0
    2005 100,0 54,4 (25,6) 22,3 23,3
    2006 100,0 54,1 (24,9) 14,5 31,4
    2007 100,0 54,2 (20,2) 15,4 30,4
    2008 100,0 61,8 (21,0) 13,5 24,7
    Sơ bộ 2009 100,0 64,3 (26,1) 14,1 21,6
    Nguồn: Tổng cục Thống kê (số trong ngoặc là tỷ lệ đầu tư từ ngân sách trên tổng đầu tư xã hội)






    Tỷ lệ đầu tư từ ngân sách trên tổng đầu tư xã hội tăng nhanh sau khủng hoảng 1997-1998 và đạt đỉnh điểm 26,7% năm 2001 và giảm dần xuống mức 20,2% năm 2007 rồi lại có xu hướng tăng nhanh, cũng vẫn phản ánh việc đối phó với các cuộc khủng hoảng.






    Bảng 3 cho chúng ta thấy khối lượng đầu tư, theo giá thực tế, từ ngân sách nhà nước. Theo Tổng cục Thống kê, trong mười một tháng của năm 2010, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện đạt 131,1 nghìn tỷ đồng, bằng 102,2% kế hoạch năm.


    Trong cột thứ ba của Bảng 3 cũng cho thấy độ lớn của đầu tư từ ngân sách bằng bao nhiêu phần trăm của GDP. Từ năm 2000 đến nay, đầu tư từ ngân sách nhà nước bằng gần hay trên 10% của GDP (8,8% năm 2000 và 11,2% năm 2009).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...