Luận Văn Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

    LỜI NÓI ĐẦU 1


    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI


    1.1. Khái niệm chung .3


    1.1.1. Khái niệm đầu tư 3


    1.1.2. Khái niệm đàu tư quốc tế 4


    1.1.3. Đầu tư ra nước ngoài 5


    1.1.4. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 7


    1.2. Đặc điểm .8


    1.2.1. Bản chất .8


    1.2.2. Đặc điểm 8


    1.2.2.1. về chủ thể đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .8


    1.2.2.2. về nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 8


    1.2.2.3. về mục đích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 9


    1.2.2.4. về tính chất của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 9


    1.2.2.5. Mối quan hệ giữa nhà đầu tư đối với nước tiếp nhận đầu tư 10


    1.3. Một số vấn đề lý luận về pháp luật đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .10


    1.3.1. Khái niệm và nội dung cơ bản về pháp luật đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 10


    1.3.2. Vai trò của pháp luật đàu tư trực tiếp ra nước ngoài 11


    1.3.3. Pháp luật điều chỉnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam hiện nay 13


    1.4. Tính tất yếu và vai trò của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 14


    1.4.1. Tính tất yếu .14


    1.4.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 16

    1.4.2.1. ưu điểm của đàu tư trực tiếp ra nước ngoài .16


    1.4.2.2. Khuyết điểm của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .19


    1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư .20


    1.5.1. Tình hình chính trị .21


    1.5.2. Chính sách - pháp luật .22


    1.5.3. Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên .22


    1.5.4. Trình độ phát triển của nền kinh tế 23


    1.5.5. Đặc điểm vãn hóa - xã hội 23


    1.6. Kinh nghiệm của một số nước trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .24


    1.6.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 24


    1.6.2. Kinh nghiệm của Singapore 25


    Chương 2: QUY CHẾ PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


    2.1. Những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 27


    2.1.1. Chủ thể của hoạt động đầu tư ra nước ngoài 27


    2.1.2. Hĩnh thức đầu tư ra nước ngoài .28


    2.1.3. Lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài .31


    2.1.4. Điều kiện để đầu tư ra nước ngoài .33


    2.1.5. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài 34


    2.1.5.1. Quyền của nhà đầu tư ra nước ngoài .35


    2.1.5.2. Nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài 36


    2.2. Thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .38


    2.2.1. Thẩm quyền chấp thuận đầu tư .39


    2.2.2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư .40


    2.2.3. Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện theo các quy trình sau 40


    2.3. Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư 48

    2.3.1 .Quy trình đăng ký, điều chỉnh Giấy chứng nhận đàu tư .49


    2.3.2 Quy trình thẩm tra, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư .50


    2.4. Triển khai dự án đàu tư 51


    2.4.1. Thông báo thực hiện dự án đầu tư 51


    2.4.2. Thời hạn triển khai dự án đầu tư 52
    Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI


    3.1. Thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam 54


    3.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với đàu tư ra nước ngoài của Việt Nam
    hiện nay 64


    3.2.1. Mặt thuận lợi .64


    3.2.2. Mặt hạn chế .67


    3.3. Triển vọng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 71


    3.3.1. Bối cảnh 71


    3.3.2. Dự báo đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới 72


    3.4. Một số hạn chế của quy định pháp luật hiện hành và hướng hoàn thiện. .72


    3.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đàu tư trực tiếp


    ra nước ngoài 77


    KẾT LUẬN 81


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI NÓI ĐẦU


    Khi nói về đàu tư trực tiếp ra nước ngoài Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong -Trưởng phòng nghiên cứu kinh tế Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho rằng: “Các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam tăng cường đầu tư ra nước ngoài đong nghĩa với việc mở rộng thêm mạng lưới, chân rết và quan hệ kinh tế - xã hội với thị trường nước ngoài. Qua đó, các luồng von, khoa học công nghệ và lao động sẽ tăng cường lưu chuyến hai chiều, đảm bảo sự liền mạch thống nhất giữa sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp trong xu hướng toàn cầu hóa”. Còn Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cao Viết Sinh thì khẳng định: “Đầu tư ra nước ngoài là xu thế tất yếu, khách quan của các doanh nghiệp Việt Nam trong quả trình hội nhập quốc tế".


    Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam đã diễn ra từ lâu nhưng nó chỉ mới bắt đầu sôi động trong những năm gần đây. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể nói là rất nhiều, về mặt khách quan thì trước đây Việt Nam là một nước kém phát triển, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu nên chúng ta chỉ lo thu hút nguồn vốn từ nước ngoài đổ vào mà chưa quan tâm tới hình thức đầu tư ra nước ngoài, về mặt chủ quan thì phần lớn do quan niệm về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn phiến diện là đầu tư ra nước ngoài là mang tiền đi làm giàu cho nước họ trong khi nước mình thì nghèo nàn, lạc hậu. Hay một số bộ phận khác lại lo ngại là các doanh nghiệp chúng ta năng lực tài chính yếu, kinh nghiệm quản lý thiếu sẽ khó mả lảm ăn có lãi ở xứ người. Những quan điểm này tồn tại trong một số lực lượng cán bộ, nhà đầu tư Việt Nam trong một thời gian khá dài. Những nguyên nhân trên đã khiến cho các hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong suốt một thời gian dài không được quan tâm cho dù những lợi ích do nó mang về trực tiếp đối với nhà đầu tư nói riêng và đối với nền kinh tế nước nhà nói chung. Theo thời gian, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách để khai thác lợi ích của hình thức đầu tư này nên hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển. Khi tìm hiểu nguyên nhân của sự ra đời muộn cùng với sự kém phát triển của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong suốt một thời gian dài thì sẽ là thiếu sót khi không nhắc đến nguyên nhân: suốt một thời gian dài không có hành lang pháp lý điều chỉnh. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bắt đầu diễn ra vào năm 1989 nhưng tới 10 năm sau mới có một Nghị định ra đời. Tuy Nghị định số 22/1999/NĐ-CP còn nhiều hạn chế nhưng việc cho ra đời một cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài làm cho hoạt động này có những bước tiến khả quan hơn. Và sau đó là Luật Đầu tư năm 2005, Nghị định số 78/2006/NĐ-CP đã làm cho đầu tư ra nước ngoài sôi nổi hơn. Đặc biệt là Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với những quy định phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới là cơ sở pháp lý quan trọng đối với nhà đầu tư lẫn cơ quan quản lý hoạt động đàu tư.


    Như vậy, chúng ta có thể thấy tầm ảnh hưởng của Luật đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là rất lớn. Hiện nay, người dân, doanh nghiệp và nhà nước ngày càng dành nhiều sự quan tâm cho hoạt động đầu tư nhiều tính hấp dẫn này. Từ khi Nghị định số 22 ra đời rồi Luật Đầu tư 2005 và mới đây là Nghị định số 78 ra đời thay thế cho Nghị định 22 đã thể hiện được vai trò của mình trong việc quản lý đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tuy bên cạnh những kết quả đạt được thì thực tế nó vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục để hoàn thiện hệ thống pháp lý điều chỉnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho phù hợp với tình hình mới. Đó chính là lý do người viết chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.


    Trong khuôn khổ bài luận văn của mình do thời gian và trình độ nghiên cứu có giới hạn nên người viết không trình bày chi tiết từng vấn đề mà chỉ trình bày những quy định cơ bản về vấn đề đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.


    Từ những dữ liệu khoa học, các bài nghiên cứu, tạp chí khoa học bằng sự tổng họp, phân tích, so sánh đối chiếu người viết đã giới thiệu khái quát về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam hiện nay.


    Kết cấu đề tài Mục lục Lời nói đầu


    Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài


    Chương 2: Quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam hiện nay


    Chương 3. Thực trạng và hướng hoàn thiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.


    Kết luận


    Danh mục tài liệu tham khảo.


    Trong quá trình nghiên cứu đề tài, với sự nỗ lực rất lớn của bản thân nhưng do năng lực hiểu biết về kiến thức pháp luật còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý của quý thầy cô, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến đề tài để bài viết được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...