Luận Văn Đẩu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng & phát triển kinh tế Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Đẩu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng & phát triển kinh tế VN

    LỜI NÓI ĐẦU
    Một quốc gia, khi nói đến nguyên nhân phát triển không thể không nói đến đầu tư và các nguồn vốn, trong đó vốn đầu tư trong nước là quyết định, vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng.
    Ngày nay, chúng ta đều biết đến vai trò to lớn của vốn đầu tư đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Về nguyên tắc, muốn tích lũy vốn chúng ta phải tăng cường sản xuất và thực hành tiết kiệm, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một cách tạo vốn tích lũy nhanh mà các nước đi sau có thể làm được. Trong xu thế liên kết và hoà nhập nền kinh tế thế giới thành một chỉnh thể thống nhất, hầu hết các nước đều tham gia ngày càng tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế. Đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng là một hoạt động kinh tế đối ngoại có vị trí và vai trò ngày càng to lớn, nó đã và đang trở thành xu hướng của thời đại, được nhiều quốc gia sử dụng như một chính sách kinh tế quan trọng và lâu dài.
    Trên cơ sở thực tiễn, Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định, với thu nhập bình quân đầu người thấp như hiện nay, sự tụt hậu về kinh tế và thu nhập sẽ ngày càng gay gắt. Đẻ rút ngắn khoảng cách này, đòi hỏi phải có sự hoạt động đồng bộ, gắn kết trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2000, Việt Nam đứng thứ 140 về chỉ tiêu GDP/người, đạt khoảng 480 USD/người (trong khi Liên Hợp Quốc quy định GDP/người của một quốc gia dưới 750 USD thì quốc gia đó thuộc loại quốc gia nghèo), thì khả năng tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế nước ta dành cho đầu tư phát triển là hạn hẹp. Do vậy, với nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển trong những năm tới thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một kênh giữ vị trí cực kỳ quan trọng và mang tính chiến lược. Nó là nguồn bổ sung vốn cho đầu tư , là một kênh để chuyển giao công nghệ, là một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Có thể nói, đầu tư trực tiếp nước ngoài như một trong các nguồn năng lượng quan trọng khởi động cho cỗ máy kinh tế Việt Nam đi vào quỹ đạo của sự tăng trưởng. Ngày nay, nó đã trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế quốc dân.
    Từ khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực cho đến hết tháng 12 năm 2000, Nhà nước ta đã cấp giấy phép cho 3254 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 38.553 triệu USD. Tính trung bình mỗi năm chúng ta cấp phép cho 250 dự án với mức 2965,62 triệu USD vốn đăng ký. Trong giai đoạn 1991-1999, vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 26,51% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản xã hội. Các doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước tổng cộng khoảng 1749 triệu USD giai đoạn 1988 - 2000. Năm 2000, khu vực FDI tạo ra doanh thu 5.500 triệu USD, giải quyết công ăn việc làm cho 350.000 lao động và đóng góp 12,7% trong GDP cả nước.
    Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, Đảng và Nhà nước ta phấn đấu đến năm 2010 đưa mức GDP bình quân đầu người của nước ta lên gấp đôi năm 2000. Để tăng gấp đôi GDP trong khoảng 10 năm đòi hỏi một nhịp tăng trưởng bình quân năm khoảng 7,2% trong cả giai đoạn 2001-2010. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, chúng ta xác định phải huy động được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 10-12 tỷ USD cho giai đoạn 2001-2005 và 14-16 tỷ USD giai đoạn 2006-2010. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn trong điều kiện hiện nay khi mà dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đang chững lại và có biểu hiện suy giảm nhất là từ sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nổ ra vào cuối năm 1997.

    Để huy động được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, đòi hỏi phải giải quyết rất nhiều vấn đề cả về lý luận cũng như tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn Với nhận thức đó em chọn “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình,với mong muốn có một cái nhìn toàn cảnh về thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta những năm qua, đánh giá một cách sâu hơn những tác động của ĐTTTNN đến nền kinh tế và thấy được những vấn đề đang đặt ra đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, từ đó đề nghị một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn ĐTTTNN phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
    Thông qua nội dung nghiên cứu, em hy vọng có thể vận dụng những kiến thức lý luận và thực tiễn đã tích lũy được để bước đầu làm quen với các phân tích kinh tế, đồng thời cũng mong những phân tích của mình có thể góp một phần nhỏ bé cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
    Nội dung bài viết bao gồm 3 phần chính:

    CHƯƠNG I : một số vấn đề lí luận chung về tăng trưởng và phát triển kinh tế
    CHƯƠNG II : Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp
    nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua
    CHƯƠNG III : một số giải pháp huy động vốn đầu tư trực tiếp
    nước ngoài đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế

    Chương I trình bày những vấn đề cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế,của đầu tư quốc tế nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng, tác động của FDI đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.
    Chương II tập trung xem xét thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam những năm qua dưới các góc độ khác nhau, tình hình hoạt động của các dự án, đánh giá tác động của ĐTTTNN tới nền kinh tế Việt Nam và phân tích các vấn đề đang đặt ra đối với hoạt động ĐTTTNN ở nước ta. Trong phần này, các phân tích định tính sẽ được kết hợp với các phân tích định lượng, các kết quả mô hình hóa để làm sáng tỏ hơn các nhận định đã đưa ra. Đây cũng là nội dung nghiên cứu chủ yếu của bài viết này.
    Trong chương III, từ định hướng phát triển kinh tế xã hội nước ta giai đoạn từ nay đến năm 2005 và 2010, chúng ta sẽ xác định nhu cầu vốn ĐTTTNN để đáp ứng yêu cầu phát triển, đồng thời xuất phát từ những vấn đề đặt ra ở các phần trên, đưa ra một số giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn ĐTTTNN phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.
    Bài viết của em được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình, sự chỉ bảo, góp ý, giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cô Nguyễn Thị Chiến Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo. Tuy nhiên, do kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn còn non yếu, thời gian nghiên cứu chưa nhiều, cùng với các hạn chế về mặt số liệu nên phần nghiên cứu của em không tránh khỏi những khiếm khuyết và sơ sài. Em mong được sự góp ý chỉ bảo để lần sau em làm được tốt hơn.
    Hà Nội, ngày
    Sinh viên

    ĐỖ THU HƯƠNG
     
Đang tải...