Chuyên Đề Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU


    Trong những năm qua, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong công cuộc đổi mới kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam từng bước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và bước đầu có tích lũy. Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm. Đến nay, thế và lực của đất nước đã có sự biến đổi rõ rệt về chất. Chúng ta đã tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những thành tựu đó có sự đóng góp rất lớn của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài .
    Đối với quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam, từ một điểm xuất phát thấp, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng. Nó là nguồn bổ sung vốn cho đầu tư, là một kênh để chuyển giao công nghệ, là một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
    Từ khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực cho đến hết tháng 12 năm 2000, Nhà nước ta đã cấp giấy phép cho 3254 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 38.553 triệu USD. Tính trung bình mỗi năm chúng ta cấp phép cho 250 dự án với mức 2965,62 triệu USD vốn đăng ký. Trong giai đoạn 1991-1999, vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các doanh nghiệp FDI chiếm 26,51% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản xã hội. Năm 2000, khu vực FDI tạo ra doanh thu 6.500 triệu USD, giải quyết công ăn việc làm cho 350.000 lao động và đóng góp 12,7% trong GDP cả nước.
    Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, Đảng và Nhà nước ta phấn đấu đến năm 2010 đưa mức GDP bình quân đầu người của nước ta lên gấp đôi so với hiện nay. Để tăng gấp đôi GDP trong khoảng 10 năm đòi hỏi một nhịp tăng trưởng bình quân năm khoảng 7,2% trong cả giai đoạn 2001-2010. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, chúng ta xác định phải huy động được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 10-12 tỷ USD cho giai đoạn 2001-2005 và 14-16 tỷ USD giai đoạn 2006-2010. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn trong điều kiện hiện nay khi mà dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đang chững lại và có biểu hiện giảm xuống nhất là từ sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nổ ra vào cuối năm 1997.
    Do đó, việc phân tích, đánh giá một cách chi tiết, sâu sắc và cụ thể về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và ở Việt Nam nói riêng nhằm thấy rõ hơn tác động của nó đến nền kinh tế, thấy được những vấn đề đang đặt ra, đồng thời tìm các giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước đang là một yêu cầu cấp bách đặt ra đối với chúng ta.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cô chú công tác tại Ban Phân tích và dự báo Kinh tế vĩ mô - Viện chiến lược phát triển - Bộ KH-ĐT, em đã chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình là:
    ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI
    TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
    Thông qua nội dung nghiên cứu của luận văn, em hy vọng có thể vận dụng những kiến thức lý luận và thực tiễn đã tích lũy được để có một sự đánh giá khái quát, toàn diện nhưng cũng tương đối chi tiết và cụ thể về cơ sở lý luận cũng như thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong những năm vừa qua, từ đó có thể đề ra những định hướng cho hoạt động này trong thời gian tới.
    Nội dung luận văn bao gồm 3 chương:
    CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN​ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
    CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP ​ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
    CHƯƠNG III : NHỮNG GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
    NƯỚC NGOÀI ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ
    Luận văn của em hoàn thành được sự hướng dẫn trực tiếp tận tình của thầy Ngô Văn Mỹ và sự chỉ bảo, góp ý, giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của chú Ngô Việt Lâm cùng các cô chú Ban Phân tích và Dự báo kinh tế vĩ mô - Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và đầu tư. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy và các cô chú. Nhân dịp này, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo và bạn bè đã giúp đỡ em trong quá trình học tập những năm vừa qua.





    MỤC LỤC

    Lời nói đầu 1
    Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
    I. Một số vấn đề cơ bản của đầu tư quốc tế .
    1. Khái niệm về đầu tư quốc tế .
    2. Các hình thức chủ yếu của đầu tư quốc tế
    2.1. Đầu tư của tư nhân
    2.2. Hỗ trợ phát triển chính thức
    II. Các vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
    1. Khái niệm và các đặc trưng . 4
    2. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài
    2.1. Lý thuyết kinh tế vĩ mô về FDI
    2.2. Lý thuyết kinh tế vi mô về FDI
    3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư
    3.1. Đối với nước chủ đầu tư
    3.2. Đối với nước nhận đầu tư .
    3.3. Đánh giá bản chất và vai trò của FDI đối với các nước đang phát triển 6
    4. Quá trình vận động của luồng vốn FDI tại các nước đang phát triển Châu á những năm gần đây . 8
    Chương II: Tình hình thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua . 11
    I. Đánh giá tổng quan về FDI tại Việt Nam 11
    1. Thực trạng cấp giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngoài 11
    1.1. Tình hình chung . 11
    1.2. Các đối tác được cấp giấy phép đầu tư . 13
    1.3. Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ . 15
    1.4. Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế . 17
    1.5. Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư . 19
    2. Tình hình thực hiện của các dự án Đầu tư trực tiếp nước ngoài 20
    2.1. Tiến độ thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 20
    2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số lĩnh vực kinh tế tiêu biểu 23
    2.3. Tình hình khai thác công suất các dự án . 25
    II. Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng và phát triển kinh tế . 26
    1. Hoạt động ĐTTTNN góp phần quan trọng bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển và gia tăng tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế 26
    2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng GDP 30
    3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. 34
    4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với hoạt động xuất nhập khẩu và quá trình mở cửa, hội nhập nền kinh tế thế giới . 36
    5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với giải quyết công ăn việc làm, 39
    nâng cao năng lực của người lao động . 39
    6. Đầu tư trực tiếp nước với hoạt động chuyển giao công nghệ, 41
    nâng cao trình độ kỹ thuật của nền sản xuất 41
    III. Những vấn đề đặt ra đối với FDI ở nước ta . 44
    1. Sự sụt giảm của dòng FDI vào Việt Nam 44
    2. Sự gia tăng hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài 49
    3. vấn đề góp vốn giữa các bên đối tác và một số quan hệ trong liên doanh 53
    3.1. Vấn đề góp vốn của hai bên đối tác 53
    3.2. Một số quan hệ trong liên doanh . 54
    4. Một số mặt trái của FDI tại Việt Nam 56
    5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN ở Việt Nam . 58
    5.1. Các yếu tố xác định FDI của ASEAN tại Việt Nam . 58
    5.2. Hạn chế của các nước chủ đầu tư 60
    6. Các yếu tố xác định fdi vào Việt Nam 63
    7. Tác động của khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 67
    7.1. Khủng hoảng tiền tệ của các nước Châu Á . 67
    7.2. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đối với hoạt động FDI tại Việt Nam 69
    7.3. Mặt trái của việc sử dụng vốn nước ngoài và bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực Châu Á 71
    Chương III: Một số giải pháp huy động vốn FDI đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế . 74
    I. Một số vướng mắc và yếu kém trong thu hút và sử dụng vốn FDI thời gian vừa qua 74
    1. Những vướng mắc về mặt cơ chế, chính sách 74
    2. Yếu kém về công trình kết cấu hạ tầng . 75
    3. Yếu kém về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật 75
    4. Yếu kém về cung ứng lao động cho các doanh nghiệp FDI . 76
    5. Khó khăn về cân đối ngoại tệ cho các doanh nghiệp FDI . 76
    iI. Xác định nhu cầu vốn FDI cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2005 77
    1. Hiệu quả đầu tư và thực trạng hệ số ICOR ở nước ta 77
    Năm 78
    2. Mục tiêu và định hướng phát triển của nền kinh tế . 80
    III. Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả vốn fdi đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế . 81
    1. Những giải pháp trước mắt . 82
    2. Các biện pháp lâu dài . 83
    Kết luận . 85
    Tài liệu tham khảo 86
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...