Tiểu Luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam từ năm 1988 đến nay -

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam từ năm 1988 đến nay - Thực trạng và giải pháp

    A. LỜI MỞ ĐẦU

    Sau hơn 13 năm tiến hành công cuộc đổi mới, coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, bằng nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn với những bước đi khá vững vàng, bộ mặt của đất nước từng bước thay đổi, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần . Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, nền kinh tế nước ta có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, sức mua xã hội giảm sút, thị trường trong nước thu hẹp, tổng cầu nền kinh tế giảm sút mạnh.v.v. và đáng nói hơn cả đó là những khó khăn và yếu kém trong ngành công nghiệp - ngành có phần đóng góp vài tổng sản phẩm quốc dân chiếm tỉ trọng lớn nhất.
    Có thể nói, công nghiệp là một ngành có qui mô, cơ cấu hoạt động cũng như cơ cấu tổ chức khá lớn và hết sức đa dạng, phức tạp, bao gồm rất nhiều lĩnh vực, phạm vi khác nhau. Do đó trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ xin đề cập đến ngành công nghiệp điện tử - ngành công nghiệp vừa cũ lại vừa mới đối với Việt Nam. Cũ là bởi vì trên thế giới, các nước đã tiếp cận và khai thác ngành này với một mức độ ngày càng cao, với sự ra đời của các sản phẩm ngày một phong phú, ngày một hiện đại và đáp ứng nhu cầu ngày một tăng lên của con người. Việt Nam là một trong rất nhiều quốc gia cũng đã nhận thức được vấn đề này hết sức sâu sắc, thấy được tầm quan trọng của ngành công nghiệp điện tử đối với sự phát triển của đất nước thậm chí cũng đã sử dụng các sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử song rất đáng tiếc Việt Nam lại chưa thể đạt được trình độ và tốc độ phát triển như vậy.
    Chúng ta chưa có những sản phẩm điện tử thật sự là của chúng ta, có chăng đó cũng chỉ là những sản phẩm điện tử dân dụng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và trên thực tế chỉ là một ngành công nghiệp tương đối nhỏ với sự tăng trưởng đáng kể chỉ diễn ra trong một số ít lĩnh vực sản phẩm trong khi ngành công nghiệp điện tử được coi là một ngành chủ đạo trong nền kinh tế và phát triển ngành này sẽ đồng thời tạo điều kiện cho phát triển các ngành khác có liên quan. Đó là lí do tại sao tôi nói ngành này còn mới đối với Việt Nam và đó cũng chính là lí do mà tôi chọn đề tài " Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam từ năm 1988 đến nay - Thực trạng và giải pháp " để nghiên cứu. Nội dung bài viết này gồm
    PHẦN I : Lý luận chung
    PHẦN II : Tình hình FDI vào lĩnh vực CNĐT từ năm 1988 đến nay.
    PHẦN III : Một số giải pháp thu hút và sử dụng FDI cho phát triển CNĐT Việt Nam hiện nay.

    MỤC LỤC

    A- LỜI MỞ ĐẦU
    B- NỘI DUNG
    PHẦN I - LÝ LUẬN CHUNG
    I - LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ

    1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của đầu tư phát triển
    1.1 - Khái niệm
    1.2 - Đặc điểm
    1.3 -Vai trò
    2. FDI - Khái niệm và vai trò
    2.1 - Khái niệm
    2.2 - Vai trò của FDI với sự phát triển của nền kinh tế
    II - ĐIỆN TỬ - NGÀNH CÔNG NGHIỆP MŨI NHỌN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC
    1. Vài nét về CNĐT
    2. Vai trò của FDI với CNĐT

    PHẦN II - TÌNH HÌNH FDI VÀO LĨNH VỰC CNĐT VIỆT NAM TỪ NĂM 1988 ĐẾN NAY
    I - TỔNG QUAN VỀ CNĐT Ở VIỆT NAM
    1- Quyền sở hữu trong CNĐT
    2- Việc làm
    3- Vốn đầu tư
    4- Sản phẩm
    5- Sản xuất
    6- Thị trường tiêu thụ sản phẩm
    II - TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CNĐT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
    1. Qui mô cơ cấu
    2. Đối tác đầu tư
    3. Hình thức đầu tư
    4. Tình hình hoạt động của một số công ty điện tử hàng đầu ở VNam
    4.1- Công ty Fujitsu
    4.2- Công ty Viettronics Biên Hoà
    5. Kết quả đầu tư của khu vực FDI trong CNĐT Việt Nam
    6. Một số lợi thế và khó khăn với hoạt động đầu tư của khu vực FDI trong CNĐT Việt Nam
    6.1- Một số lợi thế và khó khăn trong việc tiếp nhận và thu hút FDI trong thời gian qua
    6.2- Nguyên nhân

    PHẦN III- MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI CHO CNĐT VIỆT NAM
    I - CHIẾN LƯỢC CỦA NGÀNH CNĐT VIỆT NAM HIỆN NAY
    II - TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH CNĐT VIỆT NAM
    1. Chiến lược "Từ bên trong ra "
    2. Chiến lược "Từ bên ngoài vào "
    III - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
    1. Hai giai đoạn xây dựng và phát triển CNĐT VNam đến năm 2010
    2. Một số giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả FDI trong CNĐT
    3. Một số kiến nghị
    3.1 - Về cơ sở hạ tầng
    3.2 - Về phát triển nguồn nhân lực
    3.3 - Về CGCN và tri thức
    3.4 - Phát triển thị trường
    3.5 - Chính sách thương mại với ngành CNĐT

    C - KẾT LUẬN
     
Đang tải...