Luận Văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Từ những thập kỷ 70 của thế kỷ XX lại đây, toàn cầu hoá và khu vực hoá trở thành xu thế tất yếu của thời đại dẫn đến “mở cửa” và “hội nhập” của mỗi quốc gia vào cộng đồng quốc tế trong đó có xu thế phát triển của thị trường thế giới. Xu thế này có liên quan đến sự phân công lao động quốc tế và việc vận dụng lợi thế so sánh giữa các quốc gia trong thương mại giữa các nước với nhau. Trong công cuộc đổi mới của đất nước đặc biệt là từ 1988 đến nay nền kinh tế nước ta đã có nhiều thành tựu to lớn. Với việc hội nhập kinh tế quốc tế, thương mai quốc tế ngày càng phát triển và có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế.Qua hơn 18 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển và đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác quản lý đầu tư nước ngoài đã từng bước đi vào nền nếp. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam qua một số lần sửa đổi, bổ sung đang được các nhà đầu tư đánh giá là tương đối hấp dẫn so với các nước trong khu vực. Đặc biệt là trong 5 năm qua, thực hiện Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2001của Chính phủ và Chỉ thị số 19/2001/CT-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005,và những năm tiếp theo môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, hạn chế được đà suy giảm vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta và gần đây có những dấu hiệu hồi phục.
    Tuy nhiên, hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn tồn tại một số yếu kém và hạn chế chậm được khắc phục, nhất là trong các khâu quy hoạch, xây dựng pháp luật chính sách, quản lý nhà nước, xúc tiến đầu tư . Trong khi đó, việc thực hiện Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP và Chỉ thị số 19/2001/CT-TTg chưa thực sự triệt để và chưa đem lại hiệu quả cao.
    Vì thế để đáp ứng vấn đề nêu trên em đã nghiên cứu đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
    MỤC LỤC
    Phần một.
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Phần hai.
    NỘI DUNG CHÍNH.
    I. Lý luận chung về ĐTTTNN 2
    1.Quan niệm và tính tất yếu khách quan của hoạt động ĐTTTNN . 2
    1.1.Quan niệm về đầu tư trực tiếp . 2
    1.2.Tính tất yếu khách quan của hoạt động ĐTTTNN 2
    2. Đặc điểm của ĐTTTNN . 3
    3. Vai trò của hoạt động ĐTTTNN 4
    3.1.Vai trò của hoạt động ĐTTTNN. . 4
    3.2. Một số hạn chế . 5
    II. Thực trạng ĐTTTNN tại Việt Nam 5
    1. Một số nhận xét về môi trường đầu tư ở Việt Nam từ 1988 đến nay . 5
    2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ 1988 đến nay . 7
    2.1 Giai đoạn 1988-2004 7
    2.2 Giai đoạn 2005 đến nay 12
    3. Đánh giá hoạt động ĐTTTNN tại Việt Nam 15
    3.1.Kết quả đạt được 15
    3.2.Nguyên nhân và hạn chế . 18
    3.3.Những vấn đề đang đặt ra hiện nay . 20
    III. Một số giải pháp tăng cường nguồn vốn ĐTTTNN vào Việt Nam 21
    1. Định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI 21
    2. Triển vọng thu hút nguồn vốn ĐTTTNN vào Việt Nam trong năm 2004 và những năm tới 24
    3. Thu hut vốn đầu tư nước ngoài không chỉ bằng chính sách . 25
    4. Mục tiêu, phương hướng thực hiện 27
    Phần ba.
    KẾT LUẬN 29


    TÀI LIỆUTHAM KHẢO

    1.Lý luận chính trị số 6-2003.
    2.Lý lụân chính trị số 4-2003.
    3.Lý luận chính tri 1-2004.
    4.Sinh hoạt lý luận 5-2005.
    5.Sinh hoạt lý luận 3-2005.
    6.Sinh hoạt lý luận 6-2003
    7. Tin từ Báo ĐT, TBKT , www.vneconomy.com.vn các ngày 2-4/11
    8. http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105039/ns051111084030/newsitem_print_preview
    ·9. http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105039/ns050927151949/sendto_form[​IMG]http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns060209153718/newsitem_print_preview
    10.Giáo trình Kinh tế chính trị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...