Luận Văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Kế hoạch 2006- 2010 và các giải pháp thực hiện.

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1/ Sự cần thiết nhu cầu đề tài
    Vốn là một mắt khâu quan trọng nhất trong vòng tròn tác động lẫn nhau giữa vốn, kỹ thuật và tăng trưởng.
    Với nền kinh tế ở thời điểm xuất phát thấp, kỹ thuật kém, tăng trưởng chưa cao như ở nước ta thì vốn lại càng là vấn đề quan trọng hơn nữa.
    Để thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế- xã hội, chúng ta cần lượng vốn rẩt lớn. Trong khi coi việc thu hút vốn trong nước là chủ yếu, chúng ta luôn coi việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là quan trọng nhằm bù đắp sự thiếu hụt ban đầu.
    Theo giáo trinh kế hoạch hoá phát triển kinh tế- xã hội: Vốn đầu tư là các chi phí bỏ ra để làm tăng quy mô cuả vốn sản xuất.
    Theo luật khuyến khích đầu tư: “Vốn đầu tư là tiền Việt Nam, ngoại tệ chuyển đổi được, vàng bạc, đá quý, chứng khoán chuyển nhượng được, nhà xưởng, công trình xây dựng, thiết bị, máy móc, các phương tiện sản xuất khác hoặc giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công nghệ được sử dụng đầu tư ở Việt Nam.
    Trong giáo trình Kinh tế đầu tư: Vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội.
    Tương ứng với sự phân biệt chức năng của hai loại tài sản: sản xuất và phi sản xuất, vốn đầu tư cũng được chia làm hai loại: vốn đầu tư sản xuất và vốn đầu tư phi sản xuất.
    Xét theo nguồn hình thành thì nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
    Nguồn vốn trong nước bao gồm: tiết kiệm chính phủ, tiết kiệm của các công ty, tiết kiệm của dân cư
    Nguồn vốn ngoài nước bao gồm: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ), nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA ), nguồn vốn các tổ chức phi Chính phủ (NGO ), nguồn vốn tín dụng thương mại.
    FDI đóng vai trò ngày càng lớn vào tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Nhận thấy sự “nóng ” của vấn đề, em chọn đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Kế hoạch 2006- 2010 và các giải pháp thực hiện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...