Luận Văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đối với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN đối với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế


    LỜI MỞ ĐẦU

    Thế giới bước vào thế kỷ 21 với những nét đặc trưng riêng mà trước đó chưa từng có, đó là quá trình toàn cầu hoá diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống con người, nó thu hút tất cả mọi thể trên trái đất vào vòng xoáy toàn cầu hoá. Với quá trình này, nó làm cho con người ngày càng phụ thuộc chặt chẽ nhau hơn, khoảng cách giữa các quốc gia xích lại gần nhau hơn, khái niệm biên giới được hiểu theo nghĩa rộng hơn và đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thì nó tạo ra cơ hội vừa tạo ra những thách thức vô cùng khó khăn.



    Quá trình đổi mới, cải cách kinh tế và hội nhập khu vực và toàn cầu của Việt Nam trong hơn 15 năm qua đã thu được những thành công rất có ý nghĩa trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước (CNH – HĐH). Kinh tế phát triển, xuất khẩu được đẩy mạnh, quan hệ quốc tế rộng khắp. Đó thực sự là những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của Việt Nam.



    Đóng góp vào thành công của Việt Nam, còn có sự đóng góp quan trọng của những nguồn nhân lực từ bên ngoài, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Invesment). Việt Nam đã và đang có những thuận lợi, những cơ hội và cả những thách thức lớn trong quá trình thu hút FDI .



    Với mong muốn góp phần vào việc xác định hướng đúng đắn cho hoạt động FDI trong thời gian tới, trên cơ sở nắm vững tình hình quốc tế cũng như trong nước, tiểu luận của em tập trung nghiên cứu về FDI với đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đối với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế”.






    NỘI DUNG

    I . LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI :

    1. Khái niệm:
    Đầu tư nước ngoài là một trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của các công ty nhằm thu lợi khi thực hiện kinh doanh quốc tế với hai hình thức đầu tư : đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ) có vai trò quan trọng hơn hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance – ODA). ODA là hình thức viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay vốn với những điều kiện đặc biệt ưu đãi nhằm giúp các nước chậm và đang phát triển đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội. Ở đây ta chỉ đề cập về đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN).

    Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (trích điều 2 trang 6): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền mặt hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của luật này”.

    Đặc điểm nổi bật của đầu tư trực tiếp nước ngoài là các nhà đầu tư tự kiểm soát quá trình hoạt động và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Mục tiêu chính của các nhà đầu tư là tối đa hoá lợi nhuận.

    Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài với tư cách là phương thức hoạt động chủ đạo của các công ty xuyên quốc gia không chỉ đơn thuần là sự chu chuyển tài chính quốc tế, mà cùng với nó là sự chuyển giao công nghệ và các tài sản vô hình khác. Về thực chất đây là nhân tố tạo nên sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và dài hạn.

    2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu:
    ã Doanh nghiệp liên doanh:
    Hình thức này doanh nghiệp được hình thành do sự góp vốn của các bên nước ngoài tham gia đầu tư và bên nhận đầu tư . Doanh nghiệp liên doanh được thành lập có tư cách pháp nhân trong phạm vi luật pháp của nước chủ nhà. Các bên cùng góp vốn, cùng quản lý điều hành, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro.
    ã Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng:
    Là hình thức phĩa nước đầu tư và nước nhận đầu tư tiến hành ký hợp đồng hợp tác kinh doanh như hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm, trên cơ sở các điều kiện có đóng góp của các bên về đất đai, nhà xưởng của phía nước chủ nhà; vốn công nghệ của các bên, không hình thành nhân mới.
    ã Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:
    Nước nhận đầu tư cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài thuê đất, thuê nhân công, xí nghiệp, tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật của nước nhận đầu tư, đơn vị đầu tư được thành lập có tư cách pháp nhân theo luật pháp của nước chủ nhà.
    Ngoài các hình thức nêu trên, Luật bổ sung năm 2000 còn cho phép đa dạng hoá các phương thức đầu tư như phương thức “Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)”, phương thức “Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT)”.
    Mỗi hình thức đầu tư đều có mặt mạnh và hạn chế nên tuỳ tình hình cần đa dạng hoá các phương thức đầu tư cho thích hợp để điều chỉnh cơ cấu chung của nền kinh tế và quy hoạch phát triển từng ngành, từng địa phương cũng như cả nước.

     
Đang tải...