Báo Cáo Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò đối với nền kinh tế quốc dân

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò đối với nền kinh tế quốc dân
    CHƯƠNG 1

    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC
    TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI
    NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN


    1. KHÁI NIỆM, CÁC HÌNH THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

    1.1 Khái niệm

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn.

    Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đây là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối trọng mà họ bỏ vốn.

    1.2. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

    Trong thực tiễn, FDI có nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Những hình thức được áp dụng phổ biến là:
    - Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng
    - Doanh nghiệp liên doanh
    - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
    Tuỳ vào từng điều kiện cụ thể và tuỳ vào từng quốc gia khác nhau mà các hình thức trên đây được áp dụng khác nhau.

    Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, Chính phủ nước sở tại còn lập ra các khu vực ưu đãi trong lãnh thổ nước mình như: khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế hoặc là áp dụng các hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT) hay xây dựng – chuyển giao (BT) hay xây dựng – chuyển giao – vận hành (BTO)

    1.3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài

    1.3.1. Tác động tích cực

    a). Đối với nước xuất khẩu vốn đầu tư

    - Có khả năng trực tiếp kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Do vậy, vốn đầu tư được sử dụng với hiệu quả cao.
    - Giúp các chủ đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu của nước sở tại.
    - Do khai thác được nguồn nhân công với giá rẻ nên giúp họ giảm chi phí và nâng cao năng suất lao ddộng.
    - Do xây dựng được các doanh nghiệp nằm trong lòng nước sở tại vì thế mà tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước sở tại.

    b). Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư

    - Tạo điều kiện cho nước sở tại có thể thu được kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của nước ngoài.
    - Tạo điều kiện cho nước sở tại khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
    - Giúp cho các nước sở tại sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, mở rộng tích luỹ và góp phần vào việc nâng cao tốc độ phát triển kinh tế.

    1.3.2. Tác động tiêu cực

    - Nếu môi trường chính trị và kinh tế ở nước sở tại không ổn định sẽ hạn chế nguồn FDI.
    - Nếu nước sở tại không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học, dễ dẫn đến đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức và nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng.
    - Nước sở tại khó chủ động trong việc bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành và lãnh thổ.
    - Nếu không thẩm định kỹ sẽ dẩn đến sự du nhập của các loại công nghệ lạc hậu, công nghệ gây ô nhiểm môi trường

    1.2. CÁC XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

    1.2.1. Xu hướng tự do hoá đầu tư

    Xu hướng tự do hoá đầu tư được thể hiện trên ba bình diện là quốc gia, khu vực và quốc tế. Trên bình diện quốc gia, đó là việc giảm dần những hạn chế về hình thức đầu tư, về vốn góp, thuê mướn nhân công, đòi hỏi về chuyển giao công nghệ, tỷ lệ xuất khẩu, . Bên cạnh đó, các quốc gia cũng đang đưa ra các khuyến khích khác như tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, các khuyến khích về tài chính, . Trên bình diện khu vực, đó là sự thành lập các khu vực đầu tư, việc ký kết các hiệp định đầu tư đa phương và song phương.

    1.2.2. Vai trò của các tập đoàn xuyên quốc gia trong đầu tư Quốc tế

    Các tập đoàn xuyên quốc gia là nguồn cung cấp vốn, công nghệ và kinh nhiệm quản lý chính trong đầu tư quốc tế. Nếu như năm 1990 có hoảng 37000 tập đoàn loại này với khoảng 170000 chi nhánh và cơ sở ở nước ngoài thì đến 1995 đã có khoảng 39000 tập đoàn với khoảng 270000 chi nhánh và cơ sở ở nước ngoài nắm gũ khoảng 2700 tỷ USD FDI, tương ứng với 10% GDP thế giới. Điều đặc biệt lưu ý là đa số các tập đoàn xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển hầu hết tập trung ở Châu Á.

    Bên cạnh đó, với sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, các tập đoàn xuyên quốc gia giờ đây đang chịu sự cạnh tranh đáng kể của các hãng có quy mô vừa và nhỏ trên toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ mà biểu hiện rõ nhất là các dịch vụ thông tin.

    1.2.3. Địa bàn thu hút đầu tư

    Cùng với sự lớn mạnh của các tập đoàn xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển và tác động của quá trình toàn cầu hoá khu vực hoá, vốn FDI trên thế giới đang có những biến đổi theo xu hướng tăng dần quy mô và tốc độ vốn đầu tư vào các nước đang phát triển, trong đó các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nổi lên là khu vực thu hút nhiều vốn đầu tư vào nhất. Trong giai đoạn 1990 – 1995, các dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển đã tăng khoảng 7,5 lần. Các nước đang phát triển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 62% năm 1995 (so với 46% năm 1990) trong tổng vốn FDI vào các nước đang phát triển. Khu vực Đông và Đông Nam Á là khu vực thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhất những năm 90. Từ 1992, Trung Quốc nổi lên là một trong số các nước thu hút FDI lớn nhất trên Thế giới.

    1.2.4. Mối quan hệ giữa thu hút đầu tư vào trong nước với đầu tư ra nước ngoài và sự xuất hiện các chủ đầu tư mới trên thế giới

    Thực tiễn FDI thời gian qua trên thế giới cho thấy nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của các nước đang phát triển đã tăng từ 6% trong tổng FDI của thế giới trong giai đoạn 1985-1989 lên tới 10% ở giai đoạn 1990-1994. Các quốc gia Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông thuộc Trung Quốc đã chuyển sang thành các quốc gia xuất khẩu vốn. Hồng Kông trong 3 năm qua đã xuất khẩu khoảng 20 tỷ USD/năm (Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan xuất khẩu khoảng 3 tỷ). Kể từ năm 1992, Trung Quốc và Malaysia cũng đã trở thành những nhà xuất khẩu vốn. Trong năm 1995, Trung Quốc, Hồng Kông thuộc Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Singapore và Thái Lan chiếm khoảng 100% vốn đầu tư ra nước ngoài của các nước đang phát triển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và 88% của các nước đang phát triển trên toàn thế giới. Tốc độ tăng vốn đầu tư ra nước ngoài khoảng 238% trong đoạn 1990-1995
     
Đang tải...