Luận Văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành Lâm nghiệp Việt Nam những năm 1990- 2002

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời cảm ơn




    Hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, trong điều kiện hạn chế về thời gian thực tập, số lượng tài liệu cũng như giới hạn về lượng kiến thức kinh nghiệm thực tế, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, chỉ bảo cặn kẽ của thầy giáo TS Lê Nhiệm – Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, Các cô chú cán bộ công tác tại Viện Khoa học Lâm nghiệp.

    Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Đại học Đông Đô đã dìu dắt dạy dỗ trong những học qua, cảm ơn cha mẹ, người đã sinh ra tôi, nuôi dưỡng, dạy dỗ tôi nên người.

    Trong bài viết này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.


    Mở đầu



    Trong những năm qua, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong công cuộc đổi mới kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đã từng bước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và bước đầu có tích luỹ. Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm. Đến nay, thế và lực của nước ta đã có sự biến đổi về chất. Chúng ta đã tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới: Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

    Trong chiến lược phát triển kinh tế xă hội đến năm 2010 và những năm tiếp theo Đảng và chính phủ Việt Nam đã đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với mức bình quân là 7,5%; năm 2010 tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng ít nhất gấp đôi năm 2000 và phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng đó cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề, trong đó đầu tư là một trong những thách thức lớn nhất và khó giải quyết nhất đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Theo bộ kế hoạch và đầu tư, để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 7- 8 % năm trong 10 năm tới thì nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2001- 2005 cần khoảng 53- 55 tỉ USD. Con số này là lượng lớn so với khả năng tích luỹ của Việt Nam, do vậy cần phải tính đến khả năng huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

    Ngày nay, không ai lại không biết đến vai trò to lớn của vốn đầu tư đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã họiViẹc^. thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một cách tạo vốn nhanh và có hiệu quả mà các nước nghèo trên thế giới đều hết sức quan tâm. Đầu tư trực tiếp ngoài là hoạt động kinh tế đối ngoại có vị trí hết sức quan trọng và trở thành xu hướng của thời đại. Đối với nước ta, tiến hành phát triển kinh tế xã hội theo những yêu cầu mới, từ một xuất phát điểm thấp thì đầu tư trực tiếp nước ngoài hết có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn bổ xung vốn quan trọng, là kênh chuyển giao hữu hiệu, là giải pháp làm nâng cao thu nhập cho người lao động và tạo nguồn thu ngân sách.

    Từ sự nhận thức về tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời kỳ đầu của sự nghiệp CNH, HĐH chính phủ Việt Nam đã liên tục ban hành những chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, những chính sách đó đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài rất chú ý. Đến nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được đăng ký và cam kết đạt 44,5 tỷ USD, vốn thực hiên đạt 19,6 tỷ USD.

    Tuy nhiên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ mới tập trung chủ yếu ở các ngành công nghiệp và dịch vụ. Còn đối với lâm nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tuy có tăng thêm trong mấy năm gần đây nhưng còn chiếm tỷ trọng hết sức nhỏ bé trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế. Mặc dù lâm nghiệp giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Sở dĩ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành lâm nghiệp Việt nam còn hạn chế là do một số nguyên nhân chính sau:

    Tuy Việt Nam đã có cơ chế chính sách khá thông thoáng nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng có thể nói môi trường đầu tư hiện nay của ta chưa thực sự hấp dẫn, kể cả môi trương pháp lý và môi trường kinh tế- xã hội.

    Lâm nghiệp vốn là ngành sản xuất có lợi nhuận thấp, chi phí cao, độ rủi ro cao chậm thu hồi vốn, mặt khác cơ sở hạ tầng nông thôn nước ta còn đang thấp kém.

    Đối tác đầu tư nước ngoài thường muốn cùng đối tác trong nước kết hợp đầu tư cùng chia lợi nhuận, cùng chịu rủi ro nhưng vốn đối ứng trong nước còn hạn hẹp.

    Trong giai đoạn tới để phát triển Lâm nghiệp nước ta với tốc độ cao và ổn định, việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông lâm nghiệp là rất quan trọng, một câu hỏi nghiên cứu đặt ra: “ Làm thế nào để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong Lâm nghiẻp”^. Xuất phát từ thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong Lâm nghiệp Việt Nam và tính cấp thiết của vấn đề này, em chọn đề tài “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành Lâm nghiệp Việt Nam những năm 1990- 2002 ”. Với đề tài này em muốn có một cái nhìn toàn cảnh về thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành lâm nghiệp nước ta những năm qua, đánh giá một cách sâu sắc hơn những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành lâm nghiệp và thấy được những vấn đề đặt ra đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, từ đó đề nghị một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lâm nghiệp phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.

    Đề tài gồm những vấn đề chính sau:

    chương I : Kiến thức cơ bản về đầu tư nước ngoài và lâm nghiệp Việt Nam.

    Chương II : Thực trạng đầu tư nước ngoài vào lâm nghiệp Việt Nam thời gian qua.

    Chương III : Các giải pháp và định hướng đầu tư nước ngoài vào lâm nghiệp Việt Nam.








    Chương I

    Kiến thức cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài và Lâm nghiệp Việt Nam.


    d1. Đầu tư nước ngoài

    I. Một số vấn đề cơ bản của đầu tư quốc tế.

    1. khái niệm về đầu tư quốc tế.

    Đầu tư quốc tế là phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định.

    Về bản chất, đầu tư quốc tế là những hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đây là hai hình thức xuất khẩu luôn bổ xung và hỗ trợ cho nhau trong chiến lược thâm nhập thị trường của các công ty, tập đoàn nước ngoài hiện nay.

    2. Các hình thức chủ yếu của đầu tư quốc tế:

    Vốn đầu tư có hai dòng chính: Đầu tư của tư nhân và trợ giúp phát triển chính thức của các chính phủ và các tổ chức quốc tế.

    21 Đầu tư của tư nhân.

    Đầu tư của tư nhân được thực hiện dưới ba hình thức: Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và tín dụng thương mại, thực hiện bằng nguồn vốn cuủa tư nhân nước ngoài.

    a. Đầu tư trực tiếp.

    Đây là hình thức đầu tư chủ yếu trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các dịch vụ sản xuất hoặc kinh doanh.

    b. Đầu tư gián tiếp.

    Đây là hình thức đầu tư quốc tế quan trọng, trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư bằng hình thức mua cổ phần của các công ty ở nước sở taio+?(. mức khống chế nhất định) để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.

    c. Tín dụng thương mại.

    Đây là hình thức dưới dạng cho vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền vay. Nó có một số đặc điểm cơ bản như:

    - Bên cung cấp vốn tuy không tham gia vào hoạt động doanh nghiệp nhưng trước khi cho vay đều nghiên cứu tính khả thi của dự án đầu tư, có yêu cầu về bảo lãnh hoặc thế chấp các khoản vay để giảm rủi ro.

    - Vốn đầu tư dưới dạng tiền tệ dễ chuyển thành các phương tiện đầu tư khác, doanh nghiệp vay vốn toàn quyền sử dụng các khoản vốn vay.

    - Chủ đầu tư nước ngoài thu lợi nhuận thông qua lãi suất ngân hàng cố định theo khế ước vay độc lập với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vay, có quyền sử dụng tài sản thế chấp hoặc yêu cầu cơ quan bảo lãnh thanh toán khoản vay trong trường hợp bên vay không có khả năng thanh toán.

    22 Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

    Đây là các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản tài trợ có hoàn lặi cho vay dài hạn với một số thời gian ấn định và lãi suất thấp) của các chính phủ, các hệ thống tổ chức Liên Hợp Quốc, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế ( Như WB, ADB và IFM ) dành cho chính phủ và nhân dân nước nhận viện trợ. Các cơ quan và tổ chức hỗ trợ phát triển nói trên được gọi chung là đối tác viện trợ nước ngoài.

    ODA là nguồn vốn tài trợ của nước ngoài, các nhà tài trợ không trực tiếp điều hành dự án, nhưng có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. Nguồn vốn ODA gồm viện trợ không hoàn lại và các khoản viện trợ hoàn lại. Tuy vậy, nếu quản lý, sử dụng vốn kém hiệu quả sẽ có nguy cơ để lại gánh nặng nợ nần trong tương lai.

    Nguồn vốn ODA có các hình thức cơ bản như: Hỗ trợ dự án, hỗ trợ phi dự án và tín dụng thương mại.

    II. Các vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài.

    1. Khái niệm và bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) là một hình thức của đầu tư quốc tế. Sự ra đời và phát triển của nó là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hoá và phân công lao động quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem xét như một hoạt động kinh doanh ở đó có yếu tố di chuyển vốn quốc tế và kèm theo sự di chuyển vốn là chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và các ảnh hưởng kinh tế xã hội khác đối với nước nhận đầu tư.

    Theo Luật đầu tư nước ngoài Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được hiểu như là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác với bên Việt Nam hoặc tự mình tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.

    Dưới góc độ kinh tế ta có thể thấy bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế được đặc trưng bởi quá trình xuất khẩu tư bản từ nước này sang nước khác, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đầu tư nước ngoài được hiểu là một hoạt động kinh doanh. Một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Nhân tố nước ngoài ở đay không chỉ là sự khác biệt về mặt quốc tịch hoặc về lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên tham gia vào qun hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài mà còn thể hiện ở việc tư bản bắt buộc phải vượt qua khỏi tầm kiểm soát của một quốc gia. Việc di chuyển này nhằm mục đích phục vụ kinh doanh tại các nước tiếp nhận đầu tư, đồng thời lại là điều kiện để xuất khẩu máy móc đầu tư nguyên vật liệu và khai thác tài nguyên của nước chủ nhà.

    Theo Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm có những hình thức cơ bản sau:

    * Doanh nghiệp liên doanh.

    Đây là doanh nghiệp do các bên nước ngoài và nước chủ nhà cùng góp vốn, cùng kinh doanh. Cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiêm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo luật pháp nước nhận đầu tư. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia và doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn của mình trong vốn pháp định. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài hoặc các bên nước ngoài do các bên liên doanh thoả thuận. Theo luật đầu tư của Việt Nam, vốn góp của bên nước ngoài không thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh, và trong quá trình hoạt động không được giảm vốn pháp định. Đối các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng tại các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, các dự án đầu tư vào miền núi, vùng sâu, vùng xa các dự án trồng rừng tỷ lệ này có thể thấp đến 20%. Nhưng phải được cơ quan cấp giây phép đầu tư chấp nhận.

    * Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

    Doanh nghiệp loại này là doanh nghiệp sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm với kết quả hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo luật pháp nước chủ nhà.

    * Các hình thức xây dựng chuyển giao kinh doanh

    - Hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT): Đây là hình thức chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm tiến hành xây dựng kinh doanh công trình trong một thời gian dài đủ để thu hút vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Sau khi kết thúc dự án, toàn bộ công trình xẽ được chuyển giao cho nước chủ nhà và không thu bất cứ khoản tiền nào.

    - Hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinh doanh (BTO): Với hình thức này sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao cho nước chủ nhà. Chính phủ giành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi đủ vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.

    - Hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT): Đối với hình thức này, sau khi xây dựng xong , nước chủ nhà xẽ tạo điều kiện cho chủ đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi đủ vốn và có lợi hợp lý.

    * Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.

    Đây là loại hình đầu tư trong đó các bên tham gia hợp đồng ký kết thoả thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư, trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiêm và phân chia kết quả kinh doanh cho các bê tham gia.

    Hợp đồng hợp tác kinh doanh do đại diện có thẩm quyền của các bên hợp tác kinh doanh ký. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng do các bên thoả thuận và cơ quan có thẩm quyền của nước nhận đầu tư phê chuẩn.

    2. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài

    21 Các nhân tố bên trong một quốc gia:

    Từ phía nước chủ nhà, các nhân tố hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (như dầu mỏ ở IRAN, ả rập xê út, Cô oet '), nguồn nhân lực dồi dào (như lao động đông, giá rẻ ở Trung Quốc, Ấn đo ^.), thị trường rộng lớn (như Braxin, Trung Quoc ^'). Môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi (như lạm phát thấp, tỷ giá hối đoái ổn đinh .) và chính trị ổn định cũng là nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Khuân khổ thể chế và pháp lý thuận tiện như nền kinh tế mở, hướng dẫn xuất khẩu, đồng tiền có khả năng chuyển đổi dễ ràng, chương trình tư nhân hoá quy mô lớn, tham gia các khối thương mại khu vực và thế giới, cơ sở hạ tầng vật chất hiện đại, hoàn thuế quan nhập khẩu, có các biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoai ` là các nhân tố ảnh hương lớn đến thu hút và sủ dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các chính sách thay thế nhập khẩu, chính sách chống độc quyền, chính sách ngoại thương (thuế quan, hạn ngach .) của nước chủ nhà đôi khi khiến các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách dặt cơ sở sản xuất kinh doanh ngay tại nước chủ nhà.

    22 Các nhân tố bên ngoài một quốc gia:

    Ngoài nhân tố bên trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài quốc gia đó như tình hình kinh tế- xã hội, chính trị của nước đi đầu tư, chính sách đầu tư ra nước ngoài của nước đi đầu tư (miễn thuế sản phẩm chế biến tại một số cỏ sở chế biến của họ ở nước ngoài). Trên góc độ doanh nghiệp các nhà đầu tư nước ngoài phân tán rủi ro bằng cách đầu tư tại nhiều địa điểm kkhác nhau, các hãng đầu tư sang nước khác để cạnh tranh với một số doanh nghiệp của quốc gia đi đầu tư khác

    3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế các nước đang phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...