Luận Văn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp -thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 28/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU






    Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) đã và đang diễn ra trên quy mô toàn cầu với khối lượng và nhịp độ chu chuyển ngày càng lớn. Đối với các nước đang phát triển, bên cạnh việc phát huy nguồn nội lực trong nước, tận dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một con đường để rút ngắn thời gian tích luỹ vốn ban đầu, tạo nên tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế. Chính vì lẽ đó mà FDI được coi như " chiếc chìa khoá vàng " để mở ra cánh cửa thịnh vượng cho mỗi quốc gia.
    Việt Nam cũng không thể đứng ngoài trước luồng xoáy của sự vận động kinh tế thế giới đang diễn ra từng ngày, từng giờ này. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1987 đánh dấu bước khởi đầu quá trình mở cửa nền kinh tế, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, kết hợp chặt chẽ giữa việc phát huy có hiệu quả nguồn nội lực trong nước với việc thu hút tối đa các nguồn lực bên ngoài cho chiến lược phát triển kinh tế.
    Thực tế cho thấy trong những năm gần đây Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ (lĩnh vực công nghiệp thu hút tới gần 50% tổng vốn đầu tư nước ngoài ) là rất phù hợp với chủ trương của nước ta. Trong thế kỷ 21, nước ta chủ trương phát triển kinh tế theo định hướng xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp chế biến xuất khẩu có khả năng cạnh tranh, có triển vọng thị trường và phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn làm nền tảng cho nền kinh tế cất cánh. Do vậy, chúng ta phải ý thức được vai trò và vị trí đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của ngành công nghiệp .
    Xuất phát từ những suy nghĩ trên, tôi đã chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp: " Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp - Thực trạng và giải pháp ". Mục đích của đề tài là trên cơ sở vận dụng những lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài để phân tích, đánh giá đúng thực trạng tình hình

    đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.
    Đối tượng nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp là đầu tư trực tiếp nước


    ngoài tại Việt Nam.


    Phạm vi nghiên cứu là tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực


    công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1988-2001


    Khoá luận đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như : phương pháp phân tích định tính và định lượng, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
    để xem xét và đánh giá, giúp các vấn đề nghiên cứu thêm sâu sắc.


    Kết cấu của khóa luận ngoài Lời nói đầu và Kết luận gồm có 3 chương: Chương I: Khái quát về công nghiệp Việt Nam và kinh nghiệm một số
    nước về thu hút FDI trong lĩnh vực công nghiệp .


    Chương II : Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công


    nghiệp


    Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có


    hiệu quả nguồn vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp.






    Hà Nội ngày 16 tháng 12 năm 2002


    Sinh viên thực hiện


    Nguyễn Thị Loan

    CHƯƠNG I






    KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM TỪ


    MỘT SỐ NƯỚC VỀ THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC


    CÔNG NGHIỆP






    1. Khái quát về công nghiệp Việt Nam


    Với nội dung trình bày khái quát về quá trình phát triển của công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, phần này nhằm đưa ra một cách nhìn nhận có tính xuyên suốt và tổng thể về quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp Việt Nam, làm cơ sở cho những phân tích và đánh giá về hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp ở các phần tiếp theo.




    1.1. Con đường phát triển của công nghiệp Việt Nam


    Quá trình phát triển công nghiệp Việt Nam kể từ 1945 đến nay đã diễn ra hơn một nửa thế kỷ, trải qua nhiều thời kì với những đặc điểm và điều kiện rất khác nhau. Sau ngày đất nước dành được độc lập, công nghiệp Việt Nam được phát triển từ một điểm xuất phát quá thấp, phát triển trên di sản của một nền công nghiệp bị chi phối bởi các chính sách kinh tế của thực dân Pháp, lạc hậu xa so với các nước phát triển. Nền kinh tế, trong đó có công nghiệp, phát triển què quặt, thấp kém và lệ thuộc vào công nghiệp của nước Pháp đế quốc. Thiết bị, máy móc, công nghệ , tất cả đều nhập từ Pháp. Thực dân Pháp dựa vào nguồn lao động dồi dào và rẻ mạt, duy trì nền sản xuất thủ công lạc hậu, quy mô nhỏ để khai thác tài nguyên thành nguyên liệu đưa về chế biến sản phẩm ở chính quốc. Do vậy, thực trạng công nghiệp Việt Nam lúc đó là : tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quá nhỏ bé, công nghiệp hầu như không gắn với nông nghiệp và phục vụ phát triển nông nghiệp, quy mô sản xuất nhỏ, trình độ kỹ thuật thủ công lạc hậu. Mặc dù trong quá trình phát triển sau

    này, đặc điểm này có sự thay đổi song cho đến nay vẫn còn thể hiện khá đậm


    nét.


    Thời kì 1945-1954, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp bảo vệ độc lập dân tộc. Về kinh tế, Đảng chú trọng ưu tiên phát triển nông nghiệp, thứ đến là thủ công nghiệp và thương nghiệp, công nghiệp chỉ được xếp vào hàng thứ tư trong cơ cấu kinh tế trong đó quan trọng nhất là công nghiệp chế tạo vũ khí. Thời kì khôi phục và cải tạo nền kinh tế 1955- 1960, công nghiệp được hướng trọng tâm vào khôi phục lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất với 2 loại hình doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp . Thời kì 1960-1986, cả nước tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế XHCN, đường lối phát triển kinh tế xuyên suốt của Đảng ( được thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng III, các kì Đại hội sau tuy có một số điều chỉnh nhưng không lớn ) là : " chủ yếu ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, trong đó điện phải đi trước một bước, cơ khí là trung tâm, than thép là lương thực của nền kinh tế quốc dân "
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...