Tiến Sĩ Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014
    Trang
    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANG MỤC CÁC BẢNG
    MỞ ĐẦU 5
    TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11
    Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 36
    1.1. Những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài 36
    1.2. Kinh nghiệm về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số quốc gia trên thế giới và bài học đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 61
    Chương 2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ GIAI ĐOẠN 2003 - 2013 81
    2.1. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Sơ lược quá trình hình thành, phát triển; tiềm năng, thế mạnh và những khó khăn, thách thức đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài 81
    2.2. Kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2003 - 2013 90
    2.3. Thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 103
    Chương 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ THỜI GIAN TỚI 136
    3.1. Quan điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 136
    3.2. Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 149
    KẾT LUẬN 179
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 181
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 182
    PHỤ LỤC 197

    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về luận án
    Đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, chứa đựng niềm mong mỏi được tìm hiểu, khám phá của tác giả trong quá trình học tập, công tác và giảng dạy những năm qua, hoàn thành dưới sự giúp đỡ trực tiếp của tập thể cán bộ hướng dẫn cùng sự tư vấn của một số nhà khoa học kinh tế trong và ngoài quân đội.
    Để thực hiện đề tài này, tác giả đã bám sát cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ kinh tế quốc tế, thu hút đầu tư; dựa trên kết quả khảo sát thực tiễn về FDI của các địa phương thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ; đồng thời có sự kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học trong nước và nước ngoài có liên quan.
    Nội dung chính của luận án thể hiện qua 3 chương. Chương 1 trình bày cơ sở lý luận và kinh nghiệm về FDI. Trên cơ sở những vấn đề lý luận, kinh nghiệm đã chỉ ra trong chương 1, ở chương 2 tác giả khái quát quá trình hình thành, phát triển cùng những tiềm năng, thế mạnh và khó khăn, thách thức của vùng KTTĐ Bắc Bộ đối với hoạt động FDI; đồng thời khảo sát thực trạng FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 - 2013, chỉ rõ những vấn đề nổi lên cần quan tâm giải quyết trong thời gian tới.
    Từ kết quả nghiên cứu trong chương 1, chương 2, tác giả đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thu hút FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ thời gian tới (được trình bày trong chương 3). Hệ thống giải pháp được đề xuất trong đề tài đi từ thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy; xây dựng, hoàn thiện quy hoạch tổng thể các dự án có vốn ĐTNN; nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp hỗ trợ; đào tạo nguồn nhân lực; đến nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về FDI.
    2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
    Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, dưới tác động của cách mạng KH-CN hiện đại, sự di chuyển các nguồn lực thông qua hoạt động đầu tư là một tất yếu và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia dân tộc, nhất là các nước đang phát triển. Thực tiễn cho thấy, quốc gia, vùng lãnh thổ nào thu hút được nhiều nguồn vốn quốc tế và sử dụng nó hiệu quả, thì có nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế, qua đó khắc phục nhanh hơn tình trạng tụt hậu về kinh tế so với các nước tiên tiến.
    Ở nước ta, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo (1986), nhất là từ khi Luật ĐTNN chính thức có hiệu lực (1988), ĐTNN nói chung, FDI nói riêng ngày càng trở nên phổ biến và thực sự trở thành động lực quan trọng trong tiến trình CNH, HĐH đất nước.
    Trải qua quá trình vận động và phát triển, FDI đã dần khẳng định vị thế, vai trò trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thể hiện ở những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP, cho đầu tư phát triển xã hội, làm tăng kim ngạch xuất khẩu và tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Vị thế, vai trò ngày càng tăng của hoạt động này còn thể hiện ở sự lan toả, phát triển của FDI ở hầu hết các tỉnh, thành phố, các ngành và lĩnh vực, các vùng KTTĐ trên phạm vi cả nước, trong đó có vùng KTTĐ Bắc Bộ.
    Được tạo lập từ 7 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội (hạt nhân của vùng), Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, với lợi thế nhất định, những năm qua, FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng các dự án. Qua đó, bổ sung một lượng vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong vùng, tạo thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế; thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh; đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; làm cho vùng KTTĐ Bắc Bộ ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới .
    Tuy nhiên, FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ những năm qua còn có những hạn chế, bất cập, chưa thực sự tương xứng với vị thế, tiềm năng của vùng và sự đầu tư từ Trung ương: nguồn vốn FDI có sự không ổn định, tốc độ tăng trưởng có biểu hiện chậm lại trong những năm gần đây, quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu; cơ cấu vốn đầu tư còn nhiều bất hợp lý; chất lượng các dự án FDI chưa cao, thể hiện ở công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp FDI còn thấp so với các nước trong khu vực; đặc biệt đã có những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp hình thành từ nguồn vốn FDI
    Phân tích trên cho thấy, việc tìm hiểu, đánh giá toàn diện cả lý luận và thực tiễn về FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm thu hút dòng vốn FDI ở vùng kinh tế này là vấn đề mang tính cấp thiết. Vì vậy, đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” được tác giả lựa chọn để nghiên cứu.



    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục đích nghiên cứu:
    Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ; đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm thu hút FDI vào vùng KTTĐ Bắc Bộ thời gian tới.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Làm rõ cơ sở lý luận, khảo sát kinh nghiệm về FDI.
    - Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ từ năm 2003 đến năm 2013.
    - Trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thu hút FDI, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng KTTĐ Bắc Bộ thời gian tới.
     
Đang tải...