Thạc Sĩ Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hưng Yên: Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hưng Yên: Thực trạng và giải pháp

    1. Sự cần thiết của đề tài:
    Vốn, công nghệ, kiến thức quản lý và marketing là những điều kiện hàng đầu để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở mọi địa phương trong cả nước, trong đó nhất là đối với những địa phương đang dựa chủ yếu vào sự phát triển của nông nghiệp.
    Hưng Yên là một địa phương thuần nông nhưng lại rất ít đất đai, mới được tái lập năm 1997 từ tỉnh Hải Hưng cũ, việc phát triển kinh tế, công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn gặp không ít khó khăn. Tích luỹ nội bộ hàng năm của tỉnh để tái đầu tư phát triển còn thấp (ước tính giai đoạn 2000 - 2010 toàn tỉnh tích lũy khoảng 1.350 Triệu USD), trong khi nhu cầu vốn để thực hiện các mục tiêu phát triển của tỉnh, thời kỳ 2000 - 2010 là: 2.750 triệu USD. Như vậy, nguồn vốn huy động đầu tư phát triển hàng năm chỉ đáp ứng được khoảng 49%, số còn lại phải huy động từ mọi nguồn vốn khác. Là một tỉnh nông nghiệp lại rất ít đất đai nên số vốn trong dân rất hạn chế, bởi thế phải nhìn vào các nguồn bên ngoài.
    Tuy là tỉnh thuần nông, điều kiện phát triển thấp, nhưng so với nhiều địa phương khác trong cả nước, Hưng Yên lại có khá nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đó là, vị trí rất gần Hà Nội (tiếp giáp với các KCN vành đai của Hà Nội), cơ sở hạ tầng khá tốt (mới được đầu tư nhờ chia tách tỉnh), nguồn lao động địa phương dồi dào, giải phóng mặt bằng thuận lợi (đất nông nghiệp) . Đây là những lợi thế khá hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
    Mặc dù có nhiều lợi thế như đã nêu trên, nhưng đến nay FDI vào Hưng Yên vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và mong đợi của Tỉnh. Hiện trạng này đã và đang đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà quản lý địa phương: phải chăng tỉnh chưa biết cách thu hút FDI? Các nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế đầu tư vào Hưng Yên do chiến lược đầu tư của họ hay vì những cản trở từ môi trường đầu tư của tỉnh? Làm thế nào để khai thác được các lợi thế đã nêu nhằm thu hút được nhiều FDI để bù đắp khoản thiếu hụt to lớn về vốn đầu tư phát triển của Tỉnh? Mặt khác, gần đây lại xuất hiện một số quan điểm kỳ vọng vào vai trò của FDI như là “giải pháp đột phá” để nâng vị thế của tỉnh, thoát khỏi tình trạng đói nghèo (?). Việc tìm lời giải cho các vấn đề đã nêu là rất cấp bách đối với các nhà quản lý của Hưng Yên. Bởi vậy, nếu đề tài trả lời được các vấn đề này sẽ không chỉ có ý nghĩa về lý luận, mà quan trọng hơn, sẽ góp phần vào giải quyết được các vấn đề cấp bách của địa phương hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu.
    “Đầu tư trực tiếp nước ngoài” là chủ đề được nghiên cứu rất phổ biến hiện nay, nổi bật là các công trình nghiên cứu như:
    - Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam - Nguyễn Trọng Luân (năm 2002).
    - Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh - Lê Bộ Lĩnh (năm 2002).
    - Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - Mai Ngọc Cường (năm 2001).
    Ngoài ra, trong thời gian vừa qua cũng có nhiều bài báo, bài viết đăng trên tạp chí và những cuộc hội thảo về vấn đề này. Tuy nhiên phần lớn các công trình nghiên cứu tập trung ở phạm vi quốc gia (toàn quốc), số công trình nghiên cứu chủ đề này ở phạm vi địa phương còn rất ít (chủ yếu ở Hà Nội, thành phố lớn và các địa phương thu hút được nhiều FDI trong cả nước). Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào trùng tên và nội dung của đề tài.
    Ở Hưng Yên, qua 6 năm thực hiện thu hút FDI, cũng có một số nghiên cứu về vấn đề này, nhưng phần lớn mới chỉ ở dạng báo cáo, tổng kết thực tiễn FDI của tỉnh. Mặc dù Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh đã rất quan tâm, mong muốn tiến hành nghiên cứu vấn đề này một cách có căn cứ khoa học, toàn diện và hệ thống, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Bởi vậy, đề tài nghiên cứu về “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hưng Yên: Thực trạng và giải pháp” là một đề tài mới, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần khắc phục hạn chế này và đây cũng chính là điểm mới của luận văn.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
    Với định hướng áp dụng các kiến thức khoa học, lý luận kinh tế vào giải quyết vấn đề thực tiễn FDI ở Hưng Yên nên mục đích cơ bản của luận văn là giải thích và dự đoán các vấn đề FDI ở Hưng Yên một cách có căn cứ khoa học, toàn diện và hệ thống. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn quan trọng này ở Hưng Yên trong thời gian tới.
    Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản của luận văn là: Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn của FDI ở nước ta và tham khảo một số địa phương điển hình thu hút FDI trong cả nước; phân tích một cách chi tiết, toàn diện và có hệ thống về hiện trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến FDI ở Hưng Yên; đánh giá tác động của FDI đối với sự phát triển của Hưng Yên từ khi tái lập tỉnh đến nay; đề xuất một số gợi ý chính sách đối với các cơ quan chức năng của nhà nước và đưa ra các biện pháp thực hiện cho các nhà quản lý Hưng Yên nhằm thúc đẩy thu hút và sử dụng có hiệu quả FDI phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh trong thời gian tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là FDI và các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút, sử dụng nguồn vốn này ở Hưng Yên.
    Phạm vi nghiên cứu là tỉnh Hưng Yên. Thời gian nghiên cứu tính từ 1997 đến 2003, tức là thời kỳ từ khi tái thành lập tỉnh đến năm 2003.

    5. Phương pháp nghiên cứu.
    Thu thập, đọc, phân tích các tài liệu, chính sách, số liệu có liên quan đến đề tài làm cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu của đề tài. Các quan điểm, kết quả phân tích sẽ được thường xuyên trao đổi với các chuyên gia và những người quản lý FDI của tỉnh Hưng Yên. Tiếp theo là thu thập các số liệu, báo cáo và tiến hành khảo sát thực tiễn FDI ở Hưng Yên để phân tích, đánh giá hiện trạng của nguồn vốn này. Các kết quả phân tích, đánh giá sẽ được góp ý và bình luận của những người quản lý FDI và một số nhà đầu tư nước ngoài ở Hưng Yên. Tổng hợp các kết quả phân tích, đánh giá để viết bản thảo lần 1 sau đó các chuyên gia góp ý bản thảo để sửa chữa, hoàn thiện luận văn.
    Ngoài các phương pháp cơ bản thường được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế của chủ nghĩa Mác-Lênin (duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, ), luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, phỏng vấn chuyên gia, khảo sát thực tế và khu vực học.
    6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn.
    Cùng với việc góp phần hệ thống, khái quát những quan điểm lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nghiên cứu tác động của FDI đến phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và một số địa phương nói riêng, điểm đóng góp mới và chính của luận văn là đánh giá tác động của FDI đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên thời kỳ sau tái lập tỉnh (1997 - 2003) và đề xuất một số giải pháp để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI, đồng thời hạn chế các tác động tiêu cực, phát huy tác động tích cực của FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH và hội nhập quốc tế một cách bền vững và đúng hướng.
    Luận văn có thể được dùng làm tư liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, hoạch định chính sách, quản lý, giảng dạy và học tập FDI ở địa phương, trung ương cũng như một số trường học, cơ sở đào tạo đại học và sau đại học.
    7. Bố cục của luận văn.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU FDI Ở HƯNG YÊN.
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG FDI Ở HƯNG YÊN.
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ FDI Ở HƯNG YÊN.

    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6
    PHẦN MỞ ĐẦU 8
    1. Sự cần thiết của đề tài 8
    2. Tình hình nghiên cứu 9
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
    5. Phương pháp nghiên cứu 11
    6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn 11
    7. Bố cục của luận văn 12

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA FDI Ở HƯNG YÊN 13
    1.1. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài 13
    1.1.1. Các khái niệm cơ bản 14
    1.1.2. Đặc điểm và các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài 14
    1.2. Các lý thuyết giải thích sự ra đời của đầu tư trực tiếp nước ngoài và đánh giá hiệu quả FDI 17
    1.2.1. Các lý thuyết giải thích sự ra đời của FDI 17
    1.2.2. Đánh giá hiệu quả FDI 22
    1.3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 30
    1.3.1. Đối với nước xuất khẩu vốn 30
    1.3.2. Đối với nước nhận đầu tư 31
    1.4. Động thái dòng vốn FDI 38
    1.4.1. Luồng vốn đầu tư trực tiếp hướng vào các nước tư bản phát triển và đang phát triển 38
    1.4.2. Công nghiệp chế biến và dịch vụ là các lĩnh vực thu hút đầu tư mạnh nhất 39
    1.4.3. Đa cực và đa biên trong đầu tư trực tiếp 39
    1.4.4. Các công ty xuyên quốc gia đã và đang trở thành chủ thể đầu tư chủ yếu 40
    1.4.5. Hiện tượng hai chiều trong đầu tư trực tiếp 41
    1.5. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua
    41
    1.5.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về thu hút FDI 41
    1.5.2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua. 43

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG FDI Ở HƯNG YÊN 51
    2.1. Môi trường thu hút FDI ở Hưng Yên. 51
    2.1.1. Vị trí địa lý, địa điểm đầu tư. 51
    2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, nguồn nhân lực. 54
    2.1.3. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ đầu tư. 60
    2.1.4. Chính sách, thủ tục hành chính đối với FDI. 62
    2.2. Tác động của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của Hưng Yên. 72
    2.2.1. Tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. 72
    2.2.2. Tác động của FDI đến kim ngạch xuất khẩu. 79
    2.2.3. Các tác động khác. 86
    2.3. Các vấn đề đặt ra trong thu hút và sử dụng FDI ở Hưng Yên 90
    2.3.1. Những thành công 90
    2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và những vấn đề đặt ra cần giải quyết
    96

    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ FDI Ở HƯNG YÊN.
    102
    3.1. Mục tiêu, phương hướng thu hút FDI của Hưng Yên trong thời gian tới 102
    3.1.1. Cơ sở định hướng 102
    3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của FDI trong thời gian tới. 104
    3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả FDI tại Hưng Yên 105
    3.2.1. Tiếp tục đổi mới nhận thức đối với FDI 105
    3.2.2. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, đổi mới cơ chế chính sách 106
    3.2.3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính 111
    3.2.4. Làm tốt công tác quy hoạch đầu tư 114
    3.2.5. Xây dựng hoàn thiện hạ tầng cơ sở kỹ thuật 116
    3.2.6. Mở rộng các hình thức thu hút và vận động đầu tư 119
    3.2.7. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và nâng cao chất lượng người lao động hoạt động trong khu vực FDI.
    119
    3.2.8. Một số vấn đề khác 120
    * Kết luận 123
     
Đang tải...