Thạc Sĩ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC​
    [​IMG]​
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1. Sự cần thiết của đề tài 1
    2. Tình hình nghiên cứu. 2
    3. Mục đích nghiên cứu. 4
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4
    5. Phương pháp nghiên cứu. 4
    6. Kết cấu của đề tài 4
    1.1. Khái quát chung về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
    1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment) 5
    1.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 8
    1.1.3. Các hình thức và bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài 9
    1.1.3.1. Doanh nghiệp liên doanh 9
    1.1.3.2. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài 10
    1.1.3.3. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh 11
    1.1.3.4. Đầu tư nước ngoài theo hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT 13
    1.1.3.5. Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company) 15
    1.1.3.6. Hình thức công ty cổ phần 16
    1.1.3.7. Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài 16
    1.1.3.8. Hình thức công ty hợp danh 17
    1.1.3.9. Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A). 18
    [​IMG]1.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) đối với sự phát triển kinh tế 20
    1.2.1. FDI là một trong những nguồn vốn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt vốn đầu tư, góp phần tạo ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế 20
    1.2.2. FDI mang lại kỹ thuật công nghệ cho nước tiếp nhận đầu tư. 24
    1.2.3. FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 24
    1.2.4. FDI góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc làm mới 25
    1.2.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 26
    1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực trong thu hút nguồn vốn FDI và bài học cho Việt Nam 31
    1.3.1. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của Trung Quốc. 31
    1.3.2. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của Thái Lan. 33
    1.3.3. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của Singapore. 33
    1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 34
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 38
    2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) 38
    2.2. Khái quát chung về tình hình thu hút FDI 41
    2.2.1. Về cơ cấu FDI theo quy mô đầu tư. 41
    2.2.3. Về cơ cấu FDI theo địa phương, vùng kinh tế. 46
    2.2.4. Về cơ cấu FDI theo ngành kinh tế. 48
    2.3. Về cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư. 53
    2.3. Đánh giá chung về FDI vào Việt Nam thời kỳ 2001 đến hết Quý I năm 2011 53
    2.3.1. Một số thành công đạt được. 53
    [​IMG]2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại 58
    2.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại 59
    CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN TỚI. 61
    3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế mới trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 61
    3.1.1. Bối cảnh trong nước. 61
    3.1.2. Bối cảnh quốc tế. 63
    3.2. Mục tiêu và định hướng thu hút đầu trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới. 65
    3.2.1. Mục tiêu thu hút đầu trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới. 65
    3.2.1.1. Mục tiêu đối với giai đoạn từ năm 2011 đến 2020 66
    3.2.1.2. Định hướng trong thời gian tới 67
    3.3. Giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam 73
    KẾT LUẬN 81
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO





    LỜI MỞ ĐẦU​
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước, phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng. Trong những năm qua hoạt động kinh tế này đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
    Thu hút đầu tư nước ngoài như một tất yếu quan trọng đánh dấu quá trình mở cửa trong đường lối đổi mới được khởi xướng từ năm 1986 với nội dung cốt lõi là chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ nền kinh tế kín sang nền kinh tế mở, chủ động hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2001-2010 (tính đến hết 21/12/2010), Việt Nam có 12.213 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 192,9 tỷ USD và vốn thực hiện khoảng 63 tỷ USD với số vốn bình quân đạt 16,2 triệu USD/dự án (vốn đăng ký) và 5,5 triệu USD/dự án (vốn thực hiện). Ngoài ra, theo số liệu của Tổng cục thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 4 năm 2011 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế Nhà nước tăng 3,9% (Trung ương quản lý tăng 4,2%; địa phương quản lý tăng 2,3%); khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 17,1%; và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,5%. Tính chung bốn tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2010, bao gồm: khu vực kinh tế Nhà nước tăng 5,1% (Trung ương quản lý tăng 5,4%; địa phương quản lý tăng 3,8%); khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 16,8%; và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,7%. Đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tất cả các nước trên thế giới nói chung và sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn này, dựa vào chính sách và khả năng phát triển của mình mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều mở cửa thu hút nguồn vốn FDI.
    Cho đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài được nhìn nhận như là một trong những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Vai trò của FDI được thể hiện rất rõ qua việc đóng góp vào các yếu tố quan trọng của tăng trưởng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm Ngoài ra, FDI cũng đóng góp tích cực vào tạo nguồn thu ngân sách và thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhờ có sự đóng góp quan trọng của FDI mà Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua và được biết đến là quốc gia phát triển năng động, đổi mới, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
    Với ý nghĩa nêu trên, việc nghiên cứu về đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” là một vấn đề cần thiết, và có ý nghĩa khoa học thực tiễn.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Cùng với sự hiện diện của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, các nghiên cứu trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài rất phong phú và đa dạng, thực hiện bởi các cơ quan quản lý Nhà nước và các cá nhân. Có thể nêu các công trình sau:
    - Bùi Anh Tuấn, Tạo việc làm cho người lao động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội – 2000.
    - TS. Phùng Xuân Nhạ, Đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội - 2001.
    - ThS. Lê Minh Toàn, Tìm hiểu Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội - 2002.
    - TS. Trần Nguyễn Trọng Xuân, Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội - 2002.
    - TS. Đinh Văn Ân, Hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Báo cáo hội thảo về tác động của Hội nhập kinh tế tháng 6 năm 2004.
    - TS. Trần Xuân Tùng, Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia - 2005.
    - ThS. Nguyễn Văn Tuấn, Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tư Pháp, Hà Nội - 2005.
    - PGS.TS.Trần Quang Lâm – TS An Như Hải, Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Hà Nội – 2005.
    - Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nền kinh tế ở Việt Nam – Bùi Thị Thu Hà, 2009.
    Đồng thời, các đề tài nghiên cứu khoa học về đầu tư nước ngoài của các bộ ngành phục vụ công tác quản lý nhà nước cũng khá phong phú tập trung vào các vấn đề: phân cấp quản lý nhà nước trong công tác quản lý đầu tư nước ngoài, xây dựng các danh mục thu hút đầu tư nước ngoài, dự báo nguồn vốn đầu tư nước ngoài quốc tế và khu vực, khảo sát nghiên cứu nguồn vốn FDI các khu vực EU, Nhật Bản, Mỹ
    Những phân tích khoa học trên là rất quan trọng trong việc nghiên cứu vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời kỳ mới. Cần đánh giá đẩy đủ những hiệu ứng tích cực và tiêu cực có thể tạo ra qua thu hút FDI. Trên cơ sở đó chỉ ra những định hướng và giải pháp cho hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng thu hút FDI thời gian qua, khoá luận chỉ ra một số định hướng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI tại Việt Nam.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào hoạt động thực tiễn thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
    - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2001 đến bốn tháng đầu năm 2011.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, logic, lịch sử cụ thể
    6. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
    Chương 3: Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.
    82
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...