Luận Văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Đài Loan và đề xuất giải pháp thu hút dòng vốn này vào Việt Na

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trường đại học Ngoại Thương
    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1 5

    MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI . 5

    1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) . 5

    1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

    1.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 6

    1.2.1. Khung pháp lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài 8

    1.2.2. Các yếu tố của môi trường kinh tế . 10

    1.3.1. Vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế 12

    1.3.1.1. Góp phần cải thiện vốn cho phát triển kinh tế xã hội . 12

    1.3.1.2. Đóng góp vào nguồn thu ngân sách 13

    1.3.1.3. Góp phần nâng cao năng lực công nghệ cho nước chủ nhà và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước . 13
    1.3.2. Vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế 14
    1.3.2.1. Thay đổi cơ cấu kinh tế với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên 14

    1.3.2.2. Thực hiện công nghiệp hóa nông thôn . 14

    1.3.3. Vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phúc lợi xã hội . 15

    1.3.3.1. Tác động tới việc làm và chất lượng nguồn lao động 15

    1.3.3.2. Nâng cao mức sống, mức thu nhập của người dân . 15

    1.3.3.3. Nâng cao cơ sở hạ tầng cho xã hội 16

    CHƯƠNG 2 17

    ĐẶC ĐIỂM FDI RA NƯỚC NGOÀI CỦA ĐÀI LOAN 17

    2.1. Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Đài Loan qua các giai đoạn 17

    2.2.1. Giai đoạn 1991 – 2000 19

    2.2.1.1. Quy mô đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Đài Loan . 19

    2.2.1.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) của Đài Loan 21

    2.2.2. Giai đoạn 2001 đến nay 30

    2.2.2.1. Quy mô đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Đài Loan . 30

    2.2.2.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) của Đài Loan 33

    CHƯƠNG 3 53

    ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THU HÚT NGUỒN VỐN FDI TỪ ĐÀI LOAN VÀO VIỆT NAM .54


    3.1. Dự đoán xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đài Loan 54

    3.2. Cơ hội thu hút đầu tư FDI vào ngành sản xuất linh kiện và phụ tùng điện tử đối với Việt Nam 60
    3.3. Khái quát thực trạng ngành sản xuất linh kiện, phụ tùng điện tử trong

    nước . . 62

    3.3.1. Sản xuất linh kiện, phụ tùng điện tử trong nước vẫn đang bị hạn chế về số

    lượng và chất lượng . 62

    3.3.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước còn thấp dẫn đến nhập siêu linh kiện và phụ tùng điện tử . 63
    3.3.3. Ứng dụng công nghệ mới và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng điện tử chưa theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ trong khu vực và trên thế giới 63
    3.3.4. Quy mô cầu nội địa đối với sản phẩm linh kiện, phụ tùng điện tử của Việt

    Nam còn hạn chế 64

    3.4. Giải pháp thu hút vốn FDI từ Đài Loan vào lĩnh vực sản phẩm linh kiện, phụ tùng điện tử tại Việt Nam . 65
    3.4.1. Nhóm giải pháp xây dựng khung chính sách FDI của Việt Nam 65

    3.4.2. Nhóm giải pháp cải thiện môi trường kinh tế . 67

    3.4.3. Nhóm giải pháp tăng cường các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh . 70

    TÀI LIỆU THAM KHẢO vi

    PHỤ LỤC viii




    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tiến hành công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đối với nước nhận đầu tư, FDI có các tác động tích cực đến nền kinh tế như bổ sung nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bổ sung cho ngân sách nhà nước, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quan trọng hơn cả là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
    Cùng với Singapore, Hàn Quốc và Hồng Kông, Đài Loan được mệnh danh là một trong bốn con rồng châu Á. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, dự trữ ngoại tệ lớn dẫn đến khả năng đầu tư vượt quá nhu cầu trên đảo và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kỹ thuật cao đã thôi thúc Đài Loan tìm kiếm những môi trường đầu tư mới. Trong khi đó, các quốc gia Đông Nam Á với nguồn nhân công giá rẻ, thị trường tiêu thụ khổng lồ, nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có cùng sự gần gũi về địa lý và tương đồng về văn hóa đã tạo được lực hút lớn đối với các nhà đầu tư Đài Loan. Hơn nữa, song song với việc tăng cường sản xuất và tích lũy trong nước, các quốc gia Đông Nam Á đang rất chú trọng việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và coi đó là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Mối quan hệ kinh tế đôi bên cùng có lợi giữa Đài Loan và các nước Đông Nam Á càng được chú trọng sau khi Đài Loan đưa ra “Chính sách Hướng Nam” vào năm 1994
    nhằm hướng các doanh nghiệp của mình đầu tư vào khu vực Đông Nam Á1.

    Việt Nam - trong vai trò là một quốc gia Đông Nam Á - cũng không nằm ngoài xu thế trên. Quan hệ kinh tế giữa Đài Loan và Việt Nam đã và đang có những bước phát triển đáng chú ý. Riêng về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính đến tháng 2 năm 2012, Đài Loan đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và

    tăng thêm là 30,9 triệu USD, chiếm 2,5% tổng vốn đầu tư 2. Mặc dù vậy, thực tế cho thấy chất lượng cũng như quy mô nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Đài Loan vào Việt Nam hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của quốc gia này. Vấn đề đặt ra cho nước ta là làm sao thu hút hiệu quả hơn nữa nguồn vốn FDI từ phía đối tác Đài Loan, đồng thời đón đầu được nguồn vốn này trong tương lai. Nghiên cứu xu hướng và đặc điểm dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Đài Loan sẽ là căn cứ cụ thể giúp Việt Nam đưa ra những giải pháp thiệt thực để giải quyết vấn đề này. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu xin lựa chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Đài Loan và đề xuất giải pháp thu hút dòng vốn này vào Việt Nam”.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Trên thế giới và trong nước đã có một số nghiên cứu đáng chú ý về tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) của Đài Loan như đề tài “The Impact of Inward and Outward FDI on Productivity: Evidence from Taiwan’s Manufacturing Industry” của nhóm tác giả Shu -Hui Shih, “Locational and industrial choices of Taiwanese Outward FDI “ của Ming-Wen Hu và Chin-Jung Lin; tại Việt Nam cũng có một số nghiên cứu như “Vai trò của Đài Loan đối với việc phát triển kinh tế của các thành viên ASEAN mới: Trường hợp của Việt Nam” của TS. Tạ Minh Tuấn; “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Đài Loan: thực trạng và triển vọng” của Nguyễn Duy Dũng – Viện nghiên cứu Đông Bắc Á .
    Các nghiên cứu kể trên mặc dù đã chỉ ra được Đài Loan là một trong những nhà đầu tư lớn và Việt Nam có thể sẽ nhanh chóng trở thành nước đứng đầu danh sách đầu tư của Đài Loan trong khu vực ASEAN, tuy nhiên vẫn chưa làm rõ được chiến lược, xu hướng, đặc điểm dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng như thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Đài Loan. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu các vấn đề này để từ đó đề xuất những giải pháp thiết 2 Bài viết “Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 2 tháng năm 2012” – website Bộ kế hoạch và đầu tư – Cục đầu tư nước ngoài http://fia.mpi.gov.vn thực giúp Việt Nam thu hút hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ phía

    đối tác Đài Loan.

    3. Mục tiêu nghiên cứu
    - Phân tích được chiến lược, xu hướng, đặc điểm dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Đài Loan, trong đó chú trọng vào dòng vốn hướng tới Đông Nam Á;

    - Đánh giá, phân tích thực trạng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Đài Loan vào Việt Nam, làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa dòng vốn FDI của Đài Loan vào các nước khác với vào Việt Nam;
    - Đề xuất những giải pháp giúp Việt Nam chuẩn bị các điều kiện cần thiết và phù hợp để thu hút nguồn vốn FDI hiệu quả từ Đài Loan.
    4. Đối tượng nghiên cứu

    - Nội dung chiến lược, xu hướng vận động của dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Đài Loan;
    - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đài Loan vào Việt Nam.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    - Về mặt địa lý: tập trung vào Việt Nam với tư cách là địa bàn thu hút FDI trong tương quan với các quốc gia Đông Nam Á khác;

    - Chú trọng thời kì đa dạng hóa – quốc tế hóa tại Đài Loan là giai đoạn từ 1991 đến nay.


    6. Phương pháp nghiên cứu

    Nhóm nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu tại bàn, phân tích các thông tin thứ cấp và một số thông tin sơ cấp.
    7. Kết quả nghiên cứu dự kiến

    - Xác định được đặc điểm, xu hướng vận động và triển vọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Đài Loan trong giai đoạn tới;
    - Chỉ ra những yếu tố tác động đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đài Loan vào Việt Nam;
    - Đưa ra được 1 số giải pháp nhằm thu hút hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đài Loan vào Việt Nam.
    8. Kết cấu của đề tài

    Chương 1. Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Chương 2. Đặc điểm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Đài Loan Chương 3. Đề xuất giải pháp thu hút nguồn vốn FDI từ Đài Loan của
    Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

    • 3.doc
      Kích thước:
      4 MB
      Xem:
      0
    • 3.pdf
      Kích thước:
      2.9 MB
      Xem:
      0
Đang tải...