Thạc Sĩ Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự Phát triển kinh tế tỉnh bà rịa - vũng tàu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Ngày nay, toàn cầu hóa đang ngày càng phổ biến và trở thành một xu hướng
    Phát triển tất yếu trong Lịch sử nhân loại.
    Khi xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế Quốc tế diễn ra ngày càng mạnh
    cả về quy mô lẫn tốc độ dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới, vai trò
    của Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng đối với sự Phát triển
    kinh tế của các quốc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dấu hiệu phê chuẩn của thị
    trường toàn cầu về chính sách và triển vọng Phát triển kinh tế của một nước, là động
    lực để có thể tạo ra những thay đổi sâu rộng trong Phát triển Quan hệ Quốc tế ở nhiều
    lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, ngoại giao. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    đồng thời trở thành công cụ sắc bén cho Phát triển và hội nhập toàn cầu, mở rộng thị
    trường, cắt giảm chi phí tăng thêm sức mạnh cạnh tranh của các quốc gia.
    Thật vậy, sức mạnh của vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động lên nền kinh
    tế Việt Nam đang thể hiện rõ tầm quan trọng của nó. Nguồn vốn Đầu tư trực tiếp nước
    ngoài giúp các tỉnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa, mở ra nhiều ngành nghề và sản phẩm mới, góp phần nâng cao năng lực quản lý
    và tăng năng suất lao động, Phát triển công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo
    việc làm, nâng cao mức sống của người lao động.
    Và quả ngọt Đầu tư trực tiếp nước ngoài mà Việt Nam thu hoạch được trong thời gian
    qua phần lớn dựa vào quá trình 20 năm cải cách và một phần dựa vào ngoại cảnh.
    Thành tựu đáng kể đó không thể không kể đến nỗ lực của các tỉnh trong việc thu hút
    nguồn vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    Một trong những tỉnh có đóng góp to lớn vào việc thu hút nguồn vốn Đầu tư
    trực tiếp nước ngoài phải kể đến ở miền Đông Nam Bộ là Bà Rịa - Vũng Tàu. Bà Rịa
    – Vũng Tàu là địa bàn quan trọng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Bà
    Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương – Thành Phố Hồ Chí Minh; nên việc thu
    hút và sử dụng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài không những góp phần quan trọng
    trong Phát triển kinh tế của tỉnh nhà mà còn thể hiện sự đóng góp của mình trong việc
    thúc đẩy Phát triển kinh tế toàn miền Đông Nam Bộ và cả nước.
    Tính đến cuối năm 2007, nguồn vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo địa
    phương thì Bà Rịa – Vũng Tàu đứng ở vị trí thứ năm sau Thành Phố Hồ Chí Minh,
    Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương về thu hút vốn Đầu tư với 206 dự án và tổng vốn đầu
    tư là 9,1 tỷ USD.
    Đặc biệt, trong tương lai không xa, Vũng Tàu có thể sẽ trở thành thành phố
    trực thuộc trung ương, vai trò của nó sẽ ngang hàng với Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố
    Hồ Chí Minh; khi đó yêu cầu Phát triển kinh tế - Xã hội sẽ cao hơn và nguồn vốn đầu
    tư trực tiếp nước ngoài càng thể hiện rõ nét sức mạnh của nó.
    Vì vậy thiết nghĩ, việc nghiên cứu, đánh giá tình hình Đầu tư trực tiếp nước
    ngoài và xác định rõ vai trò cũng như tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối
    với Phát triển kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là hết sức cần thiết. Đồng thời đưa
    ra một số giải pháp giúp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút và nâng cao hiệu quả sử
    dụng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong Phát triển
    kinh tế.
    Do yêu cầu cấp thiết, tính khoa học và tính thực tế của vấn đề Đầu tư trực tiếp
    nước ngoài nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát
    triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” làm luận văn tốt nghiệp.
    Đây là một đề tài thuộc lĩnh vực kinh tế rất khó, nguồn tài liệu và số liệu thống
    kê rất hiếm nên việc hoàn thành công việc nghiên cứu của tôi gặp rất nhiều khó khăn;
    và do vậy luận văn của tôi không thể tránh được một số thiếu sót. Tôi thực sự mong
    muốn Quý Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thiện
    hơn đề tài của mình trong lần nghiên cứu tiếp theo nếu tôi có đủ điều kiện.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    2. Mục đích nghiên cứu

    - Đánh giá được: Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực và tiêu cực
    như thế nào đối với sự Phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
    - Tìm ra các giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn Đầu tư
    trực tiếp nước ngoài trong Phát triển kinh tế của Bà Rịa – Vũng Tàu.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bà Rịa –
    Vũng Tàu.
    - Đánh giá tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài đến kinh tế Bà Rịa – Vũng
    Tàu.
    - Tìm ra các giải pháp thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm giảm thiểu
    các tác động tiêu cực của Đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự Phát triển kinh tế của
    tỉnh.

    4. Phạm vi nghiên cứu

    - Về nội dung: Phân tích, đánh giá các yếu tố:
    + Số dự án được cấp phép.
    + Số dự án phân theo ngành kinh tế và lĩnh vực đầu tư.
    + Quy mô dự án, số vốn bình quân một dự án.
    + Đối tác Đầu tư chủ yếu.
    + Môi trường đầu tư.
    - Về thời gian: Từ 1995 – 2007; đặc biệt từ 2000 – 2007 .
    - Về không gian: Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    Do thiếu các dữ liệu cần thiết và số liệu không đủ, không thể sử dụng phương
    pháp phân tích định lượng nên nghiên cứu này tôi chỉ sử dụng phương pháp phân tích
    định tính sử dụng số liệu thống kê, tổng kết tình hình FDI vào Bà Rịa – Vũng Tàu
    dựa vào số liệu thống kê. Các kết luận về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế
    chủ yếu dựa vào tỷ trọng của FDI so với tổng Đầu tư Xã hội và đóng góp của khu vực
    FDI vào tổng thu nhập quốc dân GDP trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hoặc vào
    tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành.
    - Thu thập và phân tích tài liệu, số liệu liên quan đến Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    trong phạm vi cả nước và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thông qua các cơ quan Trung
    Ương, cấp tỉnh, Sở công nghiệp và các nguồn liên quan. Các tài liệu thống kê luôn
    được bổ sung, cập nhật và được tôi chọn lọc, tổng hợp và phân tích trong mối tương
    quan, ảnh hưởng lẫn nhau, làm cơ sở cho mục đích nghiên cứu.
    - Phân tích số liệu thống kê kết hợp so sánh.
    - Phương pháp khai thác phần mềm của hệ thống thông tin: các chương trình
    phần mềm hỗ trợ xử lý thông tin như Word, Excel, MapInfo được sử dụng để xử
    lý, phân tích kết quả nghiên cứu được thể hiện qua các bảng thống kê, bản đồ, biểu đồ.

    6. Lịch sử nghiên cứu đề tài

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một đề tài khó, trong nước đã có nhiều nhà
    khoa học tiến hành nghiên cứu.
    Một số trong đó là: Đề tài “Đánh giá vai trò của Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    trong Phát triển kinh tế - Xã hội trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh” (do Thạc sỹ
    Nguyễn Văn Quang chủ nhiệm, Viện kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004).
    - Đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thành Phố Hồ Chí Minh – tình trạng và
    giải pháp” (do TSKH Trần Trọng Khuê, TS. Trương Thị Minh Sâm, PGS.TS Đặng
    Văn Phan và các cộng sự thực hiện).
    - Đề tài: “Tìm hiểu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành Phố Hồ Chí Minh giai
    đoạn 1991 – 2003” (do Cao Văn Biên Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
    thực hiện).
    Nhìn chung các nghiên cứu về Đầu tư trực tiếp nước ngoài đều tập trung vào
    địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có một số bài báo phóng sự nhưng chỉ
    dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin, gợi mở các vấn đề mang tính khái quát.
    Riêng việc nghiên cứu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bà Rịa – Vũng
    Tàu, tác giả chưa thấy công trình nghiên cứu nào. Mặt khác, Bà Rịa – Vũng Tàu
    là một tỉnh có nhiều đặc trưng trong Phát triển kinh tế, đóng góp vào ngân sách nhà
    nước một nguồn thu đáng kể hằng năm. Bên cạnh đó, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh mà
    tác giả đã công tác tại đây từ 2002 – nay, tác giả nhận thấy được sự thay da đổi thịt
    của vùng đất này. Để lý giải cho sự thay đổi đó, tác giả nhận thấy sự Phát triển kinh tế
    của tỉnh cần và có sự đóng góp của nguồn vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy
    nghiên cứu về “đầu tư trực tiếp nước ngoài và Phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng
    Tàu” một mặt để thõa mãn nhu cầu nghiên cứu của bản thân và có thể đưa ra một số
    giải pháp giúp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới, đặc biệt là thời kỳ hậu WTO.

    7. Cấu trúc luận văn

    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn phải giải quyết trình tự các chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận chung về Đầu tư trực tiếp nước ngoài và Phát triển kinh tế.
    Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
    Chương 3: Các giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Phát triển kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
     
Đang tải...