Luận Văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một dạng đầu tư quan trọng trong nền kinh tế
    của mỗi quốc gia, nhất là các các quốc gia đang phát triển.
    Đối với nước ta hơn 13 năm qua kể từ khi luật đầu tư nước ngoài ra đời, FDI đã
    góp phần đáng kể trong tăng trưởng kinh tế đất nước. Trong 10 năm (1991-2000) đầu tư
    trực tiếp nước ngoài đã thực hiện được khoảng
    15 tỷ USD chiếm 1/4 tổng đầu tư toàn xã hội, thu hút trên 30 vạn lao động, riêng 5 năm
    (1995-2000) tạo ra 22% kim ngạch xuất khẩu, 10% GDP. Như vậy, FDI đã đóng góp
    không nhỏ vào việc tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, tăng xuất
    khẩu, giải quyết việc làm. Tuy nhiên, cho đến nay do hậu quả của khủng hoảng tài chính -
    tiền tệ châu á, FDI có chiều hướng giảm sút, điều đó đòi hỏi phải tăng cường tính hấp dẫn
    của các giải pháp thu hút. Là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Hải Dương có vị
    trí và một số thế mạnh nhất định trong thu hút FDI, như đội ngũ lao động trẻ đông đảo,
    điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi, nằm giữa hai thành phố lớn (và hai trung tâm kinh tế
    của cả nước) đó là Hà Nội và Hải Phòng. Hải Dương cũng là một tỉnh có sự chuyển dịch
    cơ cấu sớm, quá trình CNH, HĐH đang được thúc đẩy, nhất là CNH, HĐH nông nghiệp,
    nông thôn.
    Tuy nhiên trong những năm vừa qua, việc thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hải
    Dương còn hết sức hạn chế cả về số lượng, cũng như quy mô cơ cấu dự án. Đặc biệt
    trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản, thực phẩm là lĩnh vực rất cần
    thiết phải thu hút đầu tư, song về cơ cấu mới chiếm 7,3% tổng vốn đầu tư.
    Nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh từ nay đến năm 2010 đang đặt ra những vấn đề
    cấp bách. Theo tính toán của tỉnh, để phát triển, từ nay đến năm 2010 cần một lượng vốn
    rất lớn, song khả năng chỉ có thể đáp ứng được 43% nhu cầu, số còn lại 57% phải huy
    động từ nguồn bên ngoài trong đó có nguồn quan trọng là FDI.
    Vì vậy việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI
    đối với tỉnh trở thành vấn đề cấp bách. Đó là lý do lựa chọn đề tài ''Đầu tư trực tiếp
    nước ngoài của tỉnh Hải Dương'' làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, chuyên
    ngành kinh tế chính trị.
    2. Tình hình nghiên cứu luận văn
    Về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình nghiên
    cứu và được công bố, chẳng hạn như:
    - Nguyễn Huy Thám: Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các nước
    ASEAN và vận dụng vào Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội, 1999.
    - Phan Hy: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh, luận án thạc sĩ
    kinh tế, Hà Nội, 1996.
    - Lê Xuân Trinh: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển khu công nghiệp, Tạp
    chí Cộng sản, số 1/1998.
    - Thúy Hương: Tổng quan đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 11 năm qua
    và năm 1998, Tạp chí Thương mại, số 3 + 4 tháng 2/1999.
    Trong các công trình đó, các tác giả đã có nhiều đóng góp quan trọng, làm rõ tính
    hai mặt của FDI, đề xuất các chính sách, giải pháp cốt lõi của nhà nước đối với việc thu
    hút FDI vào nước ta.
    Vấn đề thu hút FDI của Hải Dương cho đến nay chưa được nghiên cứu một cách
    đầy đủ, thường mới được đề cập ở mức độ các báo cáo của các cơ quan chức năng.
    Chẳng hạn như:
    - Báo cáo công tác đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Sở Kế hoạch
    và Đầu tư, 28/02/1997.
    - Báo cáo đầu tư nước ngoài tại Hải Dương, Ban kinh tế Tỉnh ủy, 10/04/1997.
    - Báo cáo đầu tư nước ngoài tại Hải Dương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, 14/01/1998.
    - Tóm tắt kết quả triển khai đầu tư trực tiếp trên địa bàn tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu
    tư, 20/03/1998.
    - Báo cáo đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Sở Kế hoạch
    và Đầu tư, 18/05/1999.
    - Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài, tại cuộc gặp mặt các nhà đầu tư
    nước ngoài tại Hải Dương, ngày 10/06/1999.
    Tuy nhiên, chưa có một công trình nào phân tích một cách toàn diện, đầy đủ, sâu
    sắc vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hải Dương.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
    Trên cơ sở phân tích vai trò, thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh, vạch
    ra những mặt được, mặt chưa được, luận văn đề xuất những định hướng và giải pháp
    nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Hải Dương.
    Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra của luận văn là:
    - Đánh giá vai trò của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hải
    Dương.
    - Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh trong
    thời gian qua và những vấn đề cấp bách đang đặt ra.
    - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước
    ngoài trong thời gian tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương từ năm
    1990 đến nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
    vật lịch sử.
    - Kết hợp lý luận, quan điểm đường lối của Đảng với thực tiễn địa phương để lý
    giải những vấn đề mà chủ đề đặt ra.
    - Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh thu hút FDI giữa các
    địa bàn trong tỉnh cũng như Hải Dương với một số tỉnh khác . để làm rõ tính đặc thù của
    tỉnh.
    6. ý nghĩa của luận văn
    Qua nghiên cứu, luận văn đề xuất những định hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu
    nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần thúc đẩy quá trình phát
    triển kinh tế - xã hội nói chung của Hải Dương và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa nói riêng.
    Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo đối với việc giảng dạy nghiên cứu về
    FDI cũng như đối với cơ quan hoạch định chính sách đối ngoại của tỉnh.
    7. Kết cấu luận văn
    Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3
    chương 6 tiết
    Mục lục
    Trang
    Mở đầu 1
    Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
    hải Dương và những nhân tố tác động đối với
    việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
    5
    1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của đầu tư trực tiếp
    nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
    nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng
    5
    1.1.1. Một số vấn đề chung về FDI và vai trò của FDI đối với nền
    kinh tế Việt Nam
    5
    1.1.2. Hải Dương và vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế -
    xã hội của tỉnh
    12
    1.2. Các nhân tố cơ bản tác động đến quá trình thu hút đầu tư trực
    tiếp nước ngoài của Hải Dương
    20
    1.2.1. Các nhân tố bên ngoài 20
    1.2.2. Các nhân tố bên trong 24
    Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
    của hải Dương và những vấn đề cấp bách đặt
    ra
    31
    2.1. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hải
    Dương thời gian qua
    31
    2.1.1. Phân tích thực trạng FDI trên các mặt 31
    2.1.2. Đánh giá kết quả thu hút FDI 36
    2.2. Những vấn đề cấp bách đặt ra 45
    2.2.1. Những vấn đề thuộc về môi trường đầu tư của tỉnh 45
    2.2.2. Những vấn đề thuộc môi trường đầu tư của nước ta ảnh
    hưởng đến thu hút FDI của tỉnh
    51
    Chương 3: Phương hướng cơ bản và những giải pháp chủ
    yếu nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp
    nước ngoài của tỉnh hải Dương
    56
    3.1. Mục tiêu và phương hướng cơ bản thu hút đầu tư nước ngoài
    của tỉnh Hải Dương
    56
    3.1.1. Mục tiêu và nhu cầu về vốn đầu tư của Hải Dương giai đoạn
    2001 - 2010
    56
    3.1.2. Phương hướng cơ bản thu hút FDI của Hải Dương 65
    3.2. Các giải pháp chủ yếu 71
    3.2.1. Thực hiện việc xây dựng qui hoạch tổng thể 72
    3.2.2. Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật 74
    3.2.3. Tăng cường công tác quản lý - điều hành 76
    3.2.4. Chăm lo đào tạo đội ngũ các nhà doanh nghiệp, cán bộ khoa học
    kỹ thuật, cán bộ quản lý và đội ngũ người lao động
    78
    3.2.5. Xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức
    đoàn thể trong các doanh nghiệp nước ngoài
    81
    Kết luận và kiến nghị 84
    Danh mục tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...