Báo Cáo Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
    LỜI MỞ ĐẦU


    Xu thế hiện nay của thế giới là tự do hoá thương mại và đầu tư, trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hoạt động có vị trí ngày càng quan trọng đối với cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Khai thác sử dụng đầu tư nước ngoài một cách có hiệu quả đang là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu của nhiều nước trên thế giới, nhất là đối với các nước đang phát triển.
    Kể từ khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam ban hành năm 1987, không ai có thể phủ nhận những đóng góp to lớn mà nguồn vốn này đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Nói cách khác, Việt Nam không thể thiếu nguồn vốn này cho sự phát triển kinh tế nếu muốn hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và không muốn tụt hậu.
    Sau hàng loạt sự kiện xảy ra trong thập kỷ 90, đặc biệt là sự sụp đổ của các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô cũ và cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 1997, nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng hụt hẫng do mất đi các thị trường truyền thống và sự suy giảm của các hoạt động kinh tế đối ngoại. Do đó, xuất hiện một yêu cầu mới là cần phải thường xuyên mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ hợp tác, đầu tư với nhiều nước trên thế giới, nhất là với những nước phát triển cao, có công nghệ kỹ thuật tiên tiến như các nước EU. Tuy nhiên, cho đến nay dù các nhà đầu tư EU đã trở thành một trong ba nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam nhưng về tài chính cũng như kỹ thuật, lượng vốn đầu tư trực tiếp mà họ đưa vào Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.
    Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam, phân tích những thành công cũng như trở ngại của hoạt động này không những sẽ giúp chúng ta hình dung đầy đủ hơn bức tranh đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, mà còn góp phần cung cấp những hiểu biết để đưa ra những chính sách, kiến nghị góp phần tích cực vào việc thúc đẩy hơn nữa hoạt động này. Đây sẽ là những căn cứ quan trọng để hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam với các nước EU.
    Với những lý do đó, tôi chọn đề tài "Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" để nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp. Để viết bài, tôi đã sử dụng các phương pháp luận sau: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp và diễn giải, phương pháp liệt kê, .
    Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương:

    Chương I : Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài
    Chương II : Thực trạng thu hút FDI của EU vào Việt Nam
    Chương III : Các giải pháp đẩy mạnh FDI của EU vào Việt Nam



    MỤC LỤC

    lời nói đầu 1
    Chương I: tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
    I. Khái niệm, đặc điểm và sự tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) 3
    1.Khái niệm đầu tư quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
    2. Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
    3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
    II. Vai trò của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
    1. Vai trò đối với nước chủ nhà 6
    2. Vai trò đối với nước sở tại 8
    2.1. Nước sở tại là nước phát triển 8
    2.2. Nước sở tại là nước chậm và đang phát triển 9
    III. Các hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài 15
    1. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng 16
    2. Doanh nghiệp liên doanh 16
    3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 18
    4.Hình thức đầu tư theo phương thức BOT 19
    IV. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 20
    1. Những yếu tố chủ quan 20
    2. Yếu tố khách quan 23
    V. Các xu hướng vận động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
    trên thế giới 24
    1. Xu hướng tự do hoá trong đầu tư trực tiếp nước ngoài 24
    2. Vai trò ngày càng quan trọng của các tập đoàn xuyên quốc gia trong việc đầu tư trực tiếp nước ngoài 24
    3. Có sự thay đổi đáng kể về địa bàn đầu tư . 25
    4. Có sự thay đổi lớn trong tương quan lực lượng giữa các chủ ĐTTTNN . 26
    5. Có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư 26
    6. Xu hướng ngày càng đề cao vấn đề hiệu quả xã hội trong ĐTTTNN 27
    Chương II: Thực trạng đầu tư trưc tiếp nước ngoài của EU ở Việt Nam giai đoạn 1988- 2002 29
    I. Giới thiệu chung về eu và Tình hình quan hệ Việt Nam - EU, giai đoạn 1990 - 2002 29
    1. Khái quát về liên minh Châu Âu (EU) 29
    1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của EU 29
    1.2. Tình hình phát triển quan hệ thương mại và đầu tư của EU 31
    2. Tình hình quan hệ kinh tế Việt Nam - EU, giai đoạn 1990 - 2002 34
    2.1. Quan hệ thương mại 34
    2. Mối quan hệ đầu tư Việt Nam - EU. 36
    II. Khái quát về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, giai đoạn 1996-2002 38
    1. Một số nhận xét khái quát về môi trường đầu tư của Việt Nam 38
    1.1. Môi trường bên trong 39
    1.2. Môi trường bên ngoài 43
    2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, giai đoạn 1988-2002 45
    2.1. Tình hình cấp Giấy phép đầu tư 45
    2.2. Tình hình thực hiện dự án 46
    2.3. Đầu tư nước ngoài trong một số ngành, lĩnh vực chủ yếu 48
    2.4. Đầu tư nước ngoài theo hình thức đầu tư 50
    2.5. Đầu tư nước ngoài theo đối tác đầu tư 52
    III. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam 53
    1. Tình hình thực hiện dự án và quy mô vốn đầu tư 53
    2. Cơ cấu đầu tư của EU theo ngành 56
    3. Cơ cấu vốn đầu tư theo địa phương 58
    4. Theo hình thức đầu tư 58
    5. Cơ cấu đầu tư theo đối tác 60
    5.1. Đầu tư nước ngoài của Pháp 60
    5.2. Đầu tư nước ngoài của Hà Lan 66
    5.3. Đầu tư nước ngoài của Vương quốc Anh 69
    5.4. Đầu tư nước ngoài của Thụy Điển 72
    5.5. Đầu tư nước ngoài của CHLB Đức 74
    5.6. Đầu tư của các nước khác trong khối EU 77
    IV. Đánh giá về vốn ĐTTTNN của EU vào Việt Nam: 81
    1. Những thành quả đạt được 81
    2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 83
    Chương III: Định hướng thu hút và một số giải pháp đẩy mạnh ĐTTTNN của EU vào Việt Nam 86
    I. Định hướng thu hút ĐTTTNN trong giai đoạn 2001-2005 86
    1.Mục tiêu và định hướng thu hút, sử dụng vốn ĐTTTNN trong thời gian tới 86
    1.1. Mục tiêu 86
    1.2. Định hướng 87
    2. Mục tiêu và định hướng thu hút ĐTTTNN của EU vào Việt Nam 89
    2.1. Mục tiêu 89
    2.2. Định hướng 90
    II. Thuận lợi và khó khăn của Việt nam trong việc
    thu hút ĐTTTNN từ EU 91
    1.Thuận lợi 91
    1.1. Xu thế hoà bình, ổn định hợp tác trong khu vực 91
    1.2. Tình hình ổn định về chính trị, kinh tế cũng như xã hội ở trong nước 92
    1.3. Quan hệ hợp tác giữa các nớc EU và Việt nam 93
    2. Khó khăn: 94
    2.1. Về phía chủ quan 94
    2.2. Về phía khách quan 96
    III. Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút fdi của eu vào việt nam 97
    1. Nhóm giải pháp cải thiện môi trường chính trị 97
    1.1 Tiếp tục giữ vững và ổn định chính trị 97
    1.2. Tăng cường mối quan hệ với các nước EU 98
    2. Nhóm giải pháp cải thiện môi trường kinh tế 98
    3. Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về ĐTTTNN 100
    3.1. Cải thiện hệ thống luật pháp 100
    3.2. Đổi mới và triển khai hiệu quả các chính sách về ĐTTTNN 102
    4. Nhóm biện pháp quản lý và đào tạo 105
    4.1. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước 105
    4.2. Cải tiến các thủ tục hành chính 106
    4.3. Công tác cán bộ và đào tạo công nhân kỹ thuật 107
    5. Tiếp tục nâng cấp và xây dựng CSHT vật chất - kỹ thuật 109
    6. Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư 110
    7. Thống nhất nhận thức, xây dựng chiến lược và nâng cao chất lượng quy hoạch thu hút ĐTTTNN. 112
    8. Một số giải pháp đối với một vài ngành quan trọng của EU . 113
    9 .Giải pháp đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN của EU 115
    Kết luận 117
    Danh mục tài liệu tham khảo
    Danh mục từ viết
    Phụ lục
     
Đang tải...