Luận Văn Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào ASEAN từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Tính cấp thiết của đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nhân tố quan trọng đối với kinh tế thế giới. Nó là động lực chủ yếu để củng cố, tăng cường và thúc đẩy sự hội nhập kinh tế quốc tế. Các quốc gia đang phát triển luôn cố gắng tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi vì, dòng chảy FDI là một nguồn bổ sung quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, của các quốc gia bất luận đó là nước giàu hay nghèo.
    Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN (Association of South East Asian Nations) vốn là những nước nghèo nàn và lạc hậu. Song vài thập kỉ gần đây, các nước này đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế đầy ấn tượng. Các nước ASEAN được coi như là những điểm sáng trong phát triển kinh tế, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của giới kinh tế trong và ngoài nước và của các tổ chức quốc tế. Một nguyên nhân hết sức quan trọng là các nước ASEAN rất coi trọng khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong đó đầu tư trực tiếp của Nhật Bản (JDI) đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá ở các nước ASEAN. Nhật Bản là cường quốc kinh tế số 2 thế giới và số 1 Châu Á, ở cùng khu vực với các nước ASEAN. Đầu tư vào ASEAN, Nhật Bản muốn khai thác những lợi thế từ chính các nước này để bổ sung cho nền kinh tế của Nhật Bản. FDI trở thành một hình thức hợp tác quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ Nhật Bản - ASEAN nói chung, quan hệ kinh tế hai bên nói riêng.
    Tuy nhiên, những năm 1990 đến nay, nhất là sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997 đến nay, dòng FDI vào ASEAN có nhiều thay đổi. Là nhà đầu tư hàng đầu ở khu vực này, FDI của Nhật Bản vào ASEAN cũng có nhiều biến động. Vậy những nhân tố nào tác động đến tình hình này? Thực trạng FDI của Nhật Bản ở khu vực này như thế nào? Đặc điểm và triển vọng FDI ra sao? Đó là những nội dung chủ yếu mà luận văn cố gắng giải đáp
    Mục đích nghiên cứu: Phân tích một cách khái quát một số nội dung lý luận chủ yếu về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đồng thời làm rõ thực trạng FDI của Nhật Bản vào các nước ASEAN giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á đến nay. Trên cơ sở đó đưa ra các nhận xét đánh giá và nêu lên triển vọng dòng FDI của Nhật Bản vào ASEAN trong thời gian tới.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Tên cùa đề tài là “Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào ASEAN từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997”, được phân tích dưới góc độ kinh tế là chủ yếu. Sự phân tích lý luận kết hợp với thực tiễn hướng vào đối tượng là dòng FDI của Nhật Bản vào các nước ASEAN như Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Philippin và Singapo. Các vấn đề nghiên cứu được đặt trong tổng thể các mối quan hệ kinh tế. Phần số liệu minh hoạ được trình bày chủ yếu từ 1997 đến nay.
    Phương pháp nghiên cứu: Khoá luận sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp và các phương pháp nghiên cứu hiện đại của kinh tế học.
    Kết cấu khoá luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
    Chương I: Một số nội dung lý luận chủ yếu về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    Chuơng II: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào ASEAN.
    Chương III: Những nhận xét, đánh giá về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào ASEAN và triển vọng.

    Măc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, song do những hạn chế nhất định về kiến thức cũng như khả năng tiếp cận, cập nhật số liệu nên khoá luận chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.





    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Chương I: MỘT SỐ NỘI DUNG LÝ LUẬN CHỦ YẾU VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 4

    1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 4
    1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. 5
    1.2.1. Hợp tác kinh doanh. 5
    1.2.2. Doanh nghiệp liên doanh. 5
    1.2.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. 6
    1.2.4. Hợp đồng B-O-T; B-T-O; B-T. 6
    1.3. Đặc điểm và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 7
    1.3.1 Đặc điểm. 7
    1.3.2 Vai trò. 8
    1.3.2.1. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 8
    1.3.2.2. Chuyển giao và phát triển công nghệ. 9
    1.3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực và tạo công ăn việc làm. 11
    1.3.2.4. Thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng thị trường bên ngoài. 12
    1.3.2.5. FDI góp phần giải quyết các vấn đề văn hoá xã hội, an ninh chính trị. 14
    1.4. Khái quát đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đông Nam Á trước khủng hoảng. 16
    Chương II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN VÀO ASEAN 21
    2.1. Các nhân tố tác động đến dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào ASEAN. 21
    2.1.1. Gia tăng hợp tác kinh tế khu vực nói chung, Nhật Bản – ASEAN nói riêng. 21
    2.1.2. Cạnh tranh mạnh mẽ giữa các cường quốc kinh tế . 24
    2.1.3. Lợi ích và nhu cầu của Nhật Bản và ASEAN. 29
    2.1.3.1. Về phía Nhật Bản. 29
    2.1.3.2. Về phía các nước ASEAN. 32
    2.2. Thực trạng đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN. 34

    2.2.1. Tổng vốn đầu tư và hình thức đầu tư. 34
    2.2.2. Lĩnh vực đầu tư. 37
    2.2.2.1. Lĩnh vực chế tạo. 38
    2.2.2.2. Lĩnh vực phi chế tạo. 40
    2.2.3. Phân bố đầu tư. 42
    Chương III: NHỮNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN VÀO ASEAN VÀ TRIỂN VỌNG 47
    3.1 Đặc điểm đầu tư. 47
    3.1.1 Đầu tư phụ thuộc vào phát triển quan hệ Nhật Bản - ASEAN. 47
    3.1.2 Chủ thể đầu tư là các công ty vừa và nhỏ. 49
    3.1.3. Hình thành mạng lưới liên kết sản xuất khu vực. 52
    3.2. Những tác động tích cực. 54
    3.2.1 Đóng góp vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu, liên kết kinh tế. 54
    3.2.2 Khắc phục tình trạng thiếu vốn của các nước ASEAN. 56
    3.2.3. Tăng cường chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý của Nhật Bản. 57
    3.2.4. Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. 58
    3.3. Những mặt hạn chế. 60
    3.3.1. Chuyển giao công nghệ còn hạn chế. 60
    3.3.2. Gia tăng sự phụ thuộc vào bên ngoài. 61
    3.3.3. Những mặt tiêu cực khác. 62
    3.4. Triển vọng phát triển thúc đẩy đầu tư trực tiếp Nhật Bản vào ASEAN. 63
    3.4.1 Định hướng thu hút đầu tư của ASEAN nói chung, từ đối tác Nhật Bản nói riêng. 63
    3.4.2. Triển vọng. 65
    KẾT LUẬN 70
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 72


    DANH MỤC BẢNG


    Bảng 1.1: Tỷ lệ FDI chảy vào từng quốc gia này so trong tổng đầu tư vốn 17
    Bảng 1.3: FDI của Nhật Bản vào các nước thành viên ASEAN trong nửa đầu thập kỷ 90. 20
    Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN giảm mạnh trong hai năm 1997 1998. 35
    Bảng 2.2: FDI của Nhật Bản vào ASEAN giai đoạn 2001 - 2006 36
    Bảng 2.3: Cơ cấu FDI của Nhật Bản trong những năm gần đây. 38
    Bảng 2.4: Đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN giai đoạn 1999 – 2007 39
    Bảng 2.5: Cơ cấu đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN theo ngành 41
    Bảng 2.6:Đầu tư của Nhật Bản vào ngành phi chế tạo ở các nước ASEAN giai đoạn 1997 – 2000: 41
    Bảng 2.7: FDI của Nhật Bản vào các nước thành viên ASEAN giảm mạnh năm 1998 so với năm 1997 43
    Bảng 2.8: FDI của Nhật Bản vào khu vực ASEAN giai đoạn 2000 – 2007 44


    DANH MỤC BIỂU

    Biểu đồ 1.2: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào ASEAN nửa đầu thập kỷ 90. 19
    Biểu đổ 2.9: FDI của Nhật Bản vào ASEAN cộng dồn 2000 – 2007 45
    Biểu đồ 3.1: Số lượng các công ty vừa và nhỏ ở Châu Á 51

    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
    TT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
    Tiếng Anh Tiếng Việt
    1 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    2 ASEAN Association of South East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
    3 JDI Japan Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản
    4 ODA Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức
    5 APEC Asia - Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương
    6 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực thương mại tự do ASEAN
    7 FTA Free Trade Agreemeent Hiệp định thương mại tự do
    8 AEC ASEAN Economic Comunity Cộng đồng kinh tế ASEAN
    9 ACFTA ASEAN - CHINA Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
    10 AJCEP ASEAN - JAPAN Comprehensive Economic Parnership Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản

    11 AMEICC AEM - METI Economic and Industrial Cooperate Committee Uỷ ban hợp tác kinh tế và công nghiệp
    12 TIFA Trade and Investment Framework Agreement Hiệp định khung về thương mại và đầu tư
    13 EANIEs East Asian Newly Industrialzed Economics Các nền công nghiệp mới Đông Á
    14 SMEs Small - Medium Enterprises Các công ty vừa và nhỏ
    15 TNCs Transnational Corporation Các tập đoàn xuyên quốc gia
    16 MNCs Multinational Corporation Các tập đoàn đa quốc gia
    17 R&D Rearch and Development Nghiên cứu và phát triển
    18 JETRO Japan External Trade Organization Tổ chức xúc tiến hải ngoại Nhật Bản
    19 IMF International Monetaty Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
    20 RPN Regional Production Network Mạng lưới sản xuất khu vực
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...